Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Thuyết Minh Về Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình ❤️️ 10 Bài Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Những Bài Văn Đặc Sắc Nhất Được Chọn Lọc Và Chia Sẻ Tại SCR.VN.

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình chính là niềm tự hào của Việt Nam, đây là một công trình vĩ đại của thế kỷ XX. Đón đọc bài giới thiệu về thủy điện Hòa Bình dưới đây:

Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội 76km về phía tây (cách thành phố Hoà Bình 2km về phía Tây Bắc). Sông Đà là nhánh lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ – một vùng cư dân đông đúc, nơi có thủ đô Hà Nội và là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc, cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp của đất nước. Công cuộc chống lũ bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một tổ hợp công nghiệp khổng lồ với nhiều hạng mục quan trọng như đập đất đá, hầm dẫn nước vào tua bin, hệ thống hầm giao thông, hầm gian máy, vận hàng, trạm biến áp hệ thống kỹ thuật, hệ thống bảo vệ, gian máy với 8 tổ máy có công suất lên đến 240 MW. Toàn bộ công suất nhà máy đạt 1.920 MW. Trung bình mức sản xuất của Nhà máy đạt 8,4 tỷ kw/h, năm nhiều nước có thể đạt triên 10 tỷ kw/h.

Ngày 6-1-1979, Nháy máy được khởi công xây dựng, đến tháng 12-1988 khởi công tổ máy 1, đến tháng 4-1994 khởi công tổ máy 8 và tháng 12-1994 khánh thành. Với đường dây 200KV Hoà Bình – Đông Hới, Nhà máy thuỷ điện Hoà Binh đã cung cấp điện cho các tỉnh miền Trung. Với đường dây 500 KV xuyên Việt, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã hoàn thành toàn bộ công suất thiết kế, góp phần cung cấp điện cho cả ba miền, phục vụ rất hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng của đất nước, đóng góp sản lượng điện bằng 1/3 tổng sản lượng điện trong cả nước, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình còn là một điểm thăm quan du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa khi đến thăm Hoà Bình.

Nhà máy có nhiều hạng mục công trình có giá trị như: nhà truyền thống, nơi lưu giữ bức thư gửi thế hệ mai sau, đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình, hồ thuỷ điện Hoà Bình (Với dung tích gần 10 tỷ km3 và bề dài mặt hồ chạy suốt 200km nối liền với Sơn La).

Đặc biệt, năm 1995, trên một quả đồi cao cạnh đập thuỷ điện Hoà Bình, Nhà nước đã khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh. đây là tượng đài về Bác Hồ có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay, với chiều cao 18m bằng đá granit trắng. Công trình đã trở thành một địa chỉ du lịch đặc biệt, không thể thiếu được trong quần thể kiến trúc – văn hoá – xã hội trên sông Đà.

Những điều nêu trên vẫn chưa đủ về Hoà Bình – mảnh đất của những di tích văn hoá lịch sử lâu đời, cái nôi của nền văn hoá lớn thuộc thời đại đồ đá, vùng đất của những thung lũng khép kín bởi những triền núi đá vôi bao quanh. Chính địa hình này đã tạo nên cơ cấu kinh tế, xã hội khép kín, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo mang những nét riêng của đất Hoà Bình.

Mảnh đất này là nơi hội tụ của núi non; nơi hun đúc nên khí thiêng sông núi; nơi hàng loạt các chùa, hang động ẩn khuất như gọi mời du khách; nơi những bản làng dân tộc xanh tươi mờ trong sương khói, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc; nơi con sông Đà, sông Bôi lững lờ trôi, mang hình rừng, dáng núi về xuôi; nơi những con suối Lả, suối Bưng nước thơm ngần như có ai rắc hoa xuống dòng nước chảy.

Tất cả, theo năm tháng, theo những bước thăng trầm của lịch sử mà được bồi đắp thêm ngày càng hoàn thiện, trở thành những gía trị – những danh thắng vừa cao quý vừa thân thương, sâu lắng, bay bổng diệu kỳ trong không chỉ của những người dân bản địa mà cả trong mỗi người dân Việt.

Tiếp tục cuộc phiêu bổng, bước chân bạn sẽ du ngoạn trong thế giới lạ của các danh thắng như động Tiên Phi, động Mãn Nguyện để được thưởng thức vẻ đẹp diễm lệ rất riêng, rất đặc trưng của miền đất này. Cảnh vật như có phép tiên khiến tâm hồn con người thư thái, quên đi mọi vướng bận trần gian, chỉ còn say sưa chiêm ngưỡng những tặng phẩm kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng.

Nhưng trên hết, điều khiến du khách lưu luyến và cảm động nhất vẫn là tấm lòng hiếu khách, chân tình và đầy cởi mở của người dân bản địa. Dù bước chân có đi đến đâu trên mảnh đất Hoà Bình du khách vẫn cảm thấy ấm lòng và tràn đầy hạnh phúc trước những ánh mắt, nụ cười và cái bắt tay thân thiện của người dân nơi đây.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Giới Thiệu Về Đập Thủy Điện Hòa Bình – Mẫu 2

Bài văn giới thiệu về đập thủy điện Hòa Bình sẽ đưa bạn đọc tìm hiểu cụ thể về quá trình xây dựng và những giá trị lớn lao mà công trình này đem lại cho sự phát triển của đất nước.

Thủy điện Hòa Bình – Công trình kỳ vĩ của thế kỷ 20. Nhà máy có thiết kế nửa nằm trong núi, đòi hỏi độ chính xác cao trong kỹ thuật thi công, trở thành một trong các thuỷ điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Công trình thủy điện Hoà Bình công suất lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ 20, có bốn nhiệm vụ, trong đó điều tiết chống lũ đảm bảo an toàn cho Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và cung cấp điện được cho là trọng yếu. Công trình do Liên Xô thiết kế và cung cấp thiết bị, khởi công xây dựng 06/11/1979, khánh thành 20/12/1994. Đập dâng nước được áp dụng phương pháp màn chống thấm (đập đất đá lõi sét) chiều dài 734 m, chiều cao 128 m, chịu cột nước chênh lệch thượng, hạ lưu 102 m. Để xây dựng đập, công nhân phải tiến hành hai lần ngăn sông. Đợt 1 vào 12/1/1983 và đợt 2 vào 9/1/1986.

Phần thân của nhà máy nằm ngầm trong lòng đất. Để chống động đất và thấm nứt, các chuyên gia Liên Xô đã áp dụng kinh nghiệm xây đập thuỷ điện Aswan trên sông Nile (Ai Cập), bằng cách sử dụng kỹ thuật khoan phun xi măng và khoan phụt. Các loại vữa sét được phụt vào nền cát, cuội sỏi nằm trong lòng sông, tiếp đó, khoan vào nền đá và phun xi măng vào toàn bộ các lỗ khoan trong đá để tạo kết dính. Phương pháp này được tính toán vì vùng Tây Bắc có những cơn địa chấn lên đến cấp 8; sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa khô và mùa lũ lớn, năm 1971 ghi nhận lưu lượng mùa khô 600 m3/s còn mùa lũ lên đến 14.800 m3/s.

Đập xả tràn có 12 cửa xả đáy và 6 cửa xả mặt với năng lực xả tối đa 35.400m3/s. Hồ chứa nước có dung tích 9,8 tỷ m3 nước. Tại cửa xả lũ được xây những trụ bê tông hình kim tự tháp để giảm vận tốc của nước khi xả. Lực lượng tham gia công trình gồm: 30.000 cán bộ công nhân, 5.000 chiến sỹ, 750 chuyên gia Liên Xô, 1.000 cán bộ ban quản lý công trình.

Hầm thân đập dẫn vào bên trong nhà máy được lát đá, nếu đi từ cổng chính vào có chiều dài khoảng hơn 300 mét. Nơi đây có nhiều phòng chức năng nằm sâu trong lòng đất. Nhà máy đặt ngầm trong lòng một quả đồi là nơi lắp đặt toàn bộ thiết bị chính, gồm 8 tổ máy phát điện, máy biến áp cường lực… cùng các công trình phụ trợ. Tám tổ máy tổng công suất 1.920 MW, mỗi tổ có công suất 240 MW.

Mỗi tua bin khi hoạt động, bên cạnh sẽ có các tủ điện chức năng để kiểm soát lượng điện. Qua 9 năm thi công, 14 giờ 10 phút ngày 24/12/1988, tổ máy đầu tiên của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện lên hệ thống, báo hiệu một thời khắc lịch sử của đất nước và ngành Điện lực Việt Nam. Đến ngày 4/4/1994, tổ máy cuối cùng – tổ máy thứ 8 phát điện lên lưới. Hoạt động chính của nhà máy vẫn được thao tác trên phần mềm chuyên dụng được các kỹ sư quản lý và theo dõi nghiêm ngặt. Trong 30 năm sau khi hoạt động, thuỷ điện Hoà Bình đã sản xuất khoảng 230 tỷ kWh. Thời kỳ đầu vận hành, điện sản xuất từ nhà máy chiếm khoảng 40 % toàn hệ thống.

Bên bờ đập thủy điện, đài tưởng niệm được xây cao, bên trong có 168 bát hương và tấm bia ghi tên những người đã ngã xuống trong thời gian xây dựng công trình. Chiếc máy xúc và chuyển đá đặt trang trọng tại nhà truyền thống bên bờ trái của đập. Những ngày đầu thi công đập trong lòng núi đá, chiếc máy sẽ tiến hành khoan đặt thuốc nổ, sau khi đảm bảo an toàn, chiếc máy này sẽ tiến vào đưa đất đá lên xe chở ra ngoài.

Bức thư tuyệt mật của các nhà lãnh đạo công trường trong đó có chữ ký của Tổng Chuyên viên Liên Xô gửi thế hệ Việt Nam 100 năm sau, được chôn chặt trong khối bê tông đặt ở nhà quan sát bờ trái. Lá thư viết bằng tiếng Việt và tiếng Nga, sẽ được mở vào ngày đầu tiên của năm 2100.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Tham khảo bài giới thiệu về Nhà máy thủy điện Hòa Bình với những thông tin đầy đủ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cụ thể về công trình này.

Thủy điện Hòa Bình là một trong những công trình thủy điện lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay công trình Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò là nguồn điện chiến lược đa mục tiêu, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công trình Thủy điện Hòa Bình do Đảng và Nhà nước Liên Xô trước đây giúp đỡ xây dựng. Thủy điện Hòa Bình là bậc thang dưới cùng thuộc hệ thống các bậc thang thủy điện trên Sông Đà. Công trình bao gồm 8 tổ máy, tổng công xuất lắp đặt là 1.920MW. Công trình được thiết kế đa mục tiêu, trong đó vừa trị thủy sông Đà, chống lũ giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội; vừa sản xuất điện năng cung cấp cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, Thủy điện Hòa Bình từng được mệnh danh là “Công trình thế kỷ” của đất nước.

Theo Anh hùng Lao động Thái Phụng Nê, từ năm 1940, người Pháp đã tiến hành khoan thăm dò tuyến Hòa Bình và phát hiện bên dưới lòng sông có chứa lớp cát, cuội sỏi, mà trình độ công nghệ lúc đó chưa đủ khả năng xử lý. Sau đó, các chuyên gia Pháp tiếp tục khoan tại các tuyến Chợ Bờ, suối Rút, nhưng đều gặp lớp cát, cuội sỏi đó. Cuối cùng người Pháp kết luận: “Sông Đà bất trị”.

Tháng 9.1971, khi tiến hành mũi khoan số 1, các chuyên gia địa chất Việt Nam, Liên Xô cũng gặp lớp cát, cuội sỏi này. Để lý giải một cách khoa học, các chuyên gia đã phải khoan kiểm tra toàn bộ các tuyến và so sánh khối lượng xây dựng ở các tuyến. Để chọn tuyến lúc bấy giờ, việc khảo sát hết sức căng thẳng. Có 6 tuyến được đề xuất: Suối Rút là tuyến đầu, xuất phát từ chân cao nguyên Mộc Châu; tuyến thứ 2 là suối Hoa, xuất phát từ Thanh Hóa, đổ về sông Đà; tuyến thứ ba là Chợ Bờ hay còn gọi là Đà Bắc; tuyến thứ tư là Hiền Lương; tuyến thứ năm là Hòa Bình trên và tuyến cuối cùng là Hòa Bình dưới.

Kết quả khoan khảo sát thăm dò cả 6 tuyến đều có lớp cát, cuội sỏi bên dưới. Nhưng chỉ có hai tuyến được lập dự án thiết kế chi tiết là Hòa Bình trên và Hòa Bình dưới. Các chuyên gia đến từ Viện Thiết kế Thủy công Ba Cu – nước Cộng hòa Azerbaijan chọn tuyến Hòa Bình trên. Các chuyên gia của Viện Thiết kế Thủy công Mátxcơva chọn phương án Hòa Bình dưới. Một cuộc tranh luận nảy lửa, kéo dài nhiều năm đã diễn ra trước khi tuyến Hòa Bình dưới được chính thức lựa chọn.

Ngày 6.11.1979, dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công. Sau hơn 15 năm thi công, với những nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ, kỹ sư, tư vấn thiết kế và chuyên gia Liên Xô, đến ngày 20.12.1994, Nhà máy được khánh thành. Ngày 24.5.2016, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã đạt mốc sản lượng 200 tỉ kWh điện cung cấp cho hệ thống điện quốc gia. Đây là mốc sản lượng mà đến nay chưa có nhà máy thủy điện nào ở Việt Nam đạt được. Có nhiều năm sản lượng vượt thiết kế như các năm: 2007, 2008, 2012, 2017 luôn đạt 9 – 10 tỉ kWh. Đến hết tháng 4.2018 đạt trên 220 tỉ kWh.

Với dung tích hồ chức gần 10 tỉ mét khối nước, dung tích chống lũ (khi chưa có Thủy điện Sơn La) là 5,6 tỉ mét khối, Thủy điện Hòa bình đã tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc chống lũ, đảm bảo an toàn cho Đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội. Từ khi công trình đưa vào khai thác đến nay, vùng Đồng bằng Bắc Bộ không còn xảy ra ngập lụt hoặc bị đe dọa ngập lụt. Hạ tầng cơ sở, các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa giáo dục… được đảm bảo an toàn; sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân vùng ven hạ lưu sông Đà, sông Hồng được cải thiện theo hướng ổn định hơn.

Thủy điện Hòa Bình giữ vai trò chính cùng các hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà xả nước tăng cường cấp đủ nước phục vụ đổ ải và gieo cấy vụ đông xuân vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Lượng xả từ hồ Hòa Bình chiếm 75-80% tổng lượng xả từ các hồ. Với sự điều tiết này, dòng chảy về mùa khô được cải thiện, cơ sở phía hạ lưu dễ dàng hơn trong việc lấy nước để sử dụng cho nhu cầu sản xuất. Sau khi công trình thủy điện Hòa Bình đưa vào vận hành, giao thông đường Thủy tuyến sông Đà đã được cải thiện rõ rệt, thuyền bè đi lại dễ dàng hơn.

Ngoài ra, Thủy điện Hòa Bình đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương. Công trình Thuỷ điện Hòa Bình làm thay đổi cơ bản và toàn diện bộ mặt của tỉnh Hòa Bình nói chung, TP.Hòa Bình nói riêng. Hằng năm, nhà máy đóng góp nguồn kinh phí (các loại thuế) rất lớn vào ngân sách tỉnh Hòa bình, chiếm khoảng 40-50% tổng thu ngân sách của tỉnh Hòa Bình.

Đáng chú ý, nhờ công trình thủy điện cắt được trận lũ lịch sử ngày 18.8.1996 với lưu lượng đỉnh 22.650m3/s mà đê Đà Giang không bị vỡ, tránh thảm họa ngập lụt và những thiệt hại lớn do lũ gây ra.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình – Mẫu 4

Bài văn mẫu thuyết minh về Nhà máy thủy điện Hòa Bình dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc và các em học sinh.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979, hòa lưới tổ máy số 1 vào cuối năm 1988 và hiện nay đã có 8 tổ máy vận hành với tổng công suất lắp đặt là 1.920 MW. Trải qua 30 năm vận hành, Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, hồ chứa công trình đã tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp cho vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt.

Trước năm 2010, khi chưa có các thủy điện bậc thang trên (Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát), Thủy điện Hòa Bình là nguồn điện có công suất lắp đặt lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Sản lượng điện trung bình hàng năm đạt xấp xỉ mức thiết kế (8,16 tỷ kWh). Riêng trong thời kỳ đầu vận hành, điện sản xuất chiếm tỷ trọng khoảng 35-40% toàn hệ thống, đáp ứng dư thừa nhu cầu điện khu vực miền Bắc. Đồng thời cung cấp một phần sản lượng điện rất lớn cho miền Nam, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ở miền Nam khi đó.

Từ năm 2010 trở đi, sau khi các bậc thang thủy điện lớn phía trên lần lượt đưa vào vận hành, sản lượng điện của thủy điện Hòa Bình tăng vọt lên gần 10,1 tỷ kWh/năm, tăng 24,2% so với sản lượng thiết kế ban đầu. Riêng năm 2017, sản lượng điện của thủy điện Hòa Bình lập kỷ lục 11,25 tỷ kWh và năm 2018 dự kiến cũng đạt trên 11 tỷ kWh. Đến nay sản lượng điện sản xuất của Nhà máy lũy kế đã đạt 228 tỷ kWh. Với quy mô là nhà máy thủy điện lớn trong hệ thống điện quốc gia, thủy điện Hòa Bình được đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện Quốc gia.

Bên cạnh nhiệm vụ chính là cắt lũ, giảm lũ và phát điện, thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng và tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác. Lượng nước xả từ hồ Hòa Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều tỉnh thành ở đồng bằng Bắc bộ chiếm khoảng 65-70% tổng lượng xả từ tất cả các hồ thủy điện lớn ở phía Bắc.

Không chỉ vậy, trong suốt mùa cạn, nhà máy thực hiện phương thức phát điện duy trì dòng chảy tối thiểu luôn lớn hơn dòng chảy tự nhiên để nâng mức nước hạ lưu thêm từ 0,6÷2,5 m, giúp cho các phương tiện thủy trên sông Đà và sông Hồng được lưu thông dễ dàng, tạo điều kiện kết nối giao thương giữa khu vực miền núi Tây Bắc với Đông Bắc Bộ thuận tiện hơn.

Thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn thứ 2 ở Việt Nam và cũng là một trong các công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, là nguồn điện chủ lực của hệ thống điện Việt Nam.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Hòa Bình 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hòa Bình Hay

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Bài Thuyết Minh Về Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình Hay Nhất – Mẫu 5

Với bài thuyết minh về Nhà máy thủy điện Hòa Bình hay nhất, bạn đọc sẽ có thêm những góc nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về công trình thế kỷ này.

Mang tầm vóc thế kỷ, một công trình xây dựng có quy mô cơ sở vật chất và kỹ thuật vào loại lớn nhất Việt Nam trong thế kỷ 20. Thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà mãi mãi là niềm tự hào, sự ngưỡng mộ của cả dân tộc ta khi đặt những bước đi đầu tiên trên chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ba mươi nhăm năm đã trôi qua kể từ ngày khởi công công trình 6/11/1979, hôm nay thủy điện Hòa Bình vẫn ngời sáng trên Sông Đà, một biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam- Liên Xô, dòng điện từ đây vẫn tỏa sáng mọi miền đất nước.

Anh lên đây với quê EmĐất Mường xây thành phố mớiSông Đà, Sông Đà âm vang tiếng máy reo

Sông Đà, Sông Đà ta đi xây ước mơ…

Giai điệu và ca từ của ca khúc “Tiếng gọi Sông Đà” của nhạc sĩ Trần Chung vang lên vào những ngày thu này như đưa chúng ta trở về với Công trường xây dựng thủy điện Hòa Bình 35 năm về trước. Trời Hòa Bình vào thu thật đẹp nước Sông Đà sau những ngày đỏ đục đã bắt đầu trong trở lại, từng đàn cò trắng di trú về hạ lưu và lòng hồ thủy điện bay rợp trời, đất trời thanh bình và êm ả như đối ngược với không khí sôi nổi ầm vang tiếng máy, tiếng mìn phá đá của ngày ấy, ngày mà cả nước hướng về Sông Đà để chung vui và chứng kiến lễ khởi công Công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.

Ngay từ những năm 1958- 1963 của thế kỷ 20 khi đất nước vẫn còn chia cắt, Trung ương Đảng, Bộ chính trị đã có chủ trương, sách lược phát triển kinh tế và điện khí hóa sẽ đi trước một bước. Thực hiện chủ trương đó của Trung ương Đảng đoàn cán bộ thăm dò mở tuyến của Bộ Thủy lợi đã tiến hành lên Sông Đà thăm dò, khảo sát cùng các chuyên gia Liên Xô lập bản đồ, xác định và chọn vị trí cho nhà máy thủy điện tương lai.

Qua bao vất vả gian chuân cuối cùng các cán bộ khảo sát của Việt Nam và chuyên gia đã quyết định chọn vị trí xây dựng nhà máy thủy điện tại khu vực Thị xã Hòa Bình làm địa điểm xây dựng công trình đầu mối thủy lực đầu tiên trong sơ đồ bậc thang sông Đà.Sau gần 10 năm được sự chỉ đạo của Chính phủ và các Ban, Ngành chức năng, sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần của nhà nước Liên Xô, các chuyên gia và các nhà khoa học Việt Nam. Bản thiết kế công trình hoàn thành vào cuối năm 1979.

Để chuẩn bị các cơ sở vật chất, nhân lực cho công trình hàng vạn thanh niên của các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đã được tuyển chọn đào tạo để trở thành những công nhân kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình. Gần một ngàn chuyên gia Liên Xô đã lên đường sang Việt Nam giúp ta xây dựng, Đoàn 565 Anh hùng Bộ đội Trường Sơn vừa rời chiến trường được điều động về công trường bước vào cuộc chiến đấu mới, hàng loạt các công trình phụ trợ được gấp rút xây dựng phục vụ cho công trường.

Sau khi hoàn thành luận chứng kinh tế, báo cáo Đảng, nhà nước, ngày khởi công được ấn định. Đúng 10h ngày 6 tháng 11 năm 1979 cả nước hướng về Hòa Bình mừng ngày khởi công xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Uỷ viên Bộ Chính trị- Phó thủ Tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị chính thức phát lệnh khởi công công trình. Sau lễ khởi công các hạng mục công việc của công trình được tiến hành thi công tổng lực từ năm 1980.

Trong thời gian này các thiết bị, xe máy, vật tư phục vụ cho việc thi công được nhà nước Liên Xô giúp đỡ đã cập cảng Hải phòng, hàng loạt thiết bị máy móc lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đã xuất hiện tại công trường đó là những chiếc xe Ben-La 27 tấn, máy xúc EKG 4,6 khối máy khoan hiện đại, máy phun bê tông, cùng hàng ngàn xe ô tô trọng tải lớn v…v đã tập kết tại công trường để chuẩn bị cho những đợt thi công tổng lực sắp tới.

Công tác tái định cư và di dân lòng hồ cũng được tiến hành chuẩn bị cho bà con các dân tộc chỗ định cư mới nhường nơi ở cũ cho khu vực lòng hồ rộng lớn sau này. Với khí thế sôi động của công trường ngày 6 tháng 10 năm 1982 Nhà nước đã quyết định công nhận công trường là “ Công trường thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh”. Cả nước đều cổ vũ và giúp đỡ công trường bằng cả tinh thần và vật chất tất cả cho mục tiêu lấp sông vào cuối năm 1982.

Sau 4 năm khẩn trương xây dựng các công trình đầu mối ngày 12 tháng 1 năm 1983 lễ ngăn Sông Đà đợt 1 được tiến hành, đây là một mốc lịch sử quan trọng của công trình thủy điện Hòa Bình và cũng là niềm hân hoan chung của toàn công trường, là niềm vui của cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã đại diện cho nhân dân và CBCNV cả nước trịnh trọng ném khối bê tông tượng trưng để thực hiện sự kiện lấp sông vĩ đại này, từ đây dòng Sông Đà chính thức bị ngăn lại chảy theo thiết kế của con người.

Ba năm sau ngày 9 tháng 1 năm 1986 tiến hành ngăn Sông Đà đợt 2. Thời khắc ngăn sông đợt 2 cũng là một thời điểm vô cùng trọng đại mà những người thợ sông Đà còn nhớ mãi, khi hợp long ngăn sông, từ hai bên bờ sông hàng ngàn kỹ sư, công nhân, bộ đội và chuyên gia Liên Xô vui sướng gặp nhau những nụ cười, có cả những dòng nước mắt mừng vui xúc động.

Ngày 24 tháng 12 năm 1988 vào lúc 14h10 phút một sự kiện trọng đại của công trường cũng là một dấu ấn lịch sử, tua bin tổ máy số 1 bắt đầu quay vòng quay đầu tiên, đánh dấu kết quả của 9 năm lao động quên mình vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc của gần 4 vạn cán bộ công nhân viên và Chuyên gia trên công trường, của những người thợ hầm, thợ lắp máy Việt Nam lần đầu tiên thi công và xây dựng một công trình vĩ đại và họ đã thành công. Thành công nối tiếp thành công liên tục các năm tiếp theo các tổ máy từ số 2 đến tổ máy số 8 lần lượt khởi động và chính thức phát điện.

Chiến thắng nào cũng có sự hy sinh, để có dòng điện sông Đà tỏa sáng ngày hôm nay 168 người con đất Việt và những chuyên gia của Liên bang Xô Viết đã ngã xuống, những cái tên của họ còn mãi mãi ỏ lại với sông Đà. Tại Đài tưởng niệm những người đã hy sinh cho công trình thế kỷ còn ghi dòng chữ của những người cùng thời “ Tổ quốc ghi công các bạn”. Sự hy sinh của họ đã tạc vào lịch sử xây dựng đất nước, trí tuệ và lòng quả cảm đó sẽ mãi mãi tỏa sáng cùng dòng điện sông Đà soi dọi tới tương lai.

Việc xây dựng thành công công trình thủy điện Hòa Bình trên sông Đà còn gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng sau này như Li La Ma; Tổng công ty Sông Đà; Tổng công ty xây dựng 565, từ sông Đà họ đã có mặt trên hầu khắp các công trình trọng điểm của đất nước và cũng từ đây một thế hệ công nhân kỹ thuật, các cán bộ quan trọng của đất nước được rèn luyện thử thách và trưởng thành.

Đúng như Bộ chính trị với tầm nhìn chiến lược ngay từ những ngày đầu chuẩn bị xây dựng công trình đã khẳng định : “ Vì nước ta còn phải xây dựng tiếp theo nhiều công trình thủy điện và thủy lợi lớn khác cho nên Bộ thủy lợi có nhiệm vụ xây dựng một lực lượng chuyên, mạnh và giỏi, thống nhất chỉ đạo các khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế và thi công, lấy công trường Hòa Bình làm trung tâm đào tạo và rèn luyện đội ngũ, tiến tới sau này tự mình xây dựng lấy các công trình”.

Năm 1994 kết thúc 15 năm chính thức xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, đưa lại nguồn năng lượng lớn cho nền kinh tế quốc dân, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới đất nước. Hôm nay đây công trình thế kỷ vẫn ngời sáng trên sông Đà, kể từ khi tổ máy số 1 chính thức phát điện lên lưới quốc gia đến nay thủy điện Hòa Bình đã cung cấp gần 185 tỷ kw giờ điện phục vụ đất nước, góp phần rất lớn vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước.

Thấm thoát đã 35 năm trôi qua, thời gian đủ trưởng thành cho một thế hệ, dòng sông Đà mãi mãi chảy, trong hùng tráng của sóng nước Đà giang bỗng thấy bâng khuâng xúc động nhớ về một thời hào hùng khi tiếng mìn đầu tiên vang lên báo hiệu khởi công Công trình. Một bản hùng ca của những người thợ Việt Nam khi đặt nền móng cho Công trình Thế kỷ, hôm nay đây Công trình nhà máy Thủy điện Hòa Bình vẫn trang nghiêm tọa lạc và ngời sáng trên sông Đà, mãi mãi là niềm tự hào của một thế hệ đã tham gia làm nên một kỳ tích của thế kỷ 20.

Trong thời gian thi công công trình được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và nhân dân Liên Xô với sự giúp đỡ và tình hữu nghị thủy chung đã xây đắp nên một biểu tượng vô cùng cao đẹp của tình hữu nghị. Trong khuôn viên của Bảo tàng xây dựng thủy điện có một khối bê tông mà ngày trước công trường dùng để lấp sông, trong khối bê tông được đặt một bức thư gửi cho thế hệ mai sau, sẽ được mở vào năm 2100, nhưng ngay từ bây giờ thế hệ trẻ lên với công trình thế kỷ đều vô cùng ngưỡng mộ và khâm phục những gì mà Cha Anh họ đã xây dựng nên 35 năm về trước.

Xin được dẫn những lời tổng kết khi hoàn thành công trình thế kỷ của các Đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước để kết thúc cho bài viết này: “ Dù cho mai sau chúng ta có đủ sức mạnh và trí tuệ xây dựng những công trình lớn hơn rất nhiều nhưng với công trình thuỷ điện Hòa Bình thì nét đặc thù, sự độc đáo và tính lịch sử của nó khó có công trình nào sánh nổi”.

Đón đọc tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Hải Phòng 🌹 18 Bài Giới Thiệu Hải Phòng Hay

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Thuyết Minh Về Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình Ngắn Gọn – Mẫu 6

Bài văn thuyết minh về Nhà máy thủy điện Hòa Bình ngắn gọn với những ý văn súc tích và đầy đủ thông tin cơ bản sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng cho bài kiểm tra viết trên lớp.

Trải qua hơn 30 năm vận hành, Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3, đã tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thủy điện Hòa Bình được đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện Quốc gia.

Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay đã xuất hiện hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/s. Điển hình là các trận lũ lớn lịch sử xuất hiện vào tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/s; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017, khi hồ chứa đã đầy, có lưu lượng gần 16.000 m3/s với những diễn biến rất phức tạp, khó lường nhưng đều được chế ngự.

Sau 9 năm thi công, 14 giờ 10 phút ngày 24/12/1988, tổ máy đầu tiên của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện lên hệ thống, báo hiệu một thời khắc lịch sử của đất nước và ngành Điện lực Việt Nam. Đập dâng nước được áp dụng phương pháp màn chống thấm (đập đất đá lõi sét) chiều dài 734 m, chiều cao 128 m, chịu cột nước chênh lệch thượng, hạ lưu 102 m. Công nhân phải tiến hành hai lần ngăn sông để xây dựng đập. Đợt 1 vào 12/1/1983 và đợt 2 vào 9/1/1986.

Nhà máy đặt ngầm trong lòng một quả đồi là nơi lắp đặt toàn bộ thiết bị chính, gồm 8 tổ máy phát điện, máy biến áp cường lực… cùng các công trình phụ trợ. Tám tổ máy tổng công suất 1.920 MW, mỗi tổ có công suất 240 MW. Hầm thân đập dẫn vào bên trong nhà máy được lát đá, nếu đi từ cổng chính vào có chiều dài khoảng hơn 300 mét. Nơi đây có nhiều phòng chức năng nằm sâu trong lòng đất. Hồ chứa nước có dung tích 9,8 tỷ m3 nước. Tại cửa xả lũ được xây những trụ bê tông hình kim tự tháp để giảm vận tốc của nước khi xả.

Đài tưởng niệm được xây bên bờ đập thuỷ điện, bên trong có 168 bát hương và tấm bia ghi tên những người đã ngã xuống trong thời gian xây dựng công trình. Tượng đài Bác Hồ cao 18 mét, nặng hơn 400 tấn đã được đặt tại đỉnh núi Tượng trong quần thể Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.

Thủy điện Hòa Bình đã góp phần đưa quy mô nguồn điện Việt Nam đứng thứ 25 trên thế giới và đứng thứ 2 ASEAN. Hàng ngày có rất đông khách du lịch từ khắp nơi trên cả nước đến tham quan “công trình thế kỷ”.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình Đạt Điểm Cao – Mẫu 7

Bài văn mẫu thuyết minh về Nhà máy thủy điện Hòa Bình đạt điểm cao sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Ngày 6/11/1979, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công. Dòng sông Đà hung dữ đã được chinh phục bởi bàn tay và khối óc của con người. Biết bao mồ hôi, sức lực, xương máu của những người làm điện Việt Nam và Liên Xô đã đổ xuống, viết nên bản hùng ca thế kỷ 20.

Trong khi nghiên cứu tính khả thi công trình Thủy điện Hòa Bình, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã đặt câu hỏi: “Tại sao khi đất nước còn nghèo mà lại xây dựng công trình đòi hỏi nguồn tài chính lớn như vậy?” Thực tế đã có trả lời thỏa đáng, bởi với 4 nhiệm vụ chính: Chống lũ, phát điện, tưới tiêu và đảm bảo giao thông thủy, Thủy điện Hòa Bình đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có thể nói, quyết tâm xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình là một quyết định lịch sử của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh đất nước còn bộn bề khó khăn.

Và kế hoạch đó sẽ khó trở thành hiện thực nếu không có sự giúp đỡ to lớn, chí tình của Liên Xô, cung cấp trang thiết bị cần thiết cho công trình, đưa nhiều chuyên gia có trình độ cao sang làm việc, hướng dẫn kỹ thuật và đào tạo, gây dựng nguồn nhân lực đầu tiên cho Việt Nam. Cùng với cán bộ và công nhân Việt Nam, những chuyên gia Xô Viết đã kề vai, sát cánh xây dựng công trình với tiến độ chưa từng thấy. Cũng chính từ những công trình như Thủy điện Hòa Bình, đội ngũ kỹ sư và công nhân Việt Nam đã học hỏi và kế thừa được kỹ thuật cao của các chuyên gia Liên Xô. Có thể nói, Thủy điện Hòa Bình là một trong những biểu tượng cao đẹp nhất của tình hữu nghị Việt – Xô.

Ông Godunov Boric Ivanovich, người từng giữ cương vị Phó tổng chuyên viên Xô Viết về kỹ thuật đã ghi trong hồi ký của mình: Thủy điện Hòa Bình được xây dựng trong điều kiện kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp tài liệu thiết kế và gửi các chuyên gia sang làm việc, Liên Xô còn cung cấp vật tư, thiết bị xây dựng các cơ sở sản xuất phụ trợ cũng như xây dựng khu nhà ở cho chuyên gia, cung cấp thiết bị công nghệ và máy móc xây dựng kèm theo phụ tùng.

Một trong những người đầu tiên, cũng là người đóng vai trò quan trọng để có Thủy điện Hòa Bình vận hành hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển Việt Nam ngày hôm nay, phải kể đến Tổng chuyên viên Pavel Timofeevich Bogachenko. Ông được cử sang Việt Nam làm Tổng chuyên viên, trực tiếp điều hành xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vào năm 1979.

Bogachenko P.T là một trong số ít chuyên gia có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực xây dựng và điều hành công trình thủy điện lớn. Ông thường xuyên nghiên cứu kỹ từng chi tiết của dự án trong các điều kiện kỹ thuật sản xuất cụ thể, có khả năng tập hợp sự đoàn kết và tổ chức điều hành công việc của tập thể các chuyên gia Xô Viết, sử dụng hiệu quả bộ máy quản lý và các tổ chức xây lắp của Việt Nam. Giống như người “nhạc trưởng” của công trình, ông kiểm soát tiến độ thi công từng ngày, từng tháng, từng năm và kịp thời đưa ra những giải pháp hiệu quả, khắc phục những khó khăn nảy sinh trong quá trình thi công.

Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994, với công suất thiết kế 1920 MW, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hòa lưới điện quốc gia khoảng 8,16 tỉ kWh mỗi năm, chiếm khoảng 10% lượng điện cả nước.

Có lẽ không nơi đâu sự hòa quyện giữa con người và tự nhiên lại đẹp như nơi đây. Sảng khoái, thư giãn kèm theo niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc. Hiện nay, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với vùng đất Tây Bắc.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Hải Dương 💕 16 Bài Giới Thiệu Hải Dương Hay

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình Đặc Sắc – Mẫu 8

Đón đọc bài văn thuyết minh về Nhà máy thủy điện Hòa Bình đặc sắc với những ý văn sinh động, giàu hình ảnh biểu đạt và những thông điệp ý nghĩa.

Thủy điện Hòa Bình là điểm đến thăm quan không thể bỏ qua trong chuỗi hành trình khám phá hồ sông Đà. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Đến nhà máy Thủy điện, du khách được giới thiệu thăm quan các tổ máy phát điện, dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ, thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình thuỷ điện để hiểu thêm và trân trọng giá trị lịch sử và những cố gắng xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình.

Tượng đài Bác Hồ cao 18 mét, nặng hơn 400 tấn được đặt tại đỉnh đồi ông Tượng trong quần thể Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Tượng Bác sừng sững, hiên ngang cùng trời đất như dõi bước chứng kiến nhịp hành trang của cán bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực thi đua xây dựng tương lai ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp. Dưới chân Tượng đài Bác Hồ, ở độ cao 128 m so với mực nước biển, có thể bao quát cả công trình thủy điện đồ sộ và lòng hồ thủy điện Hòa Bình mênh mang bất tận, những dãy núi cùng nền trời xanh, mây trắng vờn bay.

Thành kính dâng hương trước anh linh Bác Hồ – trong lòng mỗi chúng ta nhớ lại ký ức không thể nào quên về người Cha già kính yêu của dân tộc. Năm 1960, trong một lần di chuyển bằng thuyền trên sông Đà, Bác đã chỉ tay xuống dòng sông và nói: “Phải biến thủy tặc thành thủy lợi. Mục đích cuối cùng phải chinh phục dòng sông có lợi ích lâu dài cho toàn dân”. Mong muốn của Bác đã thành hiện thực. Suốt mấy chục năm qua, công trình thủy điện Hòa Bình vẫn ngày đêm bền bỉ phát đi dòng năng lượng phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Thực hiện định hướng “điện khí hóa” của Đảng và Nhà nước, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, hàng vạn cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động ngày đêm bền bỉ có mặt trên công trường đầy thử thách và khắc nghiệt chạy đua với thời gian, thực hiện tiến độ ngăn sông đắp đập, xây dựng nhà máy. Đó là những năm tháng không thể nào quên. Khẩu hiệu thi đua tiến độ, chất lượng, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp núi rừng.

Hàng nghìn xe máy vận chuyển hàng hóa, đất đá, vật liệu rầm rập suốt ngày đêm. Những đường hầm sâu xuyên núi hàng trăm mét được thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Hàng triệu tấn m3 đất, đá được khoan đào, tập kết cho ngày ngăn sông. Biết bao tiền của, vật lực, công sức, mồ hôi và cả máu đã đổ vì dòng điện của Tổ quốc.

Các tổ máy nối tiếp phát điện bảo đảm tiến độ. Ngày 20/12/1994, công trình Thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy, công suất lên tới 1.920 MW được khánh thành và hòa lưới điện quốc gia. Công trình là thành quả, sự hy sinh, lao động miệt mài của cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia nước bạn. Vì dòng diện của Tổ quốc đã có 168 cán bộ, công nhân, viên chức và chuyên gia của Liên bang Xô Viết đã ngã xuống trong quá trình xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, trở thành biểu tượng đẹp của sự hy sinh, cống hiến và tình hữu nghị Việt – Xô, nay là Việt Nga vĩ đại.

Hôm nay, cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động Công ty Thủy điện Hòa Bình – đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới tiếp tục nỗ lực vượt khó, quản lý khai thác và vận hành an toàn, phát sản lượng điện đạt trên 200 tỷ KWh, đồng thời khai thác hiệu quả các chức năng tổng hợp của công trình, đóng góp đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

Gợi ý cho bạn 🌟 Giới Thiệu Về Hà Nội Bằng Tiếng Anh 🌟 15 Bài Hay Nhất

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Bài Thuyết Minh Về Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Tham khảo bài thuyết minh về Nhà máy thủy điện Hòa Bình học sinh giỏi để luyện tập cách viết hay và làm phong phú hơn ý văn của mình.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng ta xác định, cùng một lúc, cách mạng Việt Nam phải tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lược: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta ý thức rõ: Muốn xây dựng CNXH thì “Điện khí hóa” phải đi trước một bước.

Để tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của đất nước, kinh nghiệm KH -KT của Liên Xô thì xây dựng thủy điện là phương án kinh tế có khả thi nhất. Chính vì lẽ đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tạo tiền để xây dựng công trình.

Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Thủy lợi khảo sát, nghiên cứu địa chất toàn bộ lưu vực sông Đà và lựa chọn xây dựng công trình đầu mối thủy lực đầu tiên tại đoạn sông Đà chảy qua (TPHB hiện nay) trong sơ đồ bậc thang thủy điện trên sông Đà.

Hiện thực hóa chủ trương đó, vào đúng dịp Quốc khánh 2/9/1971, trên dòng sông Đà, chiếc máy khoan khảo sát địa chất của Liên Xô lắp đặt tại hố khoan số 1 ở lòng sông tuyến đập bắt đầu những mũi khoan đầu tiên, đặt dấu ấn khởi đầu cho ý tưởng chinh phục dòng sông Đà.

Năm 1978, Chính phủ phê duyệt Tổng quan sông Đà, quyết định lựa chọn tuyến Hòa Bình dưới mực nước dâng 115 m làm bậc thang 1 xây dựng trước, phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình Thủy điện Hòa Bình, chọn nhà máy thủy điện ngầm. Tháng 7/1979, luận chứng cơ sở kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình do Liên Xô lập được phê duyệt.

Đúng 10 giờ ngày 6/11/1979, đồng chí Lê Thanh Nghị, UV Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát lệnh nổ mìn, khởi công xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, sự kiện đặc biệt quan trọng, cả đất nước dồn lực cho công trường Thủy điện Hòa Bình.

Công trình Thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920 MW, lượng điện bình quân 9, 5 tỷ/KWh, được coi là công trình thế kỷ của đất nước, lớn bậc nhất Đông Nam Á, là nguồn cấp điện chủ lực, đóng vai trò điều tiết công suất, điện áp và tần số hiệu quả nhất của hệ thống điện Việt Nam thời đó. Công trình thủy điện Hòa Bình được khởi công và triển khai trong đúng thời điểm đất nước vừa kết thúc chiến tranh gặp muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Mặc khác điều kiện thi công phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật với sức ép tiến độ đặc biệt cao.

Được Đảng và Nhà nước xác định có vị trí ưu tiên số một, chỉ đạo các bộ, ngành T.Ư, địa phương tạo điều kiện tốt nhất về nguồn vốn, nhân lực, vật lực tập trung thi công công trình. Hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước, vì dòng điện của Tổ quốc, hàng chục vạn gia đình các dân tộc trong tỉnh đã hy sinh tài sản, ruộng vườn, vén nhà theo con nước dâng để phục vụ nhiệm vụ thi công công trình Thủy điện Hòa Bình.

Hàng vạn thanh niên từ các vùng nông thôn miền Bắc xung phong làm việc tại công trường Thủy điện – Công trường Thanh niên Cộng sản. Trên 500 kỹ sư và trung cấp kỹ thuật vừa tốt nghiệp, 800 chuyên gia là công trình sư, kỹ sư và công nhân lành nghề của Liên Xô được điều động đến công trường. Cán bộ, chiến sỹ, kỹ sư và công nhân lao động cùng chuyên gia nước bạn không quản khó khăn, gian khổ lao động quê mình ba ca, bốn kíp, tất cả “Vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”.

Tiến độ thi công không lúc nào bị gián đoạn, những điển hình tiến tiến, những tấm gương tiêu biểu về sự sáng tạo, tinh thần lao động quên mình lan tỏa, tạo nên khí thế ở mỗi mặt trận thi công, chạy đua đào hầm, chạy đua ngăn sông và chống lũ, chạy đua tiến độ phát điện… Môi trường làm việc trên công trường cực kỳ khắc nghiệt. Một chút sơ sẩy, một chút lơ là có thể gây nên hậu quả khôn lường.

Lòng quyết tâm cao độ, nghị lực, sự sáng tạo, đồng lòng nhất trí đã làm nên những kỳ tích, biểu tượng của tinh thần, khí thế lao động miệt mài, hăng say, hoàn thành vượt mức bảo đảm chất lượng các mục tiêu cải tạo, chinh phục dòng sông Đà. Trên công trường Thủy điện Hòa Bình nhiều kỷ lục được xác lập. Ngày 12/1/1983, thực hiện ngăn sông Đà đợt 1, ngày 9/1/1986 hoàn thành thi công các công trình đầu mối ngăn sông Đà đợt 2 – đỉnh cao là những nỗ lực thực hiện thắng lợi khẩu hiệu “Cao độ 81 hay là chết” – Cuộc ngăn sông lịch sử chạy đua với nước lũ lớn nhất thế kỷ XX.

Cuối năm 1988, sau 9 năm ròng rã kể từ ngày khởi công, tổ máy số 1 phát điện, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động, cả công trường hân hoan, xúc động, ngập tràn cờ hoa hạnh phúc. Sau đó các tổ máy lần lượt đưa vào phát điện theo đúng kế hoạch đề ra. Ngày 20/12/1994, Nhà máy Thủy điện chính thức khánh thành – một mốc son lịch sử về sự trưởng thành vượt bậc của ngành năng lượng Việt Nam và của ngành điện nói riêng.

Công trình Thủy điện Hòa Bình là thành quả của chủ trương đúng đắn thực hiện mục tiêu “điện khí hóa” của Đảng và Nhà nước, thành quả ý chí tinh thần lao động sáng tạo, bền bỉ với nỗ lực cao độ của cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động và đội ngũ chuyên gia nước bạn đã làm nên những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại.

Như lời của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng định: “Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mãi mãi là biểu tượng lao động sáng tạo của nhân dân ta, tượng trưng cho tình hữu nghị bền vững và sự hợp tác thành công giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam với Cộng hòa Liên bang Nga và các nước cộng hòa khác trong Liên bang Xô Viết trước đây”.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình

Thuyết Minh Về Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình Luyện Viết – Mẫu 10

Bài văn thuyết minh về Nhà máy thủy điện Hòa Bình luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn thêm biết ơn, trân trọng những hy sinh của thế hệ trước đã góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng trên dòng sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình. Đây là nhà máy thủy điện lớn của Việt Nam trong thế kỉ XX. Với dung tích chứa 9 tỉ m3 nước, ngoài nhiệm vụ cắt giảm lũ và cung cấp nguồn điện năng cho hệ thống điện lưới quốc gia, thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết chống hạn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; cải thiện giao thông đường thủy và tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh.

Công trình khởi công ngày 6/11/1979, khánh thành ngày 20/12/1994. Với công suất thiết kế 1920 MW mỗi năm, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hòa lưới điện quốc gia khoảng 8,16 tỉ kWh. Con đập cao 128m, dài 734m làm hoàn toàn bằng đất, đá và bê tông, mực nước dâng tối đa 120 m. Gần 50 triệu mét khối đất, đá được đổ vào con đập với hơn sáu mươi vạn người làm trong vòng mười lăm năm ròng rã.

Theo kế hoạch, Nhà máy thủy điện Hòa Bình sẽ được mở rộng với thiết kế ngầm trong núi sẽ được khởi công vào quý II/2020, hoàn thành phát điện tổ máy 1 vào Quý III năm 2023, phát điện tổ máy 2 vào quý IV/2023 và hoàn thành xây dựng công trình vào năm 2023. Năm 2023 khi dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện lớn hơn nhiều lần công suất hiện hành, đảmn bảo công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia tạo ra diện mạo mới, tiếp tục phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống lưới điện quốc gia.

Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình, có đặt khối bê tông hình chóp cụt với chiều cao 1,8m, nặng gần 10 tấn là kho lưu trữ thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh 💧 15 Bài Đặc Sắc

Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình
Thông số kỹ thuật nhà máy thủy điện Hòa Bình