Thông tư hướng dẫn nghị định 55 2023 nđ-cp

Nghị định số 55/2023/NĐ-CP: Chi tiết mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công

Lượt xem: 826

Chi tiết mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ. Nghị định số 55/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2023.

Thông tư hướng dẫn nghị định 55 2023 nđ-cp

Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng.

Nghị định nêu rõ mức chuẩn quy định ở trên làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.

Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP được thực hiện kể từ ngày 1/7/2023.

Nghị định số 55/2023/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Số ký hiệu văn bản 55/2023/NĐ-CP Ngày ban hành 21/07/2023 Ngày hiệu lực 05/09/2023 Trích yếu nội dung Nghị định số 55/2023/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng Hình thức văn bản Nghị định Thẩm quyền ban hành Lĩnh vực Người có công Người ký duyệt Tài liệu đính kèm Nghi-dinh-55-2023.pdf Phu-luc-ND-55-2023.pdf

Ngày 15/8/2023 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Thông tư số 55/2023/TT-BTC hướng dẫn chi tiết nội dung và mức chi đối với chi thông tin, tuyên truyền thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như chi thông tin, tuyên truyền; phổ biến giáo dục pháp luật như: Chi sản xuất, biên tập, đăng tải, truyền dẫn, phát sóng, phát hành các tài liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm báo chí, xuất bản và sản phẩm thông tin, truyền thông khác.

- Đối với chi thực hiện thông tin, tuyên truyền bằng xuất bản phẩm: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ và Thông tư số 42/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Đối với chi thực hiện thông tin, tuyên truyền bằng các loại hình báo chí: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; hoặc theo định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động báo chí, xuất bản do bộ, cơ quan trung ương và địa phương quyết định áp dụng theo quy định.

- Đối với hoạt động thông tin, tuyên truyền dưới hình thức tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thực hiện theo Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.

Trường hợp hoạt động sản xuất, biên tập, đăng tải, phát sóng, phát hành các tài liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm báo chí, xuất bản và sản phẩm truyền thông khác chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cấp có thẩm quyền ban hành; chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ các hoạt động truyền thông thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông căn cứ nhiệm vụ được giao, dự toán kinh phí, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

Về chi tiền công biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng, Thông tư nêu rõ, mức chi cho lĩnh vực này là 100.000 đồng/tin, bài dưới 350 từ; 150.000 đồng/tin, bài từ 350 từ đến dưới 600 từ; 200.000 đồng/bài từ 600 từ trở lên; tiền công phát thanh viên: 60.000 đồng/người/buổi.

Chi tổ chức các buổi tọa đàm, các lớp giáo dục truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề, đối thoại chính sách thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tùy theo tình hình thực tế và trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, các lớp giáo dục truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề quyết định hỗ trợ phụ cấp tiền ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho báo cáo viên. Mức chi theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC...

Bên cạnh các nội dung trên, Thông tư quy định rõ về đặt hàng xuất bản và phát hành ấn phẩm hàng năm.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được giao chủ trì các dự án, tiểu dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ để thực hiện nhiệm vụ được giao của các Chương trình mục tiêu quốc gia và thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.