Thôn làng đồng giành cao thị ngọc lặc thanh hóa

Xã Cao Thịnh (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 50 km về hướng Tây. Nơi đây, đàn ông trong xã chăm chỉ ngược xuôi buôn bán lâm sản, trồng rừng, phụ nữ thì ở nhà chăm lo việc đồng áng và nuôi dạy con cái, cuộc sống cứ thế yên bình trôi đi.

Đêm 11/12/2008, một xác chết bê bết máu được phát hiện tại đầu cầu Giành trong tư thế gục trên xe máy. Biên bản giám định pháp y kết luận, nạn nhân chết do sốc mất máu, vết dao xuyên qua khí quản, đứt cuống họng, động mạnh chủ và xuyên vùng phổi.

Khu vực cầu Giành, nơi phát hiện xác chết bỗng trở thành tâm điểm bàn tán của người dân ở các xã lân cận, tin tức về việc một người gục chết trên xe được lan truyền khắp huyện miền núi Thanh Hóa. Người dân nhiều nơi ùn ùn kéo tới, xôn xao bàn tán về vụ án mạng. Nhiều câu chuyện bắt đầu được thêu dệt từ đây, gây dư luận xấu và ảnh hưởng không nhỏ tới công tác trị an trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.

Nhớ lại buổi tối định mệnh hôm đó, giọng anh N. X. N. (ở xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc) không khỏi bàng hoàng. Anh N kể: "Khoảng 22h ngày 11/12, tôi và anh C. đi chơi từ trên làng về, lúc đi qua dốc này thấy phát hiện có gì đó khác lạ. Linh tính mách bảo có điều chẳng lành nên tôi quay đầu xe lại thì phát hiện có một người đang gục chết trên trên xe máy, phía dưới đường cạnh anh ta máu chảy thành vệt dài".

Thôn làng đồng giành cao thị ngọc lặc thanh hóa

Hiện trường vụ án mạng.

Sau khi quan sát thấy người đàn ông bất động, cả hai dừng xe đi lại kiểm tra thấy nạn nhân vẫn ngồi trên xe trong tư thế 2 tay để vào ghi đông, đầu gục xuống, 1 chân đạp trên xe, 1 chân lê dưới đất. Sờ vào thấy người nạn nhân còn nóng nên anh N đã gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện. Khi bác sĩ kiểm tra qua thì phát hiện người này đã chết do gãy cổ và bị đâm một nhát chí mạng vào ngực phải.

Xác chết sau đó được xác định là anh Q. V. V. (ở làng Đồng Giành, xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc). Anh V. đã có vợ và 3 con, làm nghề buôn bán lâm sản nên kinh tế có phần khá giả. Tại hiện trường, gia đình phát hiện anh V. bị lấy đi tài sản gồm 1 điện thoại di động cùng ví có giấy tờ tùy thân và vài trăm nghìn đồng.

Nhận định ban đầu, Công an tỉnh Thanh Hóa xác định đây là vụ án giết người, cướp tài sản, mang tính chất rất tàn bạo, xảy ra trên địa bàn nông thôn miền núi. Qua phân tích hiện trường, công an nhận định, đối tượng sát hại nạn nhân sẽ đâm từ phía sau nên có thể thấy cả hai có quen biết.

Từ nhận định thủ phạm chắc chắn là người quen biết nạn nhân, lực lượng cảnh sát điều tra đã khẩn trương rà soát các đối tượng khả nghi trên địa bàn, tìm những đầu mối chứng cứ để đưa tội phạm ra ánh sáng một cách nhanh nhất.

Giả thiết anh V. bị giết do thù hằn ghen tức trong làm ăn cũng được loại bỏ. Các điều tra viên tập trung vào xác minh các mối quan hệ quen biết thì thấy nổi lên đối tượng Trần Thị Huệ, vốn là hàng xóm trước đây của gia đình anh V..

Xác minh nhân thân đối tượng Trần Thị Huệ, Công an tỉnh Thanh Hóa được biết vào năm 2004, anh V. và Huệ từng có mối quan hệ bất chính với nhau nên đã bị công an xã Cao Thịnh xử phạt. Thời gian gần đây người dân vẫn bắt gặp anh V. và Huệ lén lút gặp nhau.

Nhận định Trần Thị Huệ là đối tượng tình nghi số 1 của vụ án mạng, ban chuyên án đã cử một tổ công tác đặc biệt tìm gặp và đấu tranh tư tưởng với Huệ. Phương án bố trí người đón lõng các trục đường của xã Cao Thịnh đề phòng đối tượng trốn chạy khỏi địa phương cũng được triển khai ngay lập tức.

Ngọc Lặc là một huyện cửa ngõ, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực phía tây tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Ngọc Lặc có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Cẩm Thủy và huyện Bá Thước
  • Phía nam giáp huyện Thường Xuân và huyện Thọ Xuân
  • Phía tây giáp huyện Lang Chánh
  • Phía đông giáp huyện Yên Định.

Huyện Ngọc Lặc có diện tích 490,99 km², dân số năm 2019 là 136.611 người, mật độ dân số đạt 278 người/km².

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình phức tạp, đồi núi ở phía tây (chiếm 40,1% diện tích), đỉnh Lam Sơn (472 m), đồng bằng phía đông xen nhiều đồi gò. Sông Cầu Chày, Sông Âm, Sông Hép chảy qua.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Miền đất Ngọc Lặc trải qua nhiều thời kỳ chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi khác nhau nhưng vùng đất Ngọc Lặc đã có cư dân sinh sống khá sớm, có địa thế chiến lược quân sự trọng yếu, là nơi căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn. Cũng từ vùng đất Ngọc Lặc nghĩa quân Lam Sơn dấy binh khởi nghĩa đánh thắng quân Minh xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc lập nên Triều đại hậu Lê, một Triều đại phong kiến thịnh trị nhất so với các Triều đại phong kiến Việt Nam. Nên vùng đất Ngọc Lặc được các Triều đại phong kiến Việt Nam ví như một viên ngọc quý phải lấy lụa và gấm vóc bọc chặt để cất kỹ hay viên ngọc quý phải được cất giữ như nhà vua cất giữ "triện" trong một cái ẩm. Tên gọi huyện Ngọc Lặc được xuất xứ từ đấy.

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách địa chí và địa danh viết ở thời Lê và thời Nguyễn cũng như những di chi khảo cổ của các nhà khảo cổ học người Pháp từ những năm hai mươi của thế kỷ XX đã phát hiện ở Ngọc Lặc những di chỉ của cư dân cư trú thời đại đá mới (thuộc văn hoá Hòa Bình) trong các hang động như: Hang Mộc Trạch, Lộc Thịnh I và Lộc Thịnh II.

Vào thời văn hoá Đông Sơn, trên đất Ngọc Lặc đã phát hiện được các nhóm đồ đồng Đông Sơn gồm: công cụ, vũ khí, trống đồng ở các xã Ngọc Khê qua di chỉ khảo cổ Mả Mè và núi Nú (xã Nguyệt Ấn).

Thời thuộc Hán, Ngọc Lặc thuộc vào huyện Đô Lung.

Thời thuộc Tùy - Đường (581 - 905) miền đất Ngọc Lặc thuộc huyện Di Phong rồi huyện Đường Lâm đến tận thời Đinh - Tiền Lê - Lý.

Thời Trần - Hồ thuộc huyện Nga Lặc (tương đương với huyện Ngọc Lặc ngày nay và một phần đất huyện Thọ Xuân phía tả ngạn sông Chu)

Thời thuộc Minh nhập Nga Lặc với Lôi Giang gọi là huyện Nga Lạc (tức huyện Ngọc Lặc và huyện Cẩm Thủy ngày nay).

Thời Hậu Lê năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Ngọc Lặc thuộc huyện Lương Giang, phủ Thiệu Thiên.

Thời Nguyễn là phần đất của huyện Thụy Nguyên. Năm Thành Thái thứ 12 (1900), cắt tổng Ngọc Lặc và các xã người Mường thuộc tổng Yên Trường, Quảng Thi (huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hoá) thành lập châu Ngọc, sau đó là châu Ngọc Lặc.

Thời Hậu Lê và thời Nguyễn cho đến Cách mạng Tháng Tám 1945, huyện Ngọc Lặc được chia thành 4 đơn vị tổng. Các tổng được gọi tắt bằng chữ đầu là: Tổng Ngọc (Ngọc Khê), Tổng Cốc (Cốc Xá), Tổng Hạt (Hạt Cao), Tổng Vân (Vân Am). Dưới tổng là các đơn vị cư dân cơ sở (xã, thôn, mường, làng, trang, trại) và có ông mường, ông cai, lý trưởng cai quản. Thời nhà Nguyễn những đơn vị dân cư đông đúc được gọi là mường, làng hay còn do vị trí địa lý nhiều làng trong một khu vực địa lý thuận lợi thành lập thôn như thôn Mỹ Thi (nay là xã Mỹ Tân); thôn Cao Trị (nay là xã Cao Ngọc); thành lập xã như xã Thạch Yến (gồm mường Yến và một số làng lân cận thuộc xã Thạch Lập ngày nay). Những đơn vị dân cư ít hay mới đến khai hoang lập nghiệp gọi là làng, trang.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), châu Ngọc Lặc đổi thành huyện Ngọc Lặc.

Các đơn vị tổng được bãi bỏ và thay bằng các đơn vị xã, với quy mô nhỏ hơn. Từ năm 1946 - 1963, toàn huyện Ngọc Lặc được chia thành 12 xã là: Cao Khê, Đô Lương, Quang Trung, Ngọc Thắng, Minh Sơn, Lộc Thịnh, Kiên Thọ, Phúc Thịnh, Nguyệt Ấn, Phùng Giáo, Vân Am và Lương Ngọc.

Từ năm 1963 đến năm 1982 được chia tách thành 17 đơn vị hành chính:

  • Chia xã Cao Khê thành Ngọc Khê, Mỹ Tân và Cao Ngọc
  • Chia xã Đô Lương thành Thúy Sơn và Thạch Lập
  • Chia xã Lộc Thịnh thành Lộc Thịnh và Đồng Thịnh
  • Chia xã Ngọc Thắng thành Ngọc Liên, Ngọc Trung và Ngọc Sơn
  • Thành lập thị trấn nông trường Thống Nhất, thị trấn nông trường Sông Âm, thị trấn nông trường Lam Sơn. Cũng trong năm 1963 cắt xã Lương Ngọc về huyện Thường Xuân (nay là xã Lương Sơn và Ngọc Phụng); cắt đất mường Kim Ơi xã Quang Trung về huyện Cẩm Thủy (nay là xã Cẩm Châu); cắt đất mường Ne làng Quan Trì thuộc xã Lộc Thịnh về xã Yên Lâm thuộc huyện Yên Định ngày nay.

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, theo quyết định 177-CP của Hội đồng Chính phủ, sáp nhập hai huyện Ngọc Lặc và huyện Lang Chánh thành huyện Lương Ngọc. Các đơn vị xã và thị trấn nông trường là: thị trấn nông trường Sông Âm, thị trấn nông trường Lam Sơn, Vân Am, Cao Ngọc, Mỹ Tân, Ngọc Khê, Thúy Sơn, Thạch Lập, Quang Trung, Đồng Thịnh, Lộc Thịnh, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Trung, Minh Sơn, Kiên Thọ, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Quang Hiến, Đồng Lương, Tân Phúc, Tam Văn, Giao An, Trí Nang, Yên Khương, Lâm Phú.

Ngày 23 tháng 10 năm 1978, thị trấn nông trường Thống Nhất được chuyển về huyện Thiệu Yên.

Ngày 2 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 102-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Trong đó:

  • Chia xã Lộc Thịnh thành xã Lộc Thịnh và xã Cao Thịnh
  • Chia xã Minh Sơn thành xã Minh Sơn và xã Minh Tiến
  • Chia xã Phùng Giáo thành xã Phùng Giáo và Phùng Minh.

Ngày 30 tháng 8 năm 1982, huyện Ngọc Lặc được tái lập với 2 thị trấn nông trường: Lam Sơn, Sông Âm và 20 xã: Cao Ngọc, Cao Thịnh, Đồng Thịnh, Kiên Thọ, Lộc Thịnh, Minh Sơn, Minh Tiến, Mỹ Tân, Ngọc Khê, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Trung, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Phùng Minh, Quang Trung, Thạch Lập, Thúy Sơn, Vân Am.

Ngày 3 tháng 6 năm 1988, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn huyện lỵ Ngọc Lặc.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông trường quốc doanh, ngày 9 tháng 1 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 15/NĐ-CP. Theo đó:

  • Thành lập xã Lam Sơn trên cơ sở đất đai, dân số thị trấn nông trường Lam Sơn quản lý và làng Minh Thủy (xã Minh Tiến)
  • Giải thể thị trấn nông trường Sông Âm, chuyển đất đai, dân số trước kia của thị trấn về các xã Nguyệt Ấn, Kiên Thọ, Phùng Minh, Phùng Giáo (huyện Ngọc Lặc), Thọ Minh, Xuân Châu, Xuân Lam, Xuân Thiên (huyện Thọ Xuân) quản lý.

Ngày 15 tháng 3 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định công nhận thị trấn Ngọc Lặc và khu vực dự kiến mở rộng (gồm toàn bộ thị trấn Ngọc Lặc và một phần các xã Ngọc Liên, Ngọc Khê, Quang Trung, Thúy Sơn, Minh Sơn) đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Ngày 1 tháng 12 năm 2019, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Ngọc Khê, một phần diện tích và dân số của các xã Thúy Sơn và Quang Trung vào thị trấn Ngọc Lặc.

Huyện Ngọc Lặc có 1 thị trấn và 20 xã như hiện nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Ngọc Lặc có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ngọc Lặc (huyện lỵ) và 20 xã: Cao Ngọc, Cao Thịnh, Đồng Thịnh, Kiên Thọ, Lam Sơn, Lộc Thịnh, Minh Sơn, Minh Tiến, Mỹ Tân, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Trung, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Phùng Minh, Quang Trung, Thạch Lập, Thúy Sơn, Vân Am.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Ngọc Lặc Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Thị trấn (01) Ngọc Lặc 35,40 22.364 Xã (20) Cao Ngọc 19,66 5.287 Cao Thịnh 19,54 4.870 Đồng Thịnh 10,26 3.043 Kiên Thọ 29,76 11.611 Lam Sơn 12,91 4.263 Lộc Thịnh 15,63 3.317 Minh Sơn 31,85 9.087 Minh Tiến 17,35 5.661 Mỹ Tân 24,92 5.467 Tên Diện tích (km²) Dân số (người) Ngọc Liên 14,52 5.717 Ngọc Sơn 15,54 4.067 Ngọc Trung 14,76 5.434 Nguyệt Ấn 31,87 9.762 Phúc Thịnh 14,04 3.733 Phùng Giáo 21,86 3.930 Phùng Minh 12,72 3.191 Quang Trung 23,15 6.046 Thạch Lập 50,37 6.180 Thúy Sơn 30,07 6.669 Vân Am 44,79 6.692

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, quốc lộ 15A (từ đường Phố Cống, thị trấn Ngọc Lặc đến giáp huyện Lang Chánh, đoạn từ ngã ba Thọ Phú đến Lam Kinh), tỉnh lộ 519 (chỉ còn đoạn gần 2 km qua Phố 1, thị trấn Ngọc Lặc), tỉnh lộ 516B (từ Thống Nhất qua Lam Sơn sang Phố Châu) chạy qua.

Người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lê Lai
  • Lê Niệm
  • Lê Đình Chinh
  • Mai Tiến Thành
  • Phạm Văn Tích
  • Bùi Tiến Dũng
  • Bùi Tiến Dụng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Hội đồng Bộ trưởng (30 tháng 8 năm 1982). “Quyết định 149-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hoá”. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2023.
  • ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (27 tháng 6 năm 2023). “Quyết định số 2264/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Ngọc Lặc” (PDF). Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2023.
  • ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  • Tổng cục Thống kê
  • Quyết định số 121-NV ngày 25/6/1963 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
  • Tên làng xã Thanh Hóa - Tập 2. Nhà xuất bản Thanh Hóa. 2000. tr. 95.
  • Quyết định 121-NV năm 1963
  • Quyết định số 232-NV ngày 04/9/1964 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
  • Quyết định số 310-NV năm 1967
  • Quyết định 177-CP ngày 05/07/1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa do Hội đồng Chính phủ ban hành.
  • Hội đồng Chính phủ (23 tháng 10 năm 1978). “Quyết định 267-CP năm 1978 điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  • Năm 1996, huyện Thiệu Yên được chia thành huyện Yên Định và nửa phía bắc sông Chu của huyện Thiệu Hóa.
  • Hội đồng Bộ trưởng (2 tháng 10 năm 1981). “Quyết định 102-HĐBT năm 1981 về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Thanh Hoá”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  • Hội đồng Bộ trưởng (3 tháng 6 năm 1988). “Quyết định 99-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Hà Trung, Ngọc Lặc, Thường Xuân và Triệu Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  • Chính phủ (9 tháng 1 năm 2004). “Nghị định số 15/2004/NĐ-CP năm 2004 về việc giải thể thị trấn nông trường để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa”. Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021. Quyết định số 136/QĐ - BXD ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Bộ Xây dựng về việc công nhận thị trấn Ngọc Lặc và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV