Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2023

Thay đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc với người sử dụng lao động

(Chinhphu.vn) - Từ ngày 01/10/2022, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động có sự điều chỉnh.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2023

Việc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động trong thời gian qua là để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

Từ ngày 01/10/2022, người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP trong đó hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó, đối tượng được giảm 1% mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022) là người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01/10/2021.

Người sử dụng lao động nêu trên không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Như vậy, từ ngày 01/10/2022, người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ quay về mức 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Đảm bảo nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp đủ để chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia

Việc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động trong thời gian qua là để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19. 

Tuy nhiên, hiện tại hầu hết các hoạt động kinh tế đã diễn ra bình thường, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/10/2022 quay lại như trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp đủ để chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia.

Trong thời gian chờ tìm công việc mới, người lao động có thể duy trì thu nhập bằng cách nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Sau đây là thông tin về bảo hiểm thất nghiệp Thanh Hóa mà người lao động nên biết.

1. Địa chỉ bảo hiểm thất nghiệp Thanh Hóa ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, để được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp kịp thời thì trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động tại Thanh Hóa phải nộp đơn đề nghị hưởng đển các trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh.

Theo Thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, người lao động có thể lựa chọn 01 trong các địa điểm sau của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa để nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Phòng Bảo hiểm thất nghiệp - Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa:

Địa chỉ: Số 02 đường Tây Sơn, phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

- Văn phòng đại diện Ngọc Lặc:

Địa chỉ: Trụ sở tại Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

- Văn phòng đại diện Hà Trung:

Địa chỉ: Trụ sở tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

- Văn phòng đại diện Vĩnh Lộc:

Địa chỉ: Trụ sở tại Trung tâm dạy nghề huyện Vĩnh Lộc, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

- Văn phòng đại diện Nông Cống:

Địa chỉ: Trụ sở tại Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

- Văn phòng đại diện Tĩnh Gia:

Địa chỉ: Trụ sở tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Tĩnh Gia, thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

2. Số điện thoại liên hệ bảo hiểm thất nghiệp Thanh Hóa

Theo Trang Facebook chính thức của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa, người lao động thất nghiệp trên địa bàn có thể liên hệ với Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa theo số điện thoại: 0237 3852 310.

Người lao động có thể liên hệ với số điện thoại trên trong thời gian làm việc để được các cán bộ tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa giải đáp thắc mắc.

Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, Tết.

Ngoài ra, nếu không liên lạc được số điện thoại trên, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6192 của LuatVietnam để được hướng dẫn chi tiết về hồ sơ và thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2023

3. Làm ở tỉnh thành khác, về Thanh Hóa nhận trợ cấp thất nghiệp được không?

Tại hướng dẫn về việc nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã nêu rõ:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, người lao động thất nghiệp có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp tại đâu thì có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm thuộc địa phương đó.

Nói cách khác, dù không làm việc ở Thanh Hóa nhưng lại có nhu cầu nhận trợ cấp tại đây, người lao động hoàn toàn có thể lựa chọn một trong các địa chỉ tiếp nhận hồ sơ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa để nộp hồ sơ.

Khi đi, người lao động cần mang theo các loại giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

(2) Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm.

(3) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động như hợp đồng lao động hết hạn; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; thông báo chấm dứt hợp đồng lao động,…

(4) Bản gốc sổ bảo hiểm xã hội.

(5) Bản photo Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Hằng tháng, người lao động đều phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo tình hình tìm kiếm việc làm thì mới được chi trả trợ cấp nên LuatVietnam khuyên bạn nên chọn địa điểm gần nhất để tiện cho việc thông báo việc làm sau này.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2023

4. Nộp hồ sơ cho bảo hiểm thất nghiệp Thanh Hóa, bao lâu thì có tiền?

Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, nếu người lao động nộp đầy đủ hồ sơ cho Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa, cán bộ tại đây sẽ tiếp nhận và xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa quyết định việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong thời gian 20 ngày làm việc, nếu xem xét thấy người lao động đủ điều kiện để giải quyết trợ cấp thất nghiệp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó quyết định này sẽ được gửi về cho người lao động kèm theo theo sổ bảo hiểm xã hội.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện tại nơi nộp hồ sơ sẽ thực hiệ chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động.

Như vậy, người lao động chỉ cần chờ khoảng 25 ngày làm việc, tính từ lúc nộp đủ hồ sơ là có thể được lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Tiền trợ cấp của các các tháng sau đó sẽ được chi trả đều đặn với điều kiện là người lao động phải đi thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hằng tháng đúng hẹn.

Trên đây là những nội dung đáng chú ý về bảo hiểm thất nghiệp Thanh Hóa. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui  lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn cụ thể.