Thuốc Berberin trẻ em uống được không

Tiêu chảy là một bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ.Trong tất cả các thuốc cầm tiêu chảy cho bé trên thị trường, Berberin đã trở thành một loại thuốc trị tiêu chảy thông dụng bởi công dụng tuyệt vời và tính an toàn của nó. Bài viết sau đây cung cấp đầy đủ các thông tin về thuốc Berberin. 

1. Công dụng của thuốc tiêu chảy Berberin

Berberin là thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ chủ yếu từ cây hoàng đằng (vàng đắng) và các thành phần khác như: hoàng bá, hoàng liên, thổ hoàng liên,…

Berberin được sử dụng rộng rãi với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Berberin cũng được chứng minh ít hấp thu vào máu. Do đó, Berberin thường sử dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc biệt hiệu quả trong điều trị tiêu chảy nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn và ký sinh trùng, như:

– Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hội chứng lỵ gồm lỵ amip, lỵ trực trùng,…

– Chống lại vi khuẩn tả và E.coli.

Xem thêm: Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em – Nguyên tắc mẹ cần nằm lòng

2. Hướng dẫn liều dùng và cách dùng thuốc tiêu chảy Berberin

2.1. Liều dùng Berberin

Berberin là một trong các thuốc cầm tiêu chảy cho bé, liều dùng phụ thuộc vào độ tuổi. Dưới đây là liều tham khảo điều trị các trường hợp tiêu chảy và hội chứng lỵ. Liều được tính theo đơn vị mg và có thể quy đổi ra số lượng viên tùy thuộc vào hàm lượng chế phẩm:

– Trẻ em dưới 2 tuổi: Uống 20mg/lần, 2 lần/ngày.

– Trẻ em 2–7 tuổi: Uống 50mg/lần, 2 lần/ngày.

– Trẻ từ 8–16 tuổi: Uống 100mg/lần, 2 lần/ngày.

– Trẻ em trên 16 tuổi và người lớn: Uống 120 – 150mg/lần, 2 lần/ngày.

2.2. Thuốc chữa đi ngoài Berberin uống lúc nào?

– Uống Berberin trước khi ăn khoảng 1-2 giờ vào buổi sáng và tối.

– Đối với trẻ em, việc sử dụng Berberin thông thường rất khó khăn, vì nó có vị đắng. Cùng với đó, với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc Berberin cho trẻ, cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ.

3. Tác dụng phụ

– Vì chiết xuất từ dược liệu, nên thuốc Berberin gây ra ít tác dụng phụ hơn các thuốc cầm tiêu chảy khác.

– Nếu sử dụng quá liều có thể gây ra một số phản ứng như: đau đầu, tụt huyết áp, hồi hộp, nhịp tim nhanh, nôn, buồn nôn,…

Xem thêm: Dấu hiệu mất nước ở trẻ mẹ cần đặc biệt lưu ý

4. Lưu ý khi dùng thuốc tiêu chảy Berberin cho trẻ

– Với cơ chế kháng khuẩn, Berberin không những tác động lên các vi khuẩn có hại và gây suy giảm cả hệ lợi khuẩn đường ruột vốn có của trẻ. Do đó việc sử dụng Berberin cho trẻ nhỏ có thể gây tác dụng ngược.

– Không cho bé sử dụng thuốc tiêu chảy Berberin trong thời gian kéo dài (>8 tuần).

– Không nên sử dụng Berberin cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Vì nó có khả năng gây tổn thương não trên những trẻ sơ sinh mắc chứng vàng da nặng.

Để tránh các hậu quả đáng tiếc, mẹ nên cân nhắc trước khi cho bé uống thuốc tiêu chảy Berberin. Đặc biệt, mẹ có thể để lại thông tin, dược sĩ sẽ liên hệ để đánh giá tình trạng và tư vấn miễn phí về vấn đề bé đang gặp phải.

5. Giá thuốc Berberin

Giá bán của thuốc Berberin phụ thuộc vào hàm lượng và số lượng viên có trong lọ. Giá cũng có thể thay đổi tùy theo cơ sở bán thuốc và từng địa phương. Tuy nhiên, chênh lệch là không quá nhiều. Dưới đây là giá bán mà mẹ có thể tham khảo:

– Viên 5 mg: 4.000 VNĐ/lọ/50 viên

– Viên 50mg: 20.000 VNĐ/lọ/30 viên

– Viên 100mg: 45.000 VNĐ/lọ/100 viên

Thuốc Berberin được bán ở tất cả các cơ sở y tế và quầy thuốc trên cả nước. Tuy nhiên, mẹ nên tìm mua thuốc ở các cơ sở có uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi sử dụng cho bé.

Trên đây là một số thông tin mẹ cần biết về thuốc tiêu chảy Berberin. Berberin là một thuốc trị tiêu chảy phổ biến, lâu đời và khá an toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng Berberin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng.

Mẹ có thể truy cập vào Website: Bioamicus.vn để tìm hiểu thêm về các vấn đề khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho bé.

Bioamicus CompleteĐồng hành cùng con khôn lớn

Berberin là thuốc gì? Thuốc Berberin được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Berberin trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

1. Berberin là thuốc gì?

Tên khác là berberine sulfate hoặc berberine chlorhydrate, là thuốc có hoạt tính kháng sinh chống viêm. Berberin được chiết xuất từ rễ và thân của cây Vàng đắng.

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất

  • Berberine chloride: 100mg.

Tá dược

  • Tinh bột sắn
  • Povidone
  • Talc
  • Ethanol 96%.
Ảnh minh họa: Berberin

2. Chỉ định của thuốc Berberin

  • Thuốc Berberin được chỉ định để điều trị chứng lỵ do trực khuẩn
  • Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị tình trạng viêm ruột, tiêu chảy.

3. Không nên dùng thuốc Berberin nếu

Dị ứng với hoạt chất Berberin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức của thuốc

4. Cách dùng thuốc Berberin hiệu quả

4.1. Cách dùng

  • Thuốc được bào chế ở dạng viên nang uống
  • Dùng thuốc với một cốc nước với dung tích vừa đủ

4.2. Liều dùng

Tùy vào đối tượng cụ thể mà dùng thuốc với từng liều lượng khác nhau

Đối tượng là người lớn

  • Liều dùng: mỗi lần uống từ 2 – 3 viên
  • Ngày uống 2 – 3 lần.

Trường hợp đối tượng là trẻ em

  • Liều dùng: mỗi lần uống từ 1 – 2 viên
  • Ngày uống 2 – 3 lần.

5. Tác dụng phụ

  • Buồn nôn, nôn.
  • Xuất hiện tình trạng suy hô hấp.
  • Chứng dị cảm (những cảm giác bất thường như tê hay ngứa ran).
  • Tuy nhiên, cần phải  lưu ý và theo dõi tình trạng sức khỏe làn da khi dùng thuốc. Nếu xuất hiện bất cứ phản ứng dị ứng hoặc các triệu chứng bất thường nào thì cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí và hỗ trợ kịp thời.
Tác dụng phụ buồn nôn

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Berberin

  • Tetracycline: làm giảm tác dụng của Tetracycline.
  • Cyclosporin A: làm tăng nồng độ của Cyclosporin A trong máu.
  • Các vitamin nhóm B: thuốc có khả năng làm giảm chuyển hóa các vitamin này.

7. Những lưu ý khi dùng thuốc Berberin

Lưu ý khi dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường, huyết áp thấp, bệnh tim mạch hay bị giảm bạch cầu.

Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và lịch trình dùng thuốc để có thể đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị với thuốc Berberin

Lưu ý khi dùng Berberin cho đối tượng mắc bệnh tim mạch

8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt

8.1. Lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc Berberin hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào về tác động của thuốc lên thần kinh với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hoặc buồn ngủ,..
  • Do đó, có thể sử dụng thuốc này trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ như lái xe cũng như điều khiển, vận hành máy móc

8.2. Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ

  • Thuốc Berberin có khả năng gây tình trạng co bóp tử cung trên phụ nữ mang thai. Do đó, phải chống chỉ định sử dụng thuốc Berberin trên đối tượng này
  • Với phụ nữ cho con bú: vì vẫn chưa đánh giá được việc sử dụng thuốc trên đối tượng. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng đối với phụ nữ cho con bú để đảm bảo được lợi ích trên mẹ và an toàn cho em bé

9. Xử trí khi quá liều thuốc Berberin

  • Cho đến hiện tại, vẫn chưa có báo cáo về các tác dụng phụ khi dùng thuốc quá liều.
  • Lưu ý, khi dùng thuốc quá liều thì cần theo dõi triệu chứng của người dùng. Nếu bất thường, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cứu chữa kịp thời
  • Ưu tiên hơn cả là tập trung điều trị để cải thiện triệu chứng cho người bệnh

10. Xử trí khi quên một liều thuốc Berberin

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

11. Cách bảo quản

  • Để thuốc Berberin tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc tránh để ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
  • Không dùng thuốc nếu đã hết hạn dùng. Thông tin được trình bày rõ ràng trên bao bì sản phẩm
  • Ngoài ra, đối với thuốc không sử dụng nữa, cần phải xử trí cẩn thận (hỏi bác sĩ/ dược sĩ) trước khi thải ra ngoài để giúp bảo vệ môi trường

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Berberin. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Video liên quan

Chủ đề