Thời hạn kiểm tra của Quản lý thị trường

Hoạt động kiểm tra của quản lý thị trường được quy định thế nào?

Tổng đài tư vấn pháp luật

Thời gian vừa qua, lợi dụng dịch COVID-19, rất nhiều cơ sở kinh doanh tăng giá bán khẩu trang và dung dịch sát khuẩn đã bị các cán bộ quản lý thị trường kiểm tra, lập biên bản và xử phạt. Vậy hoạt động kiểm tracủa quản lý thị trường được quy định thế nào?


Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là gì?

Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh quản lý thị trường (Pháp lệnh) quy định Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.


Phạm vi kiểm tra

Điều 17 Pháp lệnh quy định về nội dung này như sau:

1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.

Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.

3. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.


Hình thức kiểm tra

Theo Điều 18 Pháp lệnh, có 3 hình thức kiểm tra, gồm:

1. Kiểm tra định kỳ.

2. Kiểm tra chuyên đề.

3. Kiểm tra đột xuất.


Quyết định kiểm tra

Quyết định việc kiểm tra của quản lý thị trường được quy định tại Điều 19 Pháp lệnh, cụ thể:

1. Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

2. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:

Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;

Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;

Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;

Nội dung kiểm tra;

Thời hạn kiểm tra;

Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;

Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.

Quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.


Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra

Điều 20 Pháp lệnh quy định về nội dung này như sau:

Quyết định kiểm tra định kỳ, quyết định kiểm tra chuyên đề được ban hành căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề được gửi cho đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan ngay sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.

Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;

Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;

Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.


Thời hạn kiểm tra

1. Khi tiến hành kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra công bố và giao quyết định kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

2. Thời hạn kiểm tra được quy định như sau:

Thời hạn một cuộc kiểm tra tại nơi kiểm tra không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;

Trường hợp vụ việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn một cuộc kiểm tra có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn một cuộc kiểm tra do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.

3. Thời gian không được tính vào thời hạn kiểm tra bao gồm:

Thời gian thẩm tra, xác minh để kết luận việc kiểm tra;

Thời gian tổ chức, cá nhân được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra.


Đoàn kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Việc quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải bằng văn bản của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

2. Đoàn kiểm tra phải có từ hai công chức Quản lý thị trường trở lên; Trưởng Đoàn kiểm tra phải có thẻ kiểm tra thị trường. Thành viên của Đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

3. Công chức Quản lý thị trường không được tham gia Đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình hoặc của vợ, chồng là đối tượng kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức là đối tượng kiểm tra.


Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra.

2. Khi tiến hành kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền:

Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với Đoàn kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra không có người đại diện, cá nhân không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra vẫn tiến hành việc kiểm tra nhưng phải có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã và người chứng kiến;

Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;

Kiểm tra hàng hóa, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra nơi sản xuất, kinh doanh, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra;

Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra tại nơi kiểm tra;

Lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm để trưng cầu giám định, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;

Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là nội dungHoạt động kiểm tra của quản lý thị trường được quy định thế nào? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey.

Xem thêm:Công an phường có được kiểm tra tạm trú vào ban đêm không

Tổng đài tư vấn pháp luật

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC Kinh doanh - Thương mại

Thời hạn kiểm tra của Quản lý thị trường

Mức phạt hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

Những hành vi doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyển là những hành vi nào? Mức xử phạt hành vi lạm dụng vị trí độc [...]

  • Chương trình khuyến mại mang tính may rủi theo pháp luật hiện hành
  • Hoạt động Môi giới thương mại theo quy định pháp luật hiện hành
  • Hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp như thế nào
Thời hạn kiểm tra của Quản lý thị trường

Điều kiện phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành

Việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cũng có thể được thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu thành nhiều đợt. [...]

  • Công bố thông tin về công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
  • Chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
  • Quy định pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản