Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với các du học sinh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Buổi gặp gỡ diễn ra trong không khí thân tình và thẳng thắn. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành gần hai tiếng để trao đổi, chia sẻ và giải đáp cặn kẽ các câu hỏi của các thanh niên, sinh viên Việt Nam tại New York.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi sinh viên là một sứ giả của Đất nước

Đỗ Triệu Hải, sinh viên ngành chính sách công, Đại học Columbia, đặt câu hỏi cho Thủ tướng Phạm Minh Chính về vấn đề làm thế nào thu hút chất xám, tạo điều kiện cho các du học sinh trở về để làm việc trong các khu vực công cũng như tháo gỡ trong việc chuyển bằng cấp giữa trong và ngoài nước.

Giải đáp câu hỏi này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thẳng thắn: "Khi tôi còn làm trưởng Ban Tổ chức Trung ương, tôi rất muốn tuyển những sinh viên xuất sắc vào làm việc, đặc biệt trong khu vực công. Nhưng có một cái khó đó là việc chuyển đổi bằng cấp giữa nước ta và các nước còn nhiều bất cập".

Thủ tướng cho rằng để giải quyết vấn đề này cần phải có sự đồng ý của nước cấp bằng. Thực tế là có nước, họ cấp một cái bằng nhưng giá trị tương đương với bằng các nước khác. "Chính phủ đang tập trung làm để thuận lợi cho anh chị em học bất cứ trường nào tương đương với hệ đào tạo của họ. Tất nhiên cả quá trình phải có đánh giá, xếp hạng cho phù hợp. Trên cơ sở đó hai bên công nhận bằng cấp lẫn nhau", Thủ tướng cho hay.

Còn việc làm sao tuyển dụng nhân lực chất lượng cao vào khu vực công, theo người đứng đầu Chính phủ, phải giải quyết hài hòa hai vấn đề quan trọng, đó là lợi ích về vật chất và tinh thần của người đi làm.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Sinh viên Đỗ Triệu Hải đặt câu hỏi cho Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

"Vật chất là làm sao để đủ sống, còn tinh thần là sự thoải mái về môi trường làm việc, sự chia sẻ giúp đỡ trong công việc. Vì vậy, chúng ta phải nghĩ cách làm sao có thể vật chất chưa đáp ứng ngay nhưng tinh thần, môi trường làm việc phải đảm bảo minh bạch, công bằng" - Thủ tướng nói.

"Về vật chất, hiện nay các chế độ chính sách lương theo quy định chung. Chính phủ đang cố gắng làm sao lương đảm bảo nâng cao đời sống của người làm trong nhà nước. Gần đây có chủ trương cải cách tiền lương từ năm 2020 nhưng do dịch ảnh hưởng nên phải dừng lại. Khi dịch đã kiểm soát có thể sẽ nâng lương trong những năm tới đây" - Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định: dù bạn có làm ở đâu, Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, thì điều quan trọng là lúc nào bạn cũng nghĩ đến quê hương đất nước. Dân giàu thì nước mạnh, mà nước mạnh thì dân mới giàu. Làm sao nâng cao được năng lực, phẩm chất, đóng góp dù ở bất cứ nơi nào; quảng bá hình ảnh của Việt Nam như là một đại sứ ở nước sở tại.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Thủ tướng: "Thời chúng tôi về có việc làm đã là quý lắm rồi, phải mất nhiều thời gian mới tìm được việc làm. Khi đất nước còn trong nền kinh tế quan liêu, bao cấp, kinh tế tư nhân chưa phát triển, điều kiện hết sức khó khăn. Còn bây giờ quan trọng là năng lực, ý chí của mình như thế nào. Những người tài năng bao giờ cũng được lựa chọn" - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạn Hoàng Minh Khuê, tốt nghiệp ngành hành chính công, đặt câu hỏi cho Thủ tướng về tiến trình mục tiêu cụ thể để hiện thực hóa cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, cũng như quy hoạch điện than.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: Biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân... Biến đổi khí hậu tác động toàn dân nên phải đặt người dân làm trung tâm. Người dân phải tham gia vào chống biến đổi khí hậu.

Thứ hai, chúng ta là nước còn khó khăn, là một trong năm nước chịu tổn thất nhiều nhất trong biến đổi khí hậu nên cũng cần phải đòi hỏi sự công bằng trong tiến trình thực hiện. "Chúng ta là nước nghèo nhưng phải làm việc như nước giàu, do vậy tôi cũng đề nghị các nước phát triển hỗ trợ về thể chế, tài chính để hiện thực hóa lộ trình phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050", Thủ tướng nói.

Một du học sinh học ngành xây dựng tại Mỹ gửi đến Thủ tướng tâm nguyện về một cơ chế thu hút các kỹ sư người Việt Nam học ở nước ngoài tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam để giảm phụ thuộc vào nước ngoài.

Thủ tướng cho biết hiện đường sắt của ta do Pháp xây để lại. Đây cũng là một trăn trở của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam. Một trong những đột phá chiến lược của ta hiện nay là hạ tầng giao thông, trong đó có đường sắt. Tuy nhiên hiện vốn trung hạn cho đường sắt chưa có nhưng về lâu dài là phải làm.

Thủ tướng nói thêm, việc làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng đang có nhiều ý kiến tranh cãi. Tuy nhiên các thế hệ lãnh đạo và Thủ tướng rất mong muốn có tuyến đường sắt này.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Kết thúc buổi gặp gỡ với hơn 50 sinh viên, giảng viên người Việt Nam đang học tập và giảng dạy tại một số trường đại học Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng mỗi khách mời một chiếc bút - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Các du học sinh chụp ảnh kỷ niệm với Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ doanh nghiệp Mỹ

NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai


QĐND Online – Chiều hôm nay (5-4), với số phiếu tín nhiệm rất cao, Quốc hội đã bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảm nhiệm trọng trách Thủ tướng Chính phủ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử ghi lại một vài dấu ấn về tầm nhìn đột phá trên một số cương vị công tác của đồng chí Phạm Minh Chính.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Đồng chí Phạm Minh Chính từng tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng tại Rumani và “bén duyên” với lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế từ rất sớm, tốt nghiệp năm 1984. Theo thông tin về tiểu sử đồng chí Phạm Minh Chính được đăng tải trên Tạp chí Xây dựng Đảng, năm 1984, sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài, đồng chí được phân công làm Nghiên cứu viên Khoa học Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ. Đến năm 1989, đồng chí được điều động sang công tác tại Bộ Ngoại giao, làm Bí thư Thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam ở Ru-ma-ni. Đây cũng là thời kỳ đồng chí có điều kiện nghiên cứu về tình hình các nước Đông Âu sau các biến cố chính trị. Năm 1996 đồng chí về nước, tiếp tục công tác tại Bộ Nội vụ, kinh qua nhiều cương vị, trong đó có cương vị cục trưởng một cục về vấn đề kinh tế của ngành. Năm 2000, đồng chí bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật và năm 2006, được bổ nhiệm Phó tổng Cục trưởng Bộ Công an. Đồng chí đã có nhiều thời gian là giảng viên đại học kiêm nhiệm với học hàm Phó giáo sư. Năm 2009, đồng chí được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ Phụ trách Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an. Năm 2010, đồng chí được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an sau đó được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Hoạt động của đồng chí Phạm Minh Chính trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Trong thời kỳ này, đồng chí Phạm Minh Chính đã có những công trình nghiên cứu kinh tế thể hiện rõ tư duy, tầm nhìn chiến lược ấn tượng như: “Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá”xuất bản năm 2009,“Bối cảnh tài chính Việt Nam năm 1997-1998 và 2007-2008: Khoảng cách và biến đổi”. Đây đều là những công trình nghiên cứu kinh tế có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quý giá cho đổi mới. Công trình “Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá”, sau được in thành cuốn sách dày 538 trang do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành, viết về nền kinh tế của Việt Nam với trọng tâm nghiên cứu đặt vào hệ thống tài chính - tín dụng - tiền tệ. Trong cuốn sách, toàn bộ bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam từ năm 1945 đến đầu những năm 2000, được trình bày với mong muốn để lại trong độc giả những suy nghĩ về hành trình tiếp tục chinh phục nền kinh tế toàn cầu, cùng giấc mơ nước Việt Nam thịnh vượng.

Trong bài viết trên Tạp chí Cộng sản từ năm 2009, PGS, TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện là Ủy viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã nhận xét về cuốn sách: “Có thể nói "Mổ xẻ lịch sử như là sự khởi động đến tương lai'' khi đọc cuốn sách "Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá"' do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia mới ấn hành là công trình nghiên cứu một giai đoạn phát triển sôi động bậc nhất của nền kinh tế Việt Nam – giai đoạn Đổi Mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Đây thực sự là một công trình nghiên cứu lịch sử kinh tế, gắn với một giai đoạn, do vị trí lịch sử khá đặc biệt của nó, được mổ xẻ, phân tích, đánh giá kỹ càng, không chỉ bởi các học giả Việt Nam mà còn của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới”.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Là một chuyên gia kinh tế, PGS, TS Trần Đình Thiên đã đi và tư vấn ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Ông từng đúc kết ra một điều, ở đâu lãnh đạo tỉnh, thành phố quyết liệt, có tầm nhìn đột phá thì ở đó phát triển khác hẳn.

Quảng Ninh hiện nay được coi là một hiện tượng phát triển của đất nước, một hình mẫu chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công từ chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào tài nguyên khoáng sản thô là chủ yếu sang du lịch và dịch vụ với sự tăng tốc từ 8,8% GDP năm 2014 lên mức hai con số suốt nhiều năm, cả trong năm đại dịch Covid-19 vừa qua. Nhiều cán bộ và nhân dân Quảng Ninh cho rằng, Quảng Ninh bắt đầu bứt phá và tăng tốc từ giai đoạn 2011-2015 - thời kỳ đồng chí Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy, với cách làm sáng tạo, quyết liệt trong việc thực hiện 3 đột phá chiến lược: Hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực và cải cách hành chính.

Trước thềm Đại hội XIII của Đảng vừa qua, Quảng Ninh đã có những dấu ấn nổi bật về thu hút đầu tư với nỗ lực thu hút 2 tỉ USD vốn đầu tư. Song ít người biết nhiều gương mặt nhà đầu tư hôm nay cũng chính là những người có mặt tại cuộc xúc tiến đầu tư đầu tiên do tỉnh này tổ chức đầu năm 2012 với slogan “Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa” mà đồng chí Phạm Minh Chính khi đó là Bí thư Tỉnh ủy đã quyết liệt chỉ đạo.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Hoạt động của đồng chí Phạm Minh Chính trên cương vị Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Lúc bấy giờ, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ cuối năm 2008, kinh tế Việt Namgặp rất nhiều khó khăn. "Chiếc bánh ngân sách" của tỉnh Quảng Ninh 70% từ than, chỉ 20% từ sản xuất kinh doanh, 10% từ đất. Vậy mà Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính khởi xướng chuyển đổi chiến lược: Chuyển từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh” (tức từ khai khoáng sang phát triển du lịch, dịch vụ) trong sự ngỡ ngàng, khó tin của cả hệ thống chính trị.

Đây là quyết định lịch sử và hội nghị xúc tiến đầu tư đó đã thu hút tới hơn 1.000 người trong khi khách mời dự kiến ban đầu chỉ vài trăm. Nhiều nhà đầu tư lớn đã tìm đến sau hội nghị như Texhong (Hồng Kông), Rent A Port (Vương quốc Bỉ), SE (Nhật Bản),VinGroup, SunGroup...

Song chỉ chuyển hướng thôi chưa đủ, phải chuyển cả cách làm. Bằng con mắt của người có tố chất tổ chức tài năng, Bí thư Phạm Minh Chính sớm nhận ra nếu để hồ sơ đầu tư đi từ dưới lên, qua Sở Kế hoạch và Đầu tư thì các dự án rất chậm. Bí thư tỉnh ủy giao một phó chủ tịch tỉnh kiêm Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư. Với mô hình hồ sơ “đi từ trên xuống” thay cho “từ dưới lên”, công việc tiến triển rất nhanh.

Quảng Ninh cũng đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng trung tâm dịch vụ hành chính công đầu tiên trên cả nước đồng thời quyết liệt cải cách hành chính. Nhờ vậy đã nhanh chóng 3 năm liên tiếp, từ 2017 đến 2019 dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Cùng với đó, với tư duy quy hoạch phải đi trước một bước, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính đã có cách làm đột phá, đề xuất và được Trung ương chấp thuận cho thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài xây dựng quy hoạch gồm: McKinsey, BCG (Mỹ), Nikken Sekkei, Nippon Koie (Nhật Bản)... Tuy nhiên Quảng Ninh làm rất chặt chẽ, không “khoán trắng” cho nước ngoài mà thành lập các tổ tư vấn giúp việc và trực tiếp làm việc với các đơn vị tư vấn nước ngoài.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Hoạt động thăm, tặng quà của đồng chí Phạm Minh Chính trên cương vị Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đổi mới, hội nhập nhưng phải độc lập, tự chủ. Đó là quan điểm rất rõ trong tư duy nhà lãnh đạo Phạm Minh Chính. Câu chuyện xây dựng sân bay Vân Đồn là một ví dụ điển hình. Đơn vị tư vấn của Mỹ McKinsey khuyến nghị Quảng Ninh không nên làm sân bay vì gần đó đã có các sân bay Cát Bi, Nội Bài nhưng ông Phạm Minh Chính vẫn giữ nguyên quan điểm. Sau cuộc tranh luận kéo dài, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính đã khiến nhà đầu tư phải tâm phục khẩu phục khi khẳng định thực tế: Xu thế phát triển, đời sống nâng lên, nhu cầu đi lại, vui chơi giải trí gia tăng thì cái cần nhất với con người là thời gian. Để di chuyển nhanh nhất phải bằng máy bay song nếu đầu tư một con đường cao tốc gần 60.000 tỉ đồng chỉ kết nối được 3 trung tâm kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhưng nếu đầu tư sân bay chỉ mất 7.500 tỷ đồng sẽ kết nối được cả thế giới. Chính nhờ tư duy đột phá và quyết tâm chính trị mạnh mẽ đó, Vân Đồn – sân bay tư nhân đầu tiên đã được quy hoạch và xây dựng thần tốc.

Phát biểu tại Đại hội XIII của Đảng vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đã nhắc đến vai trò kiến tạo của thế hệ đi trước và khẳng định Quảng Ninh hôm nay vẫn tiếp tục mạch phát triển đổi mới có nhiều nét được khai phá từ thời đồng chí Phạm Minh Chính: “Kiên trìđổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế,chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”dựa vào ba trụ cột: Thiên nhiên,con người,văn hóa, kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…”. Phương thức đầu tư vẫn được kế thừa từ thành công của giai đoạn 2010-2015, với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Kể từ đó đến nay, Quảng Ninh đứng đầu cả nước trong triển khai đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với 44 dự án có tổng số vốn 47.000 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước tham gia chiếm 10% (chủ yếu tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng). Cứ 1 đồng ngân sách bỏ ra có thể huy động được từ 8,9 đồng từ khối tư nhân tham gia đầu tư vào Quảng Ninh.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

4 năm làm Bí thư tỉnh ủy, đồng chí Phạm Minh Chính còn để lại nhiều dấu ấn đột phá khác. Năm 2014, sau khi được Trung ương cho phép, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước đã thực hiện chủ trương nhất thể hóa các chức danh đến cấp quận huyện, đồng thời rà soát, tiến hành hợp nhất một số cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn chính quyền cùng cấp, có nhiệm vụ tương đồng. Hàng loạt các chức danh trong toàn tỉnh được nhất thể hóa.Ngay trong năm 2014, Quảng Ninh đã giảm được 101 phòng, ban, đơn vị, tinh giản 1.164 người hoạt động không chuyên trách cấp xã; không chi trả phụ cấp thường xuyên cho 17.697 người, giảm cho ngân sách cả trăm tỷ đồng.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Tháng 4-2015, đồng chí Phạm Minh Chính được Bộ Chính trị điều động phân công giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tháng 1-2016, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị, được phân công giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Trên cương vị trọng trách công việc “then chốt của then chốt” của Đảng, hơn một nhiệm kỳ qua cũng là thời điểm “thử lửa” đầy thách thức đối với ngành tổ chức cán bộ cũng như toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị.

Trước đó, những hạn chế về bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng từng kéo dài nhiều năm, gây bức xúc dư luận, tệ chạy chức, chạy quyền gia tăng, có những căn bệnh tưởng như trầm kha khó có thuốc chữa. Đã tồn tại nghịch lý “càng thực hiện tinh giản biên chế thì bộ máy càng phình to hơn, biên chế càng tăng”.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trong công tác chỉ đạo phòng, chống bão lũ và thăm hỏi động viên cán bộ chiến sĩ, người dân chịu thiệt hại do mưa lũ.

Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2014, đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) bức xúc: “Nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ hệ thống như hiện nay thìkhông dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”.

Tại phiên thảo luận của Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 vào tháng 10-2017, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội Nguyễn Minh Sơn trăn trở: “Cái bánh ngân sách dù có trở thành“nồi cơm của Thạch Sanh” cũng khó bao bọc nổi nền hành chính cồng kềnh như hiện nay”.

Tại một kỳ họp Quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) đã nhắc đến con số đáng thất vọng khi tổng kết về công tác tinh giản biên chế, sau 10 năm biên chế không giảm mà còn tăng 25%.

Song kết thúc trong nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua nhìn lại, chính đại biểu Nguyễn Ngọc Phương bất ngờ về những chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực này. Trả lời báo chí về vai trò đồng chí Phạm Minh Chính, đại biểu nhấn mạnh: “Tại nghị trường Quốc hội tôi đã từng ca ngợi vấn đề tinh giản biên chế và kiến nghị hết nhiệm kỳ, Quốc hội và Chính phủ mới xem xét những tổ chức, cá nhân làm tốt về công tác tinh giản biên chế thì phải phong anh hùng chứ không phải là khen thưởng”. Từ đó ông nhấn mạnh đến thành tích về tinh giản biên chế trong nhiệm kỳ này: “Chúng ta đều có ghi nhận những đóng góp và thành công của đồng chí Phạm Minh Chính”.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Theo đồng chí Mai Văn Chính, Phó trưởng Ban tổ chức Trung ương: Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (về sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn hiệu lực hiệu quả; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập),bộ máy đã được tinh giản đáng kể.

So với thời điểm trước khi có hai nghị quyết này (trước tháng 7-2017), đến cuối năm 2019, bộ máy đã giảm: 4 đầu mối trực thuộc Trung ương, 97 đầu mối trực thuộc cấp tỉnh, 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 565 đơn vị hành chính cấp xã, hơn 5.000 đơn vị sự nghiệp.

Về biên chế,cả nước giảm 500.000 người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách(gần 15%) so với thời điểm bắt đầu thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị (30-4-2015). Trong đó, giảm 40.000 công chức từ cấp huyện trở lên; viên chức giảm 200.000; hợp đồng lao động giảm gần 7.000 người; công chức cấp xã 5.000; hoạt động không chuyên trách ở xã thôn, tổ dân phố giảm 260.000 người.

Việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế không chỉ nằm ở những con số ấn tượng mà được tính toán “ra tiền, ra gạo”. Theo tính toán của Bộ Tài chính, năm 2019 so với 2017 giảm 0,85% tỉ trọng chi thường xuyên, tương đương 10.000 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2017 – 2019, chi NSNN giảm trên 15.000 tỷ đồng từ tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới sự nghiệp công.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW đã giúp “6 giảm”, “6 tăng”.

Một dấu ấn đột phá hết sức quan trọng nữa trong nhiệm kỳ Đại hội XII là Trung ương có riêng nghị quyết “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Đây là nghị quyết với nhiều cách làm chiến lược, đột phá, chuẩn bị đội ngũ cán bộ chiến lược ngang tầm nhiệm vụ, đủ năng lực gánh vác trọng trách phát triển đất nước với những mục tiêu rất lớn được xác định ở cột mốc trọng đại năm 2030 (tròn 100 năm thành lập Đảng) và năm 2045 (tròn 100 năm thành lập nước). Ban Tổ chức Trung ương đã tham mưu giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, chặt chẽ, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết, thống nhất cao. Đồng thời tiến hành khoa học, bài bản, khách quan, toàn diện theo phương châm làm từng bước, từng việc, từng khâu; làm thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng, làm đến đâu, chắc đến đó.

Nhiệm kỳ Đại hội XII còn ghi dấu ấn quan trọng của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trong những tham mưu chiến lược về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ. Việc Bộ Chính trị sớm thực hiện quy trình 5 bước trong công tác cán bộ thay cho quy trình 3 bước trước kia có thể coi là một đột phá hết sức quan trọng, giúp lấp đi nhiều lỗ hổng trong công tác cán bộ. Đặc biệt, việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 205 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Việc ban hành Quy định 205 đã đi trúng vào những vấn đề nhức nhối trong công tác cán bộ tồn tại suốt nhiều nhiệm kỳ vừa qua; lần đầu tiên trong một văn bản mang tính pháp quy của Đảng đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; chỉ rõ các hành vi chạy chức, chạy quyền; các hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền và chế tài, hình thức xử lý.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Một dấu ấn sâu sắc nữa không thể không nhắc đến là tinh thần “xây luôn đi đôi với chống” trong nhà lãnh đạo Phạm Minh Chính. Tại Đại hội XIII của Đảng vừa qua, lần đầu tiên cơ chế “6 dám” để bảo vệ cán bộ đã được đề cập. Trình bày tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với sự tham gia của gần 1 triệu cán bộ, đảng viênvừa qua, đồng chí Phạm Minh Chính đã nhắc lại vấn đề này với rất nhiều tâm huyết. Theo đồng chí, rất cần sớm có cơ chế bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. "Siết chặt kỷ luật, kỷ cương thì phải đi đôi với bảo vệ. Chúng ta siết chặt kỷ luật, kỷ cương rồi nhưng người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, rồi dám nói, dám đấu tranh thì chưa có cơ chế minh bạch để bảo vệ. Chúng ta cố gắng làm", đồng chí nhấn mạnh và cho biết vừa qua, theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã xây dựng dự thảo cơ chế này và qua nhiều vòng thảo luận song "vẫn thấy chưa yên tâm khi báo cáo Bộ Chính trị". Trong chương trình làm việc toàn khóa của Trung ương XIII đã đưa nội dung này ra và trong năm nay (2021), theo phân công của Bộ Chính trị, nội dung này sẽ sớm được báo cáo.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Nhóm Phóng viên Báo QĐND đoạt giải A, giải B, giải Khuyến khích Búa liềm vàng.

Cũng không thể không nhắc đến dấu ấn sâu đậm của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính với giới báo chí cả nước. Đồng chí chính là người khởi xướng và chỉ đạo quyết liệt để tổ chức và phát triển giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) qua 5 năm đã trở thành giải thưởng báo chí có uy tín, đã và đang tạo sự lan tỏa và hiệu ứng tích cực trong xã hội.

Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Clip tuyên thệ của tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Nguồn:vtv.vn
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức.


Thủ tướng việt nam bây giờ là ai
Thủ tướng việt nam bây giờ là ai

Tổ chức thực hiện:NGUYỄN VĂN MINH

Nội dung: NGUYỄN VĂN MINH

Ảnh:TTXVN - QĐND - Daihoidang.vn - Nhandan.com.vn - Baoquangninh.vn - TRỌNG HẢI

Kỹ thuật, đồ họa:VĂN PHONG - LAM ANH - THANH HƯƠNG - VIỆT HƯNG