Thư mục giới thiệu sách văn học

LỜI GIỚI THIỆU

Thầy cô và các em thân mến!

Thư viện trường phổ thông cung cấp nguồn tài liệu cho tất cả các bộ môn; nhưng với môn Ngữ văn, chúng ta nhận thấy vai trò của Thư viện là đặc biệt quan trọng. Môn Ngữ văn rất cần sách, từ sách giáo khoa, bài tập trong chương trình đến các loại sách tham khảo. Đến với Thư viện, bạn đọc tìm được những quyển sách có giá trị theo thời gian mà có thể tìm tòi bên ngoài sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Với nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, Thư viện trường TH&THCS Bình Minh đã rất cố gắng trong hoạt động phục vụ để đem đến cho bộ môn Ngữ văn những nguồn tài liệu thiết thực. Thư viện rất quan tâm đến việc giới thiệu sách đến với bạn đọc. Một trong những hình thức giới thiệu đó là việc hình thành các thư mục sách nhằm tổng hợp các tên sách, đầu sách theo nhóm. "Thư mục" là tài liệu cung cấp các tên sách và thông tin liên quan đến sách nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu và tìm tòi những quyển thích hợp với nhu cầu đọc của mình.

Trong năm học 2019 - 2020 này, một công trình mới vừa kịp ra đời đáp ứng nhu cầu của độc giả bộ môn Ngữ văn là "Thư mục tác giả, tác phẩm văn học". Có thể thấy, ngay từ chính tên gọi, Thư mục đã rất hấp dẫn đối với chúng ta.

Thư mục tác giả, tác phẩm văn học sẽ giới thiệu các ấn phẩm về các tác giả, tác phẩm văn học lớn, đặc biệt là những nhà văn nhà thơ có sáng tác được đưa vào chương trình học bậc phổ thông. Trong giới hạn khiêm tốn của đầu sách hiện có tại thư viện trường, Thư mục chỉ mới tập trung giới thiệu các sách về tác giả, tác phẩm văn học nổi bật nhất trong chương trình giáo dục phổ thông.

Thư mục này gồm 12 tên sách được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên sách, trong đó có những quyển rất giá trị như "Vân Đài Loại Ngữ" của Lê Quý Đôn; Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh; ngoài ra, trong những cuốn sách này còn có các bài viết của những người chuyên nghiên cứu văn học bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các tác giả, tác phẩm.

Sách trong Thư mục còn tập trung vào những nhà văn nhà thơ có tác phẩm được học trong nhà trường: Nguyễn Trãi, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao , Thạch Lam,..v..vMỗi tên sách đều được giới thiệu ngắn gọn nhưng rõ ràng, đầy đủ, hấp dẫn nhằm giúp bạn đọc nắm bắt được nội dung chính để chọn đúng sách cho nhu cầu giảng bài hay học bài.

Tác dụng của thư mục tác giả, tác phẩm văn học rất cụ thể. Đó là nhằm cung cấp cho các thầy cô và các em học sinh những quyển sách về các nhà văn nhà thơ, các tác phẩm giúp cho bạn đọc dễ dàng tiếp cận các tác phẩm văn học của các tác giả nhìn từ góc độ người sáng tác. Chúng ta đã biết, mỗi tác phẩm văn chương là "đứa con tinh thần" của một người nghệ sĩ ngôn từ, bởi vậy, hiểu biết đúng về người tạo ra nó cũng là cách để bạn đọc cảm nhận sâu sắc, tinh tế những trang văn có giá trị. Mặt khác, tìm hiểu về tác giả văn học cũng thể hiện một xu hướng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn trong thực tế hiện nay là tìm hiểu về phong cách sáng tác của một nhà văn nhà thơ, lí giải về nguồn cảm hứng sáng tạo, đề tài, thể loại, giọng điệu riêng của mỗi người, qua đó nhận ra những rung cảm sâu thẳm của họ và có những đối sánh với các tác giả cùng thời hay khác thời để tìm ra giá trị đích thực của từng tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm trong nhà trường.

Xin được giới thiệu cùng thầy cô và các em học sinh "Thư mục tác giả, tác phẩm văn học" của Thư viện trường TH&THCS Bình Minh!

Chân thành cảm ơn và chúc cho tất cả mọi người trong chúng ta sẽ luôn tìm được cho mình niềm vui, niềm hạnh phúc, sự sẻ chia từ những trang sách, trang đời rộng mở!

Bình Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2019

Người biên soạn

Nguyễn Thị Tuyến

NỘI DUNG THƯ MỤC

1. NGÔ VIẾT DINH. Đến với thơ Bà Huyện Thanh Quan Bước tới đèo ngang/Ngô Viết Dinh tuyển chọn .- H.: Nxb Thanh niên, 2004 .- 363tr.;19cm

8(V)083/TKNV - 00452

Tóm tắt:

Cuốn sách gồm các bài thơ nổi tiếng làm lên tên tuổi của bà Huyện Thanh Quan. Những tiểu luận và lời bình về thơ của bà Huyện Thanh Quan. Và một số bài thơ viết về bà Huyện Thanh Quan.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là mộtnữ sĩtrong thời cận đại củalịch sửvăn họcViệt Nam.

Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cái cảm giác vắng lặng và buồn bã. Cảnh bà miêu tả trong những bài thơ giống như những bức tranh thủy mặc, chấm phá. Hơn nữa, nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh, mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Do vậy, người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ. Thơ bà còn được chú ý vì một lẽ nữa, đó là nghệ thuật hết sức điêu luyện. Ở đó, niêm luật đều luật đều chặt chẽ mà không gây cảm giác gò bó, xếp đặt. Câu thơ của bà trang nhã, từ ngữ chải chuốt và chọn lọc công phu.

2. LÊ GIẢNG. Đến với Lỗ Tấn: Những truyện ngắn chọn và lời bình/Lê Giảng, Ngô Viết Dinh biên soạn và biên tập .- H.: Nxb Thanh niên, 2005 .- 695tr.;19cm

8(N)083/TKNV - 00447

Tóm tắt:

Cuốn sách nói về Lỗ Tấn và các truyện ngắn của ông. Mọi người ngày càng nhận thức được Lỗ Tấn một tác giả vĩ đại là một vốn quý tinh thần chung của dân tộc Trung Hoa và của loài người.

Nghiên cứu phân tích tác phẩm của Lỗ Tấn nhiều độc giả ở nhiều thời đại khác nhau đã có nhiều phản ứng khác nhau, người ta đã từ những thay đổi phát sinh ở các thời kỳ lịch sử khác nhau của phát triển xã hội Trung Hoa, từ việc nghiên cứu ở góc độ đặc biệt này, cụ thể từ những thay đổi tình cảm, tâm lý, tư tưởng dân tộc hiện đại để đánh giá đầy đủ và đúng đắn về Lỗ Tấn.

3. NGÔ VIẾT DINH. Đến với thơ Nguyễn Đình Thi/Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên soạn .- H.: Nxb Thanh niên, 2005 .- 474tr.;19cm

8(V)083/TKNV - 00450

Tóm tắt:

Cuốn sách gồm các bài thơ nổi tiếng làm lên tên tuổi Nguyễn Đình Thi. Những tiểu luận và lời bình về thơ của Nguyễn Đình Thi. Và một số bài thơ viết về Nguyễn Đình Thi.

Với thơ, Nguyễn Đinh Thi từ cái tạng tâm hồn tác giả đã mang đến cho văn học dân tộc một cảm xúc tươi trẻ, mới, khỏe, tạo được dấu ấn, chỗ đứng trong tiến trình thi ca dân tộc.

Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trongkháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặngGiải thưởng Hồ Chí Minhvề văn học nghệ thuật đợt I năm1996.

4. NGÔ VIẾT DINH. Đến với Nguyễn Tuân: Tác phẩm tiêu biểu và lời bình/ Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên tập .- H.: Nxb Thanh niên, 2005 .- 498tr.; 19cm

8(V)083/TKNV - 00449

Tóm tắt:

Cuốn sách gồm các bài thơ nổi tiếng làm lên tên tuổi Nguyễn Tuân. Những tiểu luận và lời bình về thơ của Nguyễn Tuân. Và một số bài thơ viết về Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân là một trong những đại thụ của rừng đầu nguồn văn chương Việt Nam thế kỷ này. Nguyễn Tuân là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, người mở ra những khả năng mới cho tiếng Việt.

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân không phải lànhà vănthành công ngay từ nhữngtác phẩmđầu tay. Ông đã thử bút qua nhiềuthể loại:thơ,bút ký,truyện ngắnhiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm:Một chuyến đi,Vang bóng một thời,Thiếu quê hương,Chiếc lư đồng mắt cua...

5. NGÔ VIẾT DINH. Đến với thơ Nguyễn Trãi/Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên tập . H.: Nxb Thanh niên, 2005 .- 994tr,;19cm

8(V)083/TKNV - 00448

Tóm tắt:

Cuốn sách gồm các bài thơ nổi tiếng làm lên tên tuổi cụ Nguyễn Trãi. Những tiểu luận và lời bình về thơ của cụ Nguyễn Trãi. Và một số bài thơ viết về cụ Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn củaViệt Nam, tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhàHậu Lêkhi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Riêng những tác phẩm văn chính luận của ông mang tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị, xã hội, thể hiện lý tưởng chính trị - xã hội cao nhất trong thờiphong kiếnViệt Nam. Ngoài ra, các tác phẩm này còn phản ánh tinh thần dân tộc đã trưởng thành, điều này được đánh giá là một thành tựu lịch sử tư tưởng và lịch sửvăn học Việt Nam.

6. HOÀNG QUẢNG UYÊN. Nhật ký trong tù và số phận lịch sử/Hoàng Quảng Uyên .- Tái bản lần thứ 1, có sửa chữa .- H.: Nxb Thanh niên, 2007 .- 231tr.;20.5cm

8(V)083/TKNV - 00400

Tóm tắt:

Tác phẩm là một hành trình tìm lại những nhân chứng lịch sử và con đường trở về của tác phẩmNGỤC TRUNG NHẬT KÝlưu lạc. Đọc tác phẩm ta càng thấu hiểu hơn sự gian truân của sự trở về của một tác phẩm cũng chịu nhiều sự chìm nổi như tác giả của nó vậy. Sự trở về của một tác phẩm đã trở thành một giá trị to lớn không thể thiếu trong nền văn học nước nhà - của một danh nhân văn hoá lớn Hồ Chí Minh.

Qua tác phẩm ta càng hiểu rõ hơn giá trị của tác phẩmNHẬT KÝ TRONG TÙtrong đời sống văn học nước nhà.

7. VŨ TUẤN ANH. Thạch Lam về tác gia và tác phẩm/Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú tuyển chọn và giới thiệu .- H.: Giáo dục, 2001 .- 491tr.;24cm

8(V)083/TKNV - 00465

Tóm tắt:

Ngoài phần Tiểu sử và bài viết Thạch Lam nguồ đi tìm cái đẹp trong cuộc đời và trong văn chương đánh giá khái quát sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam, cuốn sách hồm hai phần lớn:

Phần 1: Thẩm định giá trị văn chương Thạch Lam.

Phần 2: Thạch Lam để nhớ

Nghĩ đến Thạch Lam, người ta nghĩ đến một cây bút giàu chất nhân văn và đạm đà tính dân tộc, một tâm hồn nhạy cảm, một văn phong trong sáng và tinh tế.

8. HOÀI PHƯƠNG. Truyện Kiều những lời bình/Hoài Phương tuyển chọn .- H.: Nxb Văn hóa Thông tin, 2008 .- 623tr.;20.5cm

8(V)083/TKNV - 00405

Tóm tắt:

Truyện Kiều là một kiệt tác văn học cổ điển Việt Nam. Đọc Truyện Kiều và bình Truyện Kiều luôn là niềm say mê của nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam.

Nội dung chính của cuốn sách như sau:

- Phần I: "Truyện Kiều" trong tâm thế tiếp nhận của các thế hệ công chúng Việt Nam, gồm hai phần nhỏ:

+ Những vấn đề xung quanh nội dung kiệt tác "Truyện Kiều".

+ Nghệ thuật đặc sắc của "Truyện Kiều".

- Phần II: "Truyện Kiều" qua đánh giá của người nước ngoài.

9. HÀ MINH ĐỨC. Tuyển tập Nam Cao/ Hà Minh Đức tuyển chọn .- H.: Nxb Văn học, 2004 .- 875tr.;20.5cm

8(V)083/TKNV - 00382

Tóm tắt:

Cuốn sách này tuyển tập các tác phẩm của Nam Cao, được chia thành hai phần:Sáng tác trước cách mạng tháng TámSáng tác sau cách mạng tháng Tám.

Tuyển tập Nam Caolà tập hợp những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn tài hoa Nam Cao. Vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian cùng những biến cố lịch sử, tuyển tập Nam Cao cho đến ngày nay vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lòng người đọc. Người yêu văn chương của Nam Cao nhận ra mỗi vấn đề mà ông đã từng đề cập trong tác phẩm của mình đều là vấn đề bức thiết trong xã hội hiện đại, chúng chưa bao giờ cũ mòn, chúng là những tấm gương xê dịch trên quãng đường đời.

Bên cạnh đó, tinh thần nhân đạo mà ông gửi gắm qua từng tác phẩm cũng chính là yếu tố giúp các tác phẩm có được sức sống bất diệt. Nhà văn tài năng ấy luôn lấy tình yêu thương con người làm gốc rễ văn chương. Nếu như những nhà văn trước đó chỉ nhắc đến cái nghèo, cái đói vật chất hành hạ con người, thì với Nam Cao, đói nghèo nhân cách lại là điều đáng để băn khoăn, trăn trở.

Sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo không ngừng nghỉ, Nam Cao đã khẳng định vị thế của mình trong tiến trình phát triển của văn học nước nhà.

10. NGHIÊM XUÂN SƠN. Tuyển tập Vũ Trọng Phụng: Bộ mới/ Nghiêm Xuân Sơn biên soạn .- H.: Nxb Văn học, 2006 .- 519tr,;20.5cm

Tập 1

8(V)083/TKNV - 00385

Tóm tắt:

Tuyển tập Vũ Trọng Phụng bao gồm hai tập, chọn lọc giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Vũ Trọng Phụng trên tất cả các thể loại: kịch, truyện vừa, tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn, phê bình văn học...

Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay tới một nhà văn tài hoa nhưng bạc mệnh. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, ông sáng tác từ rất sớm và thử nghiệm mình trên nhiều thể loại: viết báo, viết kịch, sáng tác truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, phê bình văn học Nhưng có thể nói, tiểu thuyết và phóng sự là hai thể loại thành công nhất của nhà văn tài hoa này. Vũ Trọng Phụng được báo giới thời bấy giờ mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc, là nhà tiểu thuyết trác việt. Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát. Ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời, khi tài năng đang độ phát triển rực rỡ, Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp.

11. LÊ QUÝ ĐÔN. Vân đài loại ngữ/ Lê Quý Đôn .- H.: Nxb Văn hóa thông tin, 2006 .- 571tr.;24cm

8(V)083/TKNV - 00467

Tóm tắt:

Vân Đài Loại NgữđượcLê Quý Đônhoàn thành vào năm 1773, lúc ông 47 tuổi. Tác phẩm này được xem như một loại bách khoa thư, đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học sắp xếp theo thứ tự: Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội Vân Đài Loại Ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến.

1. Lý khí ngữ gồm 54 điều

2. Hình Tượng ngữ gồm 38 điều

3. Khu Vũ ngữ gồm 93 điều

4. Điển vựng ngữ gồm 120 điều

5. Văn nghệ ngữ gồm 48 điều

6. Âm Tự ngữ gồm 111 điều

7. Thư tịch ngữ gồm 107 điều

8. Sĩ Quy ngữ gồm 76 điều

9. Phẩm vật ngữ gồm 320 điều

Vân Đài Loại Ngữchia làm chín quyển ,phân loại rành mạch,nghị luận rõ ràng: trên từ thiên văn, dưới đến địa lý, giữa là nhân luân, cái học cách vật trí tri ,thành ý, chính tâm, cái công tu thân, tề gia, trị nước, bình thiên hạ đều có đủ cả ,có thể phát minh được nghĩa sâu xa các bậc hiền thánh và bắc cầu chỉ bến cho kẻ hậu học.

12. LỮ HUY NGUYÊN. Xuân Diệu thơ và đời/Lữ Huy Nguyên .- H.: Nxb Văn học, 2006 .- 403tr.;19cm

8(V)083/TKNV - 00411

Tóm tắt:

Tập sách này thiên về chọn những bài mang tính chất hồi ức, những mẩu chuyện, những kỷ niệm về thơ, đời của thi sĩ Xuân Diệu; có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp.

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", ... tiêu biểu đầy đủ nhất cho thời đại Thời đại cái tôi được giải phóng. Vì thế mà người đọc bắt gặp trong thơ ông một con người khát sống, khát yêu, khao khát giao cảm với thiên nhiên, con người. Chính điều ấy đã làm nên một Xuân Diệu nhà thơ tình lớn.