Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

GỬI CON

…..

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

…..

Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.

…..

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa

Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân

Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.

(Bùi Nguyễn Trường Kiên)

Đề số 45 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.

Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa

Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân

Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.

(“Gửi con”, Bùi Nguyễn Trường Kiên, báo Nhân Dân, số 38, ngày 20/9/2009)

Câu 1.Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì ?

Câu 2.Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn/ Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui”.

Câu 3.Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa các câu thơ:“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng/ Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu/ Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi” ?

Câu 4.Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả gửi gắm trong những câu thơ sau hay không ? Tại sao ?: “Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại/ Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa/ Chẳng sao”.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm sống: “Con người – sống để yêu thương”.

Câu 2.

Phân tích chi tiết kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…” (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32). Từ đó liên hệ với chi tiết kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo”của nhà văn Nam Cao: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…” (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155) để nhận xét sự thay đổi trong quan niệm của các nhà văn về số phận người nông dân trước và sau cách mạng.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Thể thơ: Tự do.

Câu 2:

- Xác định: Phép điệp, tương phản/đối.

- Giá trị: Nhấn mạnh những quy luật cảm xúc, đời sống, sự chuyển hóa các cung bậc đối nghịch nhau, tạo nhịp điệu cho câu thơ.

Câu 3:

- Người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống.

- Học cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực, có giới hạn để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.

Câu 4:

Đây là câu hỏi mở, học sinh tùy theo suy nghĩ để trả lời nhưng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

- Thể hiện quan điểm: đồng ý hoặc không đồng ý.

- Lí giải được một cách hợp lý, thuyết phục.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn:

- Viết đúng hình thức đoạn văn.

- Thí sinh có thể lựa chọn các hình thức đoạn văn khác nhau.

b. Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận khác nhau để triển khai vấn đề nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:

- Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quy mến… con người.

- Con người cần sống yêu thương vì đó là một lối sống đẹp. Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc sống. Người cho và nhận yêu thương đều được bình yên và hạnh phúc.

- Cần phê phán những hiện tượng sống thờ ơ, ích kỉ, vô cảm trong xã hội.

- Đưa ra các dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

- Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ, suy nghĩ sâu sắc.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích chi tiết kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, liên hệ với chi tiết kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đẻ nhận xét sự thay đổi trong quan niệm của các nhà văn về số phận người nông dân trước và sau cách mạng.

c. Triển khai vấn đề:

1. Giới thiệu ngắn về tác giả Kim Lân, tác phẩmVợ nhặt

2. Phân tích

2.1 Phân tích chi tiết kết thúc truyện ngắnVợ nhặt

- Về nội dung:

+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.

+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.

+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.

- Về nghê thuật:

- Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán.

2.2 Liên hệ với chi tiết kết thúc truyện ngắnChí Phèođể nhận xét về thay đổi trong quan niệm của các nhà văn về số phận người nông dân trước và sau cách mạng.

- Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩmChí Phèo.

- Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh Cái lò gạch bỏ hoang

+ Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gợi ra vòng luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp diễn.

+ Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.

+ Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.

2.3 Nhận xét về sự thay đổi trong quan niệm của các nhà văn về số phận người nông dân trước và sau cách mạng:

- Kết thúc truyệnChí Phèophản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện sự lặp lại của hiện tại. Đó là sự bế tắc của số phận, thời đại, hoàn cảnh.

- Kết thúc truyệnVợ nhặtphản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, từ bóng tối đến ánh sáng, từ hiện tại đến tương lai. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng còn ẩn dụ cho một tương lai tươi sáng khi có ánh sáng cách mạng dẫn lối cho con người.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

    Đề số 46 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 46 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

    Đề số 47 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 47 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

    Đề số 48 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 48 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

    Đê số 49 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đê số 49 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

    Đề số 50 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 50 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

    Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

  • Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

    Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Câu 1: Tìm hiểu các phần mở bài (SGK, tr.112-113).

  • Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

    Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11

    Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời.

  • Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ gửi con là gì

    Điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

    Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi.

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích sau là gì

GIẢI ĐỀ SỐ 5

ĐỀ SỐ 5
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2020-2021 MÔN :NGỮ VĂN-LỚP 12
I.ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHỢ Kính tặng vợ nhân đầu năm con Khỉ. Có món ngon nào giá rẻ không em gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy người xưa bảo tiền nào của nấy cái lẽ đời giản dị thế thôi ư? Có đam mê nào giá rẻ không em lời tâm huyết chiết ra từ máu đỏ câu thơ thật đổi lấy đồng tiền giả vã mồ hôi sôi nước mắt thắt lòng. Có yêu đương nào giá rẻ không em ân ái đi qua nợ đời rơi vãi lại còng lưng gánh tiếng cười con cái thăm thẳm mai lởm chởm nhọc nhằn. Mẹ trót sinh ta số phận con cò thôi đừng trách cành tre sao mềm thế đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ có hạnh phúc nào giá rẻ không em? (Cuối đông năm Tân Mùi, 1991)
(Trích từ tập thơ Về, Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 1994)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
• Văn bản được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2: Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon được đề cập ở khổ thơ thứ nhất và cái giá của đam mê, yêu đương ở những khổ thơ sau là gì?
- Cái giá của các món ngon (gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy) là tiền. Có nhiều tiền sẽ mua được các món ăn ngon.
- Cái giá của đam mê, yêu đương không thể mua được bằng tiền. Đam mê phải đánh đổi bằng tâm huyết, bằng những giọt mồ hôi,bằng những trải nghiệm thắt lòng; Yêu đương qua đi, cái giá sẽ là những nhọc nhằn của cha mẹ nuôi con cái lớn khôn.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc cú pháp trong văn bản trên?
- Biện pháp lặp cấu trúc: Có món ngon nào giá rẻ không em; Có đam mê nào giá rẻ không em; Có yêu đương nào giá rẻ không em; có hạnh phúc nào giá rẻ không em?
- Hiệu quả:
+ Tạo nhịp điệu da diết cho bài thơ, diễn tả niềm khao khát kiếm tìm hạnh phúc trọn vẹn.
+ Nhấn mạnh: không có hạnh phúc nào giá rẻ, con người đều phải đánh đổi bằng những cố gắng, nỗ lực, vất vả mới có được.
Câu 4 Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua khổ thơ cuối: Gợi ý:
- Hãy biết chấp nhận hoàn cảnh và tự mình phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, đừng trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
- Không nên so sánh với người khác vì tất cả mọi người đều phải đánh đổi bằng những cái giá nhất định mới có được hạnh phúc.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
• Câu 1 (2,0 điểm)
Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cái giá của hạnh phúc. Yêu cầu
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cái giá của hạnh phúc.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:gợi ý:
-Bàn luận:
+ Hạnh phúc phải đánh đổi bằng sự nỗ lực của bản thân mỗi người. Đôi khi để đạt được hạnh phúc con người phải mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí là cả cuộc đời phấn đấu không mệt mỏi.
+ Để có được hạnh phúc lớn lao, con người phải hi sinh những hạnh phúc cá nhân nhỏ bé, thậm chí phải đánh đổi bằng những điều quý giá khác trong cuộc đời. - Phê phán: những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình có được,không biết vươn lên để kiếm tìm hạnh phúc hay vì hạnh phúc của bản thân mà làm tổn hại tới hạnh phúc,sự bình yên của người khác.
- Bài học nhận thức,hành động:
Chúng ta không ngừng phấn đấu,nỗ lực,biết cách tạo ra và xây dựng,gìn giữ hạnh phúc.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích ... Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.
Yêu cầu 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi ( có ý phụ). Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích; tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.
3. Triển khai vấn đề nghị luận
a.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn,thường viết về nông thôn và người nông dân.
+ Truyện ngắn Vợ nhặt của ông thể hiện sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí những người ở thôn quê: dù cuộc sống có tăm tối đến đâu họ vẫn khao khát sống, yêu thương đùm bọc nhau, vẫn hi vọng vào tương lai.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích: …Bà lão cúi đầu nín lặng(…)cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ, đồng thời thể hiện tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân nghèo khổ.
b.Thân bài: - Khái quát về truyện ngắn, đoạn trích:
+ Vợ nhặt được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư viết ngay sau 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết Vợ nhặt
+ Đoạn trích thuộc phần cuối của truyện, diễn tả tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng dẫn vợ về và khi bà nói chuyện với nàng dâu mới.
- Cảm nhận nội dung, nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ:
+ Về nội dung: .Sự xuất hiện của nhân vật: Tác giả chỉ giới thiệu sơ lược về diện mạo, ngoại hình, gia cảnh (dáng đi lọng khọng, đôi mắt kèm nhèm và tiếng húng hắng ho cùng hình ảnh về ngôi nhà nghèo nàn xơ xác )để từ đó khái quát số phận bà cụ Tứ -một người mẹ nông dân nghèo khổ, cơ cực đã bị cái đói đeo bám, truy đuổi trong suốt cả cuộc đời dài dằng dặc
→ gợi rất nhiều sự thương cảm, xót xa.
Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích:
+ Khi nghe lời giải thích đồng thời cũng là lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy ý nhị của Tràng: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!”: Ngay sau sự ngạc nhiên
→ tâm trạng xót thương cho con vì sự việc trọng đại diễn ra chóng vánh bất ngờ
→ tủi phận cho mình đã không lo tròn trách nhiệm,không lo lắng được hạnh phúc cho con cái.“Bà lão hiểu rồi, lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”
→ lo lắng cho hai con “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không” Những dòng nước mắt lặng lẽ chảy của bà cụ đã khiến cho tất cả người đọc đều phải lặng đi, xúc động bởi ở đó tình mẫu tử, tình thương con đã được thể hiện sâu sắc.
+ Xót xa, thương cảm người con dâu, không hề nhìn cô con dâu bằng sự phán xét khắt khe đay nghiến thường thấy của một bà mẹ chồng, mà bằng con mắt đầy bao dung,cảm thông ,tình người ấm áp,lòng nhân hậu, vị tha,sẵn sàng mở rộng lòng và dang đôi bàn tay để cưu mang, che chở, nâng đỡ những kiếp người khốn khổ hơn mình:“Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ”.
→ Truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam: “Lá lành đùm lá rách”, + Ám ảnh về đói rét, chết chóc,nhớ về những người thân đã khuất ,xót xa cho số phận mình, nhưng lớn hơn là sự lo lắng cho sự tồn tại, cho tương lai các con: “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối....Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình.” “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”
- Đánh giá: Một loạt những phản ứng tâm lý phức tạp nhưng vẫn hết sức tự nhiên, hợp lý đã được Kim Lân khai thác thành công để làm nổi bật tấm lòng ở một bà mẹ giàu tình thương con và ở một người nông dân chan chứa tình người nơi bà cụ Tứ. Về nghệ thuật: Thành công của việc xây dựng hình tượng bà cụ Tứ đó là tác giả đã dựng nên tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gắn với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng, tạo sức gợi đáng kể; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo…; trần thuật hấp dẫn. Rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.
- Tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân được thể hiện ở tình thương, nỗi xót xa và đồng cảm với số phận của một người mẹ nghèo khổ trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945. Tác giả gửi gắm tình cảm trân trọng, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ: tuy nghèo nhưng rất thương con, nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha, đặc biệt bà là người rất lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. Tấm lòng đó còn thể hiện qua nghệ thuật diễn tả tâm trạng của nhân vật với chiều sâu bên trong tâm hồn vừa phức tạp, vừa sâu sắc, hiểu và cảm được tận cùng nỗi niềm của người mẹ nghèo;
- Tấm lòng của nhà văn Kim Lân đã làm cho truyện ngắn Vợ nhặt có giá trị phản ánh chân thực hiện thực xã hội Việt Nam, thấm đẫm tinh thần nhân đạo, đem lại niềm tin vào sự đổi đời của người nông dân và sự hướng về cách mạng của họ. c.Kết bài:
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật thể hiện tâm trạng của bà cụ Tứ;
- Nêu cảm nghĩ đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn Kim Lân.