Thiếu nợ không trả phải làm sao

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Tôi và một người anh em cùng góp vốn buôn bán. Do anh ta không có tiền nên tôi đã cho vay 100 triệu có viết giấy ghi nợ sau một năm thì anh ta phải trả gốc. Tôi không lấy lãi. Sau một thời gian kinh doanh thì thua lỗ nên chúng tôi bỏ không buôn bán nữa. Khi nợ đến hạn trả thì anh ta hẹn hết lần này đến lần khác. Đến nay đã quá hạn được 1 năm, tôi sợ anh ta không trả. Tôi muốn hỏi luật sư làm thế nào để đòi nợ khi người nợ không trả?

Nội dung này được Công ty luật Thái An tư vấn như sau:

  • Vì bạn và người kia đã viết giấy ghi nợ, nên có thể được coi là hai người đã ký kết hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng này có thỏa thuận cụ thể về thời hạn trả nợ.
    Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về nghĩa vụ của bên vay thì: - Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. - Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. - Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác. - Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận. - Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ Như vậy có thể thấy bên vay đã vi phạm nghĩa vụ của mình. Trường hợp không tiếp tục thỏa thuận về việc giải quyết khoản nợ trên với người vay thì anh hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân quận/huyện nơi người đó đang sinh sống yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý anh cần phải cung cấp các cần tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, người nợ không trả nợ khi đến hạn, thông qua các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên.


Nguồn:

CÔNG TY LUẬT THÁI AN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Vay tiền không trả, xử lý thế nào?

Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, tại Điều 466 Bộ luật Dân sự quy định:

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả, có 02 trường hợp xảy ra như sau:

- Trường hợp 1: Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.

- Trường hợp 2: Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Vay tiền không trả có bị đi tù? (Ảnh minh họa)
 

Như đã phân tích trên, vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Người thực hiện một trong các hành vi trên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:

+ Giá trị tài sản từ 04 triệu đến dưới 50 triệu đồng;

+ Giá trị tài sản dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác là:

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm…

Phạt tù từ 05 - 12 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.

Phạt tù từ 12 - 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền đến 100 triệu. 
 

Đã bị phạt tù có phải trả nợ không?

Dù đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố tình không trả nợ, người phạm tội vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường dân sự. 

Cụ thể, tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, bên vay có nghĩa vụ:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, không chỉ phải trả số nợ đã vay theo thỏa thuận, nếu quá hạn trả nợ, bên đi vay còn có thể phải trả lãi trên nợ gốc.

Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

1. Không trả nợ do làm ăn thua lỗ có phải đi tù không?

Vay nợ là quan hệ dân sự phổ biến trong xã hội, được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, theo Điều 466 Bộ luật Dân sự:

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ bắt buộc của người đi vay. Tuy nhiên, nếu bên vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như phá sản, làm ăn thua lỗ… thì pháp luật cũng sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ diễn ra khi có hành vi phạm tội, tức hành vi cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, gây nguy hiểm cho xã hội và có lỗi.

Trường hợp người vay dùng thủ đoạn gian dối để vay tiền sau đó trốn nợ thì mới bị xử lý hình sự.

Làm ăn thua lỗ, không trả được nợ có phải đi tù không? (Ảnh minh họa)
 

Trường hợp đến hạn thanh toán nhưng con nợ chẳng may làm ăn thua lỗ, đồng thời hợp đồng cũng không thỏa thuận kèm theo tài sản thế chấp thì bên cho vay sẽ rất khó có cơ hội thỏa thuận để lấy lại tài sản.

Để đòi lại tài sản một cách hợp pháp, bên cho vay chỉ có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục kiện đòi tài sản.

Theo đó, Tòa án sẽ ra một bản án phán quyết về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án thì bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.

Tuy nhiên, hai bên cũng có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên nguyên tắc tự nguyện thi hành.

Kiện đòi tài sản là biện pháp đòi nợ an toàn và hợp pháp duy nhất. Cho dù có khó đòi thế nào, bên cho vay cũng không nên làm loạn, dùng bạo lực hay thuê xã hội đen để đòi nợ.

Việc thực hiện các hành vi trái pháp luật như đánh người, thuê xã hội đen uy hiếp hay thậm chí là tạt mắm tôm để đòi nợ rất có thể sẽ biến bên cho vay từ chủ nợ thành tội phạm.

>> Để hiểu rõ hơn về thủ tục kiện đòi tài sản, bạn có thể gọi ngay đến số 1900.6192 , các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn

3. Vay tiền nhưng trốn nợ không trả, bị xử lý thế nào?

Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Người thực hiện một trong các hành vi trên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:

+ Giá trị tài sản từ 04 triệu đến dưới 50 triệu đồng;

+ Giá trị tài sản dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác là:

Phạt tù từ 02 - 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm…

Phạt tù từ 05 - 12 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.

Phạt tù từ 12 - 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, nếu vay tiền nhưng trốn nợ không trả, bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tin nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt tù lên đến 20 năm.

Trên đây là những quy định chung liên quan đến câu hỏi: Làm ăn thua lỗ, không trả được nợ có phải đi tù không? Còn những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Không trả được nợ cho công ty tài chính do Covid-19, cần làm gì?

Video liên quan

Chủ đề