Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

Là dịch vụ dành cho khách hàng có nhu cầu nộp thuế nội địa. Với dịch vụ này, khách hàng hoàn toàn chủ động nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, các khoản thu nội địa khác… thông qua hệ thống mạng lưới giao dịch của Nam A Bank trên toàn quốc hoặc trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế mọi lúc mọi nơi.

Đăng ký ngay

Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

  • Tiết kiệm : miễn phí đối với các giao dịch thu NSNN vào tài khoản của KBNN mở tại SHB
  • Thuận tiện: nộp thuế tại các điểm giao dịch của SHB trên toàn quốc hoặc thực hiện qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7 của Tổng cục Hải quan.
  • Nhanh chóng, chính xác – an toàn: Kết nối trực tiếp với hệ thống của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước đảm bảo ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của khách hàng một cách chính xác, kịp thời, thông quan hàng hóa nhanh chóng.
  • Thực hiện nộp thuế 24/7, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.

Tin tức

27/06/2022

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã triển khai phối hợp thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) và thanh toán song phương điện tử với Kho bạc Nhà nước (KBNN), hướng tới mục tiêu cải cách hành chính toàn diện, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế.

Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

TPBank là một trong những ngân hàng đi đầu trong kết nối với Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế với vai trò ngân hàng phối hợp thu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế điện tử, thuế xuất nhập khẩu và thuế trước bạ không chỉ tại quầy giao dịch của TPBank mà còn  trên ứng dụng TPBank Biz. Bằng việc triển khai thành công thu NSNN và thanh toán điện tử song phương với Kho bạc nhà nước, TPBank chính thức trở thành điểm chuyên thu NSNN toàn diện, giúp rút ngắn thời gian nộp thuế cho khách hàng và đảm bảo ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế chính xác, kịp thời.

Thông suốt trong kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu NSNN, việc mở và sử dụng tài khoản chuyên thu của KBNN tại TPBank còn giúp toàn bộ các khoản thu NSNN sẽ được ghi nhận trực tiếp ngay vào hệ thống tài khoản của KBNN tại TPBank thay vì phải mất thời gian chuyển tiếp qua tài khoản của KBNN tại ngân hàng khác. Hình thức này giúp khắc phục cơ bản tình trạng sai lệch/ thiếu thông tin khi chuyển chứng từ thu NSNN từ các ngân hàng thương mại về KBNN và các cơ quan thu, đảm bảo việc tra soát thông tin nếu phát sinh sẽ được xử lý trong thời gian ngắn nhất.

Sự phối hợp toàn diện của TPBank và KBNN góp phần mở rộng điểm thu thuế, giúp cải cách các thủ tục hành chính trong hoạt động thu nộp thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN.

Đây không phải lần đầu tiên TPBank mở rộng liên kết, hợp tác với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm mang lại những lợi ích tối đa và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Mới đây, TPBank vừa trở thành một trong 6 ngân hàng đầu tiên kết nối xác thực tài khoản với cơ quan thuế qua eTax – Mobile. Trước đó, TPBank là một trong số những ngân hàng tiên phong triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Tài chính, triển khai cung cấp các giải pháp thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công.

Nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử

- Trường hợp nộp ngân sách nhà nước qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế: Người nộp ngân sách nhà nước sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử đã được cơ quan quản lý thuế cấp đăng nhập vào hệ thống nộp thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế để lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước, xác nhận chấp nhận nộp tiền và gửi chứng từ nộp ngân sách nhà nước tới cơ quan quản lý thuế theo phương thức điện tử. Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế gửi thông báo xác nhận đã nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước hoặc lý do không nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước cho người nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp ngân sách nhà nước sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong nộp thuế (T-VAN), Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế gửi thông báo xác nhận đã nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước cho người nộp ngân sách nhà nước thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN. Trường hợp chứng từ nộp ngân sách nhà nước hợp lệ, Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế thực hiện ký điện tử bằng chữ ký số của cơ quan quản lý thuế lên chứng từ nộp ngân sách nhà nước và gửi đến ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mà người nộp ngân sách nhà nước đã lựa chọn khi lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước. Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kiểm tra điều kiện trích nợ tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp số dư tài khoản của người nộp đủ để trích nộp ngân sách nhà nước, ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán làm thủ tục chuyển tiền đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của KBNN theo thông tin ghi trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước (thời hạn chuyển tiền theo quy định tại Luật Quản lý thuế); đồng thời, gửi chứng từ nộp ngân sách nhà nước có chữ ký số của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho người nộp ngân sách nhà nước qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế để xác nhận việc nộp ngân sách nhà nước thành công. Trường hợp số dư tài khoản của người nộp không đủ để trích nộp ngân sách nhà nước, ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi thông báo có chữ ký số về việc nộp ngân sách chưa thành công cho người nộp ngân sách nhà nước qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế để người nộp ngân sách nhà nước thực hiện lại các bước theo trình tự nêu trên. - Trường hợp nộp ngân sách nhà nước qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán: Người nộp ngân sách nhà nước sử dụng tài khoản có tên và mật khẩu truy cập do ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp để đăng nhập vào hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử tương ứng của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (như ATM, Internet Banking, Mobile Banking hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác); lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước theo chỉ dẫn trên hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử của từng hệ thống ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện kiểm tra thông tin về tài khoản trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước và điều kiện trích nợ tài khoản của người nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp kiểm tra phù hợp thì làm thủ tục chuyển tiền đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của KBNN theo thông tin ghi trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước (thời hạn chuyển tiền theo quy định tại Luật Quản lý thuế); đồng thời, gửi chứng từ nộp ngân sách nhà nước có chữ ký số của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho người nộp ngân sách nhà nước và gửi thông tin đã trích nộp vào ngân sách nhà nước thành công cho cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan (nếu có). Trường hợp kiểm tra không phù hợp, thì gửi thông báo phản hồi có chữ ký số của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc nộp ngân sách nhà nước chưa thành công cho người nộp ngân sách nhà nước qua hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử tương ứng để người nộp ngân sách nhà nước thực hiện lại các bước theo trình tự nêu trên.

- Trường hợp nộp ngân sách nhà nước qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia: Sau khi đăng nhập thành công vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia, người nộp ngân sách nhà nước thực hiện các bước tiếp theo tương tự như trường hợp nộp ngân sách nhà nước qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.

Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nhiều lợi ích từ phối hợp thu ngân sách giữa Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại

Linh Anh

10:01 13/12/2020

Việc hệ thống Kho bạc Nhà nước mở rộng phối hợp thu ngân sách nhà nước qua các ngân hàng thương mại cổ phần trong thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người dân, ngân hàng và Kho bạc Nhà nước. Đây là chủ trương đúng hướng, góp phần tích cực vào hiện đại hóa nền tài chính nói chung, tiến tới xây dựng Kho bạc số nói riêng.

TP. Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tăng thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công

Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng và SHB phối hợp thu ngân sách nhà nước

Kho bạc Nhà nước triển khai phối hợp thu ngân sách trên diện rộng

Đảm bảo nhiệm vụ chi trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước giảm mạnh

Tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp (DN), Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận chủ trương mở rộng việc phối hợp thu ngân sách nhà nước (NSNN) giữa KBNN với các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần.

Sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác với các NHTM nhà nước, từ đầu năm 2020 đến nay KBNN đã ký thỏa thuận phối hợp thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử với 4 NHTM cổ phần, gồm: Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Đông Nam Á (SeABank), Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Đây là các ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới rộng, hoạt động an toàn, ổn định, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Bộ Tài chính.

Với việc ký kết các thỏa thuận hợp tác này, KBNN phối hợp với các NHTM trong việc mở và sử dụng hệ thống tài khoản chuyên thu của KBNN tại ngân hàng và thực hiện phối hợp thu, ủy nhiệm thu NSNN, kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu ngân sách giữa ngân hàng và KBNN.

Thông qua đó, toàn bộ khoản thu ngân sách qua ngân hàng sẽ được ghi nhận trực tiếp ngay vào hệ thống qua các tài khoản chuyên thu của KBNN tại ngân hàng, bảo đảm tập trung kịp thời vào NSNN, đồng thời, truyền thông tin các khoản thu ngân sách sang Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

Trong quản lý ngân quỹ, với định hướng tiến tới một tài khoản thanh toán tập trung, KBNN đã đạt được việc hợp nhất số dư ngân quỹ trên 6 tài khoản chính– mở tại Ngân hàng Nhà nước và 5 ngân hàng thương mại. Có thể nói, hệ thống KBNN đã hiện đại hóa công tác quản lý thu NSNN, góp phần cải cách, nâng cao hiệu quả thu, nộp thuế.

Theo bà Trần Thị Huệ - Phó Tổng Giám đốc KBNN, việc hợp tác thu ngân sách giữa KBNN và các NHTM cổ phần thời gian qua đã mang lại những lợi ích thiết thực cho cả người nộp ngân sách, ngân hàng và KBNN. Người nộp NSNN được cung cấp các dịch vụ nộp NSNN đa dạng, thuận tiện, văn minh, hiện đại. Về phía KBNN, các khoản thu được tập trung nhanh, kịp thời vào NSNN, không phải qua các khâu trung gian.

Thông qua việc trao đổi thông tin dữ liệu điện tử về thu NSNN và ủy nhiệm thu bằng tiền mặt cũng giúp giảm thiểu khối lượng công việc thu NSNN tại KBNN, tạo điều kiện cho KBNN tiếp tục tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII). Về phía các NHTM có cơ hội cung cấp thêm các dịch vụ thanh toán có chất lượng cho khách hàng.

Nhằm đảm bảo và thúc đẩy lộ trình triển khai thỏa thuận hợp tác đã ký kết, KBNN và các NHTM cổ phần đã đang khẩn trương hoàn thành các quy trình nghiệp vụ; phát triển và kết nối các chương trình ứng dụng; chuẩn bị hạ tầng công nghệ... Cùng với đó, tổ chức đào tạo, tập huấn và hướng dẫn sử dụng cho cán bộ các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc các ngân hàng về quy trình thu NSNN; đồng thời chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc phối hợp chặt chẽ với đơn vị KBNN địa phương trong việc triển khai công tác phối hợp thu, ủy nhiệm thu NSNN theo thỏa thuận hợp tác.

Hướng tới xây dựng Kho bạc số

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, DN, trong những năm qua, KBNN đã tích cực cải cách cơ chế chính sách, triển khai nhiều dự án hiện đại hóa công tác quản lý thu, chi NSNN theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục; hiện đại về công nghệ; đảm bảo quản lý chặt chẽ tiền, tài sản nhà nước. Những cải cách này hướng tới xây dựng Kho bạc điện tử, tiến tới Kho bạc số với 3 không: “Không khách hàng tại trụ sở”, “Không tiền mặt” và “Không giấy tờ”.

Bên cạnh đó, KBNN đã phối hợp với các cơ quan trong phát triển và đa dạng hóa các phương thức thu NSNN như: thu NSNN qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của cơ quan thu, qua ATM, internet banking, mobile banking, qua các điểm chấp nhận thẻ POS của ngân hàng thương mại...

Với các giải pháp này, đến nay, gần 70% số thu NSNN đã thực hiện qua các NHTM được KBNN ủy nhiệm thu và 99% số thu NSNN qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn 1% số thu ngân sách thực hiện theo phương thức thủ công nhưng lại có số lượng giấy tờ rất lớn như thu phạt vi phạm hành chính và một số giao dịch khác.

Trong quản lý ngân quỹ, với định hướng tiến tới một tài khoản thanh toán tập trung, KBNN đã đạt được việc hợp nhất số dư ngân quỹ trên 6 tài khoản chính mở tại Ngân hàng Nhà nước và 5 NHTM.

Trước đó, KBNN đã phối hợp với các cơ quan có liên quan trong ngành Tài chính triển khai dự án Hiện đại hóa quy trình thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Hải quan - KBNN từ năm 2006. KBNN đã phối hợp với các cơ quan trong ngành Tài chính triển khai phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN qua NHTM, áp dụng các hình thức thu, nộp NSNN văn minh, hiện đại như ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt qua NHTM, nộp NSNN qua internet, ATM.

Với việc triển khai hiện đại hóa công tác thu NSNN và phối hợp thu, ủy nhiệm thu và xây dựng các hệ thống thanh toán song phương với các NHTM, KBNN đã tạo ra hệ thống kết nối thông suốt giữa người nộp thuế - Ngân hàng - Kho bạc - cơ quan Thuế - cơ quan Hải quan và điện tử hóa công tác thu ngân sách, hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo việc chia sẻ thông tin kịp thời.

Từ những việc làm thiết thực trên, hiện nay, người dân đã có thể thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách 24/7 tại bất kỳ thời gian, địa điểm nào. Tốc độ thực hiện giao dịch cũng như trao đổi thông tin thu được cải thiện đáng kể: Thời gian thực hiện giao dịch thu ngân sách còn dưới 5 phút/giao dịch; tốc độ luân chuyển thông tin thu giữa KBNN, cơ quan Thuế, Hải quan và NHTM gần như tức thời. Việc hiện đại hóa và đa dạng phương thức thu đã giúp giảm thiểu chi phí tổ chức thu ngân sách.

Như vậy, việc đẩy mạnh phối hợp thu ngân sách và thanh toán song phương điện tử giữa KBNN với các NHTM là một chủ trương đúng hướng, góp phần tích cực vào hiện đại hóa nền hành chính nói chung tiến tới hình thành kho bạc số.

In bài viết

ngân hàng thương mại Kho bạc Nhà nước thu ngân sách

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

    Hướng tới 95% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dữ liệu điện tử

  • Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

    Đảm bảo Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử vận hành thông suốt

  • Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

    Hạn chế tối đa nhà đầu tư cá nhân “lách luật” mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tin nổi bật

Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

Phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô

Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

Hạn chế tối đa nhà đầu tư cá nhân “lách luật” mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

Bộ Tài chính lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính

Thu ngân sách Nhà nước qua ngân hàng

Hoàn thiện công tác chuẩn bị triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền