Thực trạng thu ngân sách nhà nước

Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 5 ước đạt 126,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2022 đạt 806,4 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% dự toán năm và tăng ấn tượng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

"BỘI THU" NGÂN SÁCH NHƯNG LIỆU CÓ "LẠM THU"?

Theo Tổng cục Thống kê, thu nội địa tháng 5 ước đạt 96,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 646 nghìn tỷ đồng, bằng 54,9% dự toán năm và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thuế nhìn nhận, nền kinh tế những tháng đầu năm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục giúp thu ngân sách đạt được kết quả khả quan trên.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng, kích thích các doanh nghiệp tăng tốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 98,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Bên cạnh đó, do cầu tiêu dùng trong nước trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 tăng khá tạo đà cho nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2022. 

Thu từ dầu thô tháng 5 ước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, vượt 4,4% so với dự toán năm và tăng đột biến 90,9% so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá dầu Brent đang dao động trong khoảng 107 - 110 USD/thùng có những tác động tích cực đến thu từ dầu thô trong 5 tháng đầu năm 2022.

Còn thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 5 ước đạt 25,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 đạt 130,8 nghìn tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán năm và tăng mạnh 29,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thực trạng thu ngân sách nhà nước
Cán cân thu chi ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2022. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Như vậy, 5 tháng đầu năm 2022, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo, ngân sách nhà nước thặng dư 217,3 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây.

Dù ngân sách bội thu nhưng dư luận cũng bày tỏ băn khoăn về việc nền kinh tế vừa mới phục hồi, doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn nhưng năm 2021 đến những tháng đầu năm 2022, thu ngân sách đều đạt cao, liệu  có tình trạng lạm thu, ảnh hưởng đến doanh nghiệp?

Chia sẻ về thắc mắc này tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững" vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng khẳng định, trước khó khăn của doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Quốc hội có những điều chỉnh về chính sách thu ngân sách. 

Đáng chú ý, hàng loạt chính sách hỗ trợ miễn, giảm, giãn rất nhiều loại thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp được ban hành, tập trung vào các doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và vượt qua khó khăn trong đại dịch. 

Mặt khác, theo ông Hưng, cơ cấu thu ngân sách đang chuyển dịch theo hướng bền vững hơn. Theo đó, thu nội địa, tức là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước ngày càng chiếm vị trí chủ đạo, thu từ đất đai ngày càng giảm. Trong năm 2021, thu nội địa chiếm khoáng 84-85%, với bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ thu nội địa chỉ khoảng 60%, còn lại thu từ các yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bên ngoài như thu dầu thô, thu hoạt động xuất khẩu. 

Về phía chi ngân sách nhà nước, tổng chi ngân sách nhà nước tháng 5/2022 ước đạt 128,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 589,1 nghìn tỷ đồng, bằng 33% dự toán năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, chi thường xuyên 5 tháng đầu năm 2022 đạt 428,4 nghìn tỷ đồng, bằng 38,6% dự toán năm và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Chi đầu tư phát triển đạt 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng 22% và tăng 13,6%. Còn chi trả nợ lãi 43,6 nghìn tỷ đồng, bằng 42% và giảm 8,3%.

THU NGÂN SÁCH HAI "ĐẦU TÀU" GIỮ ĐÀ TĂNG 2 CON SỐ

Nhìn từ số liệu thu ngân sách từ hai "đầu tàu" kinh tế cả nước cũng cho thấy sự hồi phục tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trong 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 209.824 tỷ đồng, đạt 54,3% dự toán năm và tăng 19,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, các khoản thu liên quan đến bất động sản tăng gấp 2,1 lần, dầu thô tăng 82,5%.

Cụ thể, thu nội địa ước thực hiện 141.919 tỷ đồng, đạt 54,7% dự toán, chiếm 67,6% tổng thu cân đối và tăng 19,8% so với cùng kỳ.

Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 13.176 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán, chiếm 6,3% tổng thu và tăng 28,6%.

Thu từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 40.469 tỷ đồng, đạt 60,1% dự toán, chiếm 19,3% tổng thu và tăng 10%.

Còn thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 33.034 tỷ đồng, đạt 60,1% dự toán, chiếm 15,7% tổng thu và tăng 7,9%.

Đặc biệt, theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, thu ngân sách từ dầu thô đã vượt dự toán cả năm, ước thực hiện 10.695 tỷ đồng, tăng 82,5%.

Đối với thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, 5 tháng ước thực hiện 57.200 tỷ đồng, đạt 49,1% dự toán, tăng 11,7%.

Thực trạng thu ngân sách nhà nước
Nguồn: Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh.

Với "đầu tàu" phía Bắc, báo cáo của Cục Thống kê TP. Hà Nội cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 162,9 nghìn tỷ đồng, đạt 52,3% dự toán và tăng ấn tượng 23% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, thu nội địa là 150,9 nghìn tỷ đồng, đạt 52,3% dự toán và tăng 22,7% so với cùng kỳ.

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu là 10,8 nghìn tỷ đồng, đạt 49,5% và tăng 23,6%. Thu từ dầu thô là 1,2 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 13,4% và tăng tới 69,3%.

Điểm danh một số lĩnh vực thu chủ yếu 5 tháng đầu năm, Cục Thống kê TP. Hà Nội cho hay, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 27,2 nghìn tỷ đồng, đạt 47% dự toán và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9,8 nghìn tỷ đồng, đạt 43% và giảm 16,9%.

Thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 37,6 nghìn tỷ đồng, đạt 68,8% và tăng 54,9%.

Bên cạnh đó, một số sắc thuế khác đạt khá như thuế thu nhập cá nhân 19,1 nghìn tỷ đồng, đạt 66,4% và tăng 24,6%. Thu lệ phí trước bạ 3,4 nghìn tỷ đồng, đạt 52% và tăng 2,7%. Thu phí và lệ phí 7,1 nghìn tỷ đồng, đạt 41,7% và tăng 7,4%.

Tuy nhiên, thu tiền sử dụng đất mới đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, đạt 31,6% và giảm 20,1%. 

Còn chi ngân sách địa phương 5 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 26 nghìn tỷ đồng, đạt 24,3% dự toán và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển 8,6 nghìn tỷ đồng, đạt 16,9% dự toán và tăng 21,5%. Chi thường xuyên 17 nghìn tỷ đồng, đạt 31,9% và tăng 4,2%.

Đây là đánh giá được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 tổ chức sáng nay 6/1. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Thu ngân sách nhà nước vượt gần 220.000 tỷ đồng

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Bộ Tài chính cho biết, ngay từ đầu năm 2021, Bộ Tài chính đã kiên định thực hiện quản lý, điều hành thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; chủ động xây dựng và triển khai các phương án điều hành đảm bảo cân đối NSNN các cấp, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời, chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời có những điều chỉnh về chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân.

Thực trạng thu ngân sách nhà nước
Thực trạng thu ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham dự hội nghị

Thu NSNN năm 2021 ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,4% (vượt 219.900 tỷ đồng) dự toán, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020. Trong đó, chủ yếu tăng thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu tiền sử dụng đất; thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất – kinh doanh (vượt 14,5% dự toán, tăng 11,3% so với thực hiện năm 2020); tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 18,6% GDP (vượt mục tiêu 15,5% GDP).

Thu ngân sách Trung ương (NSTƯ) ước đạt 106,7% dự toán; thu ngân sách địa phương (NSĐP), ước đạt 128,2% dự toán.

Cùng với kết quả nổi bật trong thu NSNN, công tác điều hành chi NSNN chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Nhờ đó, các nhiệm vụ chi NSNN năm 2021 đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra: Chi NSNN năm 2021 ước đạt 1.879 nghìn tỷ đồng, bằng 111,4% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.

Đến ngày 31/12/2021, NSNN đã quyết định chi 45.100 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 và 28.900 tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tổng cộng là 74.000 tỷ đồng (trong đó, Trung ương đã chi 26.300 tỷ đồng, các địa phương đã chi từ NSĐP 47.700 tỷ đồng).

Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022

Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm hơn năm trước, ước đến hết 31/12/2021 đạt 74,7% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 77,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (năm 2020 đạt 82,66%).

Năm 2021, cân đối NSTƯ và NSĐP được đảm bảo. Ước tính năm 2021, bội chi NSNN thực hiện dưới 4% GDP.

Trong năm 2021, Bộ Tài chính cũng đã kiểm soát chặt chẽ nợ công, tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng bền vững. Đến cuối năm 2021, nợ công khoảng 43,7% GDP, nợ Chính phủ khoảng 39,5% GDP, dư nợ vay nước ngoài quốc gia khoảng 39% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ dưới 23% tổng thu NSNN, trong phạm vi giới hạn an toàn cho phép.

Cùng với đó, năm 2021, Bộ Tài chính tăng cường quản lý giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát; giá cả thị trường được giữ ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2021 chỉ tăng 1,84%, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra năm 2021.

Về phát triển thị trường chứng khoán, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Đến hết ngày 31/12/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.498,28 điểm, tăng 35,7% so với cuối năm 2020, quy mô vốn hóa cổ phiếu trên thị trường đạt khoảng 7.729 nghìn tỷ đồng (trên 92% GDP ước thực hiện năm 2021), tăng 46% so với cuối năm 2020.

Thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng tốt, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 ước đạt 214,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm 2020; tổng tài sản đạt 710 nghìn tỷ đồng, tăng 23,86%; đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 577,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,24%.

“Năm 2021, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, toàn ngành Tài chính đã chủ động đề xuất, triển khai đồng bộ các giải pháp tài chính - NSNN; hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ tài chính - NSNN; góp phần quan trọng thực hiện “nhiệm vụ kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”, đại diện Bộ Tài chính đánh giá.

Năm 2022 tiếp tục chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng

Năm 2022, Bộ Tài chính dự toán thu là 1.411,7 nghìn tỷ đồng; trong đó: thu nội địa chiếm 83,35%; thu dầu thô chiếm 2%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 14,1%; thu viện trợ chiếm 0,55%. Chi NSNN dự toán năm 2022 là 1.784,6 nghìn tỷ đồng. Bội chi NSNN 4% GDP.

Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Theo đại diện Bộ Tài chính, năm 2022, ngành Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng, bám sát diễn biến của dịch Covid-19, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, nhằm thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính - NSNN; đẩy mạnh cải cách hành chính; đẩy nhanh xây dựng chính phủ số.

Bên cạnh đó, phát triển bền vững, vận hành an toàn, thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ổn định các cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

“Năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm dự toán thu NSNN. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi NSNN, tài sản công, đất đai, tài nguyên”, đại diện Bộ Tài chính cho hay./.