Thuốc điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn

Trước khi tìm hiểu đau đầu buồn nôn chóng mặt là bệnh gì, người bệnh cần hiểu rõ các triệu chứng cụ thể của tình trạng này. Theo đó, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt là cảm giác sai về sự di chuyển của cơ thể so với không gian hoặc của không gian so với cơ thể (cảm giác đồ vật chao đảo quanh mình hoặc mình quay quanh đồ vật). Người bị chứng chóng mặt, đau đầu thường mất thăng bằng, đi không vững, có cảm giác như đang ngồi trên thuyền, có thể buồn nôn hoặc nôn, ù tai, giảm thính lực,... Triệu chứng chóng mặt tăng khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc khi quay đầu. Vì vậy, bệnh nhân thường nằm im một tư thế, mắt nhắm nghiền để giảm triệu chứng khó chịu.

Để giữ thăng bằng cho cơ thể cần có sự tham gia của hệ thống giác quan (hệ tiền đình, cảm giác sâu và thị giác), hệ thống thần kinh trung ương và các cơ vùng cổ, thân, chi... Nếu các cơ quan này bị tổn thương thì sẽ gây chóng mặt và mất thăng bằng.

2. Đau đầu buồn nôn là bệnh gì?

Tình trạng này có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khá nguy hiểm. 

2.1 Đau đầu chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: chóng mặt xuất hiện đột ngột, khi thay đổi tư thế và không có dấu hiệu báo trước. Triệu chứng chóng mặt thường kéo dài vài giây, xuất hiện sau khi cử động đầu. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính chiếm khoảng 30% các trường hợp chóng mặt.
  • Bệnh Meniere: biểu hiện của căn bệnh này là cơn chóng mặt kéo dài 5 phút - 5 giờ. Trước khi bị chóng mặt, người bệnh có cảm giác suy giảm thính lực và ù tai. Chóng mặt xuất hiện đột ngột, đi kèm với triệu chứng buồn nôn và nôn. Cơn chóng mặt có thể tái phát và dẫn đến mất dần thính lực. Bệnh Meniere chủ yếu gặp ở người thường xuyên căng thẳng tâm lý. Nguyên nhân gây bệnh là do mất thăng bằng áp lực tai trong.
  • Viêm dây thần kinh tiền đình: virus Zona, thủy đậu, quai bị chiếm 5% trường hợp viêm dây thần kinh, gây liệt dây thần kinh tiền đình, dẫn tới triệu chứng chóng mặt xuất hiện đột ngột, kéo dài từ vài giờ tới vài tháng nhưng không gây rối loạn thính lực. Người bệnh còn có biểu hiện rung giật nhãn cầu đánh ngang về bên lành.
  • Một số bệnh khác: dị dạng tai trong, viêm tai giữa cấp và mạn tính, u dây thần kinh tiền đình - ốc tai, rối loạn thị giác (cận thị, viễn thị, loạn thị,...), sử dụng rượu, ma túy, chấn thương hoặc tiền sử phẫu thuật, say tàu xe, tổn thương dây thần kinh vùng cổ (tổn thương cột số cổ 2, 3),...

Thuốc điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn

2.2 Đau đầu chóng mặt có nguồn gốc trung ương

  • Thiểu năng tuần hoàn não:  bệnh lý xuất hiện khi lưu lượng máu tưới lên não không đủ, khiến lượng oxy và các dưỡng chất cung cấp cho hoạt động bình thường của não bị giảm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do xơ vữa động mạch, thiếu máu, thoái hóa đốt sống cổ, các cục máu đông, các bệnh về tim,... Triệu chứng bệnh chủ yếu là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi, tinh thần chán nản, dễ cáu bẳn, giảm sút khả năng tư duy và suy giảm trí nhớ,...
  • Hạ huyết áp tư thế: có biểu hiện là người bệnh thấy chóng mặt, choáng váng, nhìn mờ, yếu người, ngất xỉu, buồn nôn,... khi đứng lên và những triệu chứng này chỉ kéo dài vài giây. Khi chúng ta đứng lên, tác động lực hấp dẫn đưa máu về vùng chân, gây hạ huyết áp vì lượng máu lưu thông trở lại tim bị giảm sút. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do: bị mất nước, mắc vấn đề về tim mạch, mắc một số bệnh lý về nội tiết, rối loạn thần kinh,...
  • Các vấn đề sức khỏe khác: nhồi máu tiểu não, u tiểu não, hội chứng Wallenberg,...

2.3 Nguyên nhân khác

  • Nhức đầu Migraine: là bệnh gây đau đầu từng cơn, kéo dài từ nhiều giờ tới vài ba ngày, đi kèm buồn nôn và nôn. Cơn đau đầu có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như hoa mắt, nhìn mờ, ù tai, chóng mặt, nhìn đôi, nói khó, tê buốt da đầu,... Tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ kéo dài, thay đổi thời tiết, tiếng ồn, chấn thương đầu, hít phải mùi nước hoa nồng nặc, sử dụng rượu,... đều dễ dẫn tới đau đầu migraine.
  • Bệnh Parkison: còn gọi là bệnh liệt rung, xảy ra khi chất dẫn truyền thần kinh dopamine bị giảm sút. Biểu hiện của bệnh là run tay, cứng khớp, mất thăng bằng, chóng mặt, nhức đầu, mất dần khả năng chuyển động tự động,...
  • Bệnh giang mai thần kinh: là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt, nhức đầu, buồn nôn,... Sang giai đoạn sau, người bệnh có thể bị điếc, mù mắt, liệt vận động, mất trí, mắc bệnh tâm thần, đột quỵ,...

3. Phương pháp điều trị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt

Khi đã nắm được đau đầu buồn nôn chóng mặt là bệnh gì, mức độ nguy hiểm của bệnh lý này, bạn đọc nên tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh. Những phương pháp thường được áp dụng là:

3.1 Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

  • Acetyl - DL - leucine: 500mg (ống tiêm, viên nén): có tác dụng tốt đối với tất cả các trường hợp chóng mặt do bất kỳ nguyên nhân nào. Chống chỉ định với những người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc phụ nữ mang thai.
  • Metoclopramide HCL: 10mg (ống tiêm, viên nén): chỉ định cho bệnh nhân chóng mặt kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn.
  • Meclozine: viên nén 25mg: có tác dụng giảm triệu chứng chóng mặt và phòng say tàu xe.
  • Flunarizine: chỉ định trong điều trị nhức đầu Migraine và triệu chứng chóng mặt do các nguyên nhân khác. Chống chỉ định đối với bệnh nhân trầm cảm hoặc mắc bệnh Parkinson, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Các thuốc có tác dụng giãn mạch: ginkgo biloba viên nén 40mg, piracetam ống tiêm 3g hoặc viên nén 800mg.

3.2 Điều trị theo nguyên nhân và duy trì lối sống khoa học

  • Bỏ rượu, ma túy.
  • Điều trị kháng sinh nếu nguyên nhân gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt là do viêm tai giữa.
  • Điều trị kháng sinh kháng virus nếu nguyên nhân gây triệu chứng là do Zona.
  • Điều trị ngoại khoa cắt bỏ khối u trong trường hợp có khối u ở vùng đầu gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
  • Điều trị phục hồi chức năng phối hợp: chỉ định cho người bị chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình hoặc chóng mặt tư thế lành tính kịch phát.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp, nếu có tăng huyết áp phải điều trị sớm.
  • Nên ăn nhiều rau tươi và quả chín, tránh làm việc căng thẳng, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, giữ cân nặng ở mức hợp lý.

Để đặt lịch khám bệnh tại Phòng khám đa khoa Biển Việt

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 02435420311/ 0812217575/ 0912075641

Hoặc đến trực tiếp phòng khám để đăng ký khám

Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Đau đầu thường khiến người bệnh khó chịu vì nó có thể xuất hiện ở mũi, cổ và khu vực từ thái dương trở lên. Đôi khi, đau đầu và buồn nôn xảy ra cùng nhau; hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác như đau đầu buồn nôn lạnh người, đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn, sốt cao đau đầu chóng mặt buồn nôn … Trong một số trường hợp, đau đầu buồn nôn là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe  nghiêm trọng cần được cấp cứu. Vậy những tình trạng này là gì? Bài viết của chuyên gia Hapacol dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Những nguyên nhân nào có thể gây đau đầu, buồn nôn?

Thuốc điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn

Đau đầu buồn nôn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh

Đau nửa đầu là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu buồn nôn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, như đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn, , nhạy cảm với ánh sáng và cơn đau đầu nghiêm trọng. Trước khi các triệu chứng này xuất này, bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu đau đầu thoáng qua (các thay đổi về cảm xúc và hành vi trước khi thời điểm phát bệnh).

Các tình trạng sức khỏe khác có thể gây đau đầu buồn nôn là mất nước và hạ đường huyết. Mất nước xảy ra khi bạn không uống đủ nước. Hạ đường huyết có thể do một số yếu tố gây ra, như uống nhiều rượu, tác dụng phụ của thuốc, bệnh gan hoặc thận nặng, đói trong thời gian dài và thiếu hormone. Nếu bạn bị tiểu đường, việc tiêu thụ quá nhiều insulin cũng có thể gây hạ đường huyết.

Ngoài ra, đau đầu buồn nôn còn có thể do một số tình trạng sức khỏe sau gây ra:

  • Căng thẳng hoặc lo lắng
  • Ngộ độc thức ăn (có thể gây tình trạng đau đầu ăn vào nôn ra)
  • Dị ứng thức ăn
  • Huyết áp cao
  • Nhiễm toan trong bệnh tiểu đường
  • Bệnh ban đỏ
  • Viêm họng liên cầu khuẩn (có thể gây tình trạng ho đau đầu chóng mặt)
  • Nghiện rượu
  • Viêm mê đạo tai
  • Mang thai sớm
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn, như cảm lạnh hoặc cảm cúm (có thể gây tình trạng đau đầu buồn nôn lạnh người)
  • Viêm màng não hoặc viêm não
  • Nứt xương sọ
  • Tăng huyết áp ác tính (xơ cứng động mạch)
  • Bại liệt
  • Bệnh Than
  • Virus Ebola và bệnh SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng)
  • Sốt vàng
  • Ngộ độc carbon monoxide
  • Bệnh thận giai đoạn cuối
  • Sốt rét
  • Cơn bệnh Addison
  • U nang tủy
  • U não ở người lớn
  • Áp xe não
  • U dây thần kinh thính giác
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Viêm amidan
  • Bệnh nhiễm khuẩn Giardia
  • Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn)
  • Chấn thương sọ não (như sự chấn động hoặc tụ máu dưới màng cứng)
  • Bệnh xoắn khuẩn vàng da
  • Xuất huyết dưới màng nhện
  • Hạ natri huyết
  • Phình động mạch não
  • Sốt xuất huyết
  • Hội chứng HELLP
  • Tiền sản giật
  • Viêm gan A
  • Bệnh nhiễm khuẩn Shigella
  • Hội chứng nhiễm độc cấp tính
  • Say độ cao (say núi cấp tính)
  • Tăng nhãn áp
  • Cúm dạ dày
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Dùng quá nhiều cà phê, rượu và thuốc lá

Thuốc điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn

10 nguyên nhân gây đau đầu mà ít người biết đến

Đau đầu và sốt là hai tình trạng thường đi chung với nhau và thường liên quan đến một số bệnh lý, chẳng hạn như cúm hoặc dị ứng. Đau đầu và sốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đôi khi, nó là dấu hiệu cho thấy cơ…

2. Khi nào bạn cần được chăm sóc y tế?

Trong nhiều trường hợp, đau đầu buồn nôn từ nhẹ đến vừa có thể tự khỏi. Đối với một số trường hợp khác, đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có một cơn đau đầu nghiêm trọng hoặc tình trạng đau đầu buồn nôn nặng hơn.

Đến gặp bác sĩ nếu bạn có đau đầu buồn nôn kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Nói lắp
  • Nhầm lẫn
  • Chóng mặt
  • Cứng cổ và sốt (tình trạng thường gặp là sốt cao đau đầu chóng mặt buồn nôn)
  • Nôn hơn 24 giờ
  • Không đi tiểu được trong 8 tiếng hoặc hơn
  • Mất ý thức

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, ngay cả khi nhẹ, hãy đến gặp bác sĩ. Họ có thể giúp chẩn đoán triệu chứng và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

3. Điều trị đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn như thế nào?

Việc điều trị đau đầu buồn nôn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Bác sĩ sẽ kiểm soát và điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như yêu cầu bạn thay đổi lối sống, chỉ định thuốc đau đầu và các phương pháp khác giúp phòng ngừa hoặc giảm triệu chứng đau nửa đầu.

Thuốc điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn

Kết hợp pháp đồ điều trị của bác sĩ với lối sống sinh hoạt lành mạnh để nhanh chóng loại bỏ tác động của các cơn đau đầu

Trong một số trường hợp, việc thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp tại nhà có thể làm giảm các triệu chứng bệnh như:

  • Nếu cảm thấy cơn đau nửa đầu sắp xuất hiện, bạn hãy nghỉ ngơi ở một căn phòng tối và yên tĩnh. Sau đó, bạn chườm một túi vải bọc đá ở gáy để giúp giảm bớt cơn đau.
  • Nếu bạn cho rằng cơn đau đầu buồn nôn là do căng thẳng, hãy áp dụng các biện pháp thư giãn, như đi bộ hoặc nghe nhạc.
  • Nếu nghi ngờ cơ thể mất nước hoặc có đường huyết thấp, bạn hãy nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ

Các thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen, có thể giúp giảm đau đầu. Tuy nhiên, aspirin có thể khiến dạ dày khó chịu hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng aspirin khi bị đau đầu buồn nôn.

4. Những cách giúp ngăn ngừa đau đầu, buồn nôn

Một số mẹo giúp bạn phòng ngừa đau đầu buồn nôn như:

  • Ngủ đủ giấc
  • Uống đủ nước
  • Chế độ ăn uống cân bằng
  • Tránh dùng quá nhiều caffeine hoặc rượu
  • Ra tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi nấu ăn để giảm nguy cơ mắc cảm lạnh
  • Thắt dây an toàn và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và các môn thể thao tiếp xúc để tránh các chấn thương đầu
  • Tránh các tác nhân gây đau nửa đầu, như căng thẳng, mùi, ánh sáng…

Có thể bạn quan tâm:

Đau đầu nên ăn gì mới tốt?

Nên ăn gì, làm gì khi bị sốt xuất huyết?

Trẻ nên ăn gì khi bị tay chân miệng?

Nguồn tham khảo:

What’s Causing My Headache and Nausea?. https://www.healthline.com/health/headache-and-nausea