Thuốc PTU có ảnh hưởng đến thai nhi

Nhiều người không biết có thai khi đang điều trị bướu giáp nguy hiểm như thế nào và phải làm gì nên tâm lý chung ở họ là hoang mang, lo lắng. Bài viết dưới đây xin giải đáp băn khoăn này để thai phụ biết mình nên làm gì khi tình huống ấy xảy ra.

1. Tổng quan về bệnh bướu giáp

1.1. Do đâu mà bị bướu giáp

Bướu giáp (bướu cổ) là một dạng rối loạn tuyến giáp phổ biến, có liên quan tới sự phì đại bất thường ở tuyến giáp. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý này không có triệu chứng đau đớn nhưng khi kích thước bướu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến việc nuốt, thở, có thể gây ho.

Bướu giáp có liên quan đến phì đại bất thường ở tuyến giáp

Nguyên nhân gây ra bướu giáp là:

- Thiếu iốt

Quá trình sản xuất hormone tuyến giáp rất cần iốt. Vì thế việc thiếu hụt chất này trong thời gian dài rất dễ sinh ra bướu giáp.

- Bệnh Graves

Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp có thể sinh ra bướu giáp. Đối với bệnh Graves, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra các kháng thể tấn công nhầm vào tuyến giáp khiến cho tuyến này tạo ra lượng thyroxine dư và làm tuyến giáp sưng lên.

- Bướu tuyến giáp nhiều nhân

Sự phát triển của các nốt sần ở hai bên tuyến giáp sẽ làm cho tổng thể tuyến này mở rộng.

- Bệnh Hashimoto

Đây là một rối loạn tự miễn khiến cho tuyến giáp bị tổn thương trong giai đoạn cường giáp có thể thấy hình ảnh tuyến giáp phì đại.

- Các nốt tuyến giáp lành tính

Nếu một phần tuyến giáp có sự phát triển của một nốt làm cho tăng kích thước, phần lớn các nốt này là lành tính.

- Ung thư tuyến giáp

Trong số các nốt ở tuyến giáp có một phần nhỏ các nốt cho kết quả tế bào là ác tính, tỉ lệ này rất ít nhưng vẫn có thể xảy ra.

- Mang thai

Trong quá trình mang thai cơ thể có những phản ứng gây cường giáp.

- Viêm giáp

Đây là tình trạng viêm nhiễm gây sưng và đau bên trong tuyến giáp. Nó có thể là nguyên nhân gây sản xuất thiếu hoặc thừa quá mức thyroxine.

1.2. Triệu chứng bướu giáp như thế nào

Mặc dù không phải mọi trường hợp bị bướu giáp đều có triệu chứng nhưng các trường hợp có triệu chứng thì chúng sẽ là:

- Cổ bị sưng hẳn lên.

- Khó nuốt.

- Bị khàn tiếng.

- Khó thở.

- Có cảm giác như cổ họng bị siết chặt.

2. Có thai khi đang điều trị bướu giáp có nguy hiểm không và nên làm gì

2.1. Có thai khi đang điều trị bướu giáp nguy hiểm thế nào

Bệnh bướu giáp đơn thuần là tình trạng tuyến giáp phình to nhưng không bị rối loạn hoạt động nên vẫn bình thường về chức năng và hình thái. Vì thế phụ nữ mắc bệnh này vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, có thai khi đang điều trị bướu giáp mà không kiểm soát bệnh tốt có thể gây ra một số biến chứng là:

Có thai khi đang điều trị bướu giáp cần được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng

- Gây ra các triệu chứng ở thai phụ như: run tay, mạch nhanh, nhịp tim nhanh, lồi mắt, suy tim,...

- Nhịp tim thai tăng bất thường, sảy thai, lưu thai, sinh non, thai nhi nhỏ hơn tuổi, dị tật thai nhi,...

2.2. Khi đang điều trị bướu giáp mà lỡ có thai phải làm sao

Về cơ bản thì để hạn chế các biến chứng nguy hại nếu trên, nữ giới bị bướu giáp nên điều trị ổn định bệnh rồi hãy lên kế hoạch mang thai. Tuy nhiên, nếu lỡ có thai khi đang điều trị bướu giáp thì thai phụ vẫn có thể giữ thai lại nhưng cần thường xuyên thăm khám để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kịp thời phát hiện bất thường (nếu có).

Thực tế cho thấy có rất nhiều thai phụ bị bướu giáp nhưng con sinh ra vẫn khỏe mạnh. Nói như vậy không có nghĩa là không có nguy cơ tiềm ẩn đối với những trường hợp này. Vì thế, trong suốt thai kỳ, cả mẹ và bé đều cần được bác sĩ chuyên khoa sản và nội tiết theo dõi kỹ lưỡng.

Việc điều trị bướu giáp khi mang thai phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: tuổi tác, sức khỏe, tuổi thai, mức độ của bướu giáp. Hầu hết các trường hợp nhẹ sẽ không phải điều trị. Với những trường hợp khác, nếu thấy cần thiết bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng giáp nhằm giảm hormone tuyến giáp.

Thai phụ dùng thuốc điều trị bướu giáp cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

Mặc dù việc dùng thuốc điều trị bướu giáp khi mang thai vẫn tiềm ẩn nguy cơ thuốc xâm nhập vào nhau thai ảnh hưởng đến thai nhi nhưng trong trường hợp cần thiết vẫn phải ưu tiên điều trị để ngăn ngừa hậu quả nguy hiểm hơn. Nếu cảm thấy cần phải đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, có trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ hoặc một phần.

Đối với những người có thai khi đang điều trị bướu giáp thì mục đích chính của việc trị bệnh là đưa hormone giáp về giới hạn cao bình thường và duy trì nó ở mức đó. Trong quá trình điều trị thai phụ cần theo dõi chặt chẽ và tuân thủ nghiêm túc chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Hiệp hội tuyến giáp khuyến cáo, những trường hợp có thai khi đang điều trị bướu giáp có thể điều trị bằng thuốc PTU hoặc Thyrozol. Ở ba tháng đầu thai kỳ cần ưu tiên dùng thuốc kháng giáp nhóm PTU vì nó ít ngấm qua nhau thai hơn các thuốc khác. Các tháng tiếp theo cho đến sau sinh và cho con bú, nếu thấy vẫn cần điều trị bướu giáp thì bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc Thyrozol vì nó ít đi qua sữa mẹ và ít để lại tác dụng phụ cho gan của cả hai mẹ con.

Nói chung, nếu có thai khi đang điều trị bướu giáp thì thai phụ nên đến bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh về thuốc và liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Bản chất các loại thuốc trị bướu giáp khi dùng với liều lượng phù hợp thì vẫn an toàn đối với cả thai phụ và thai nhi nên người bệnh không phải lo lắng quá.

Mang thai khi điều trị bướu giáp luôn cần thận trọng hơn người bình thường. Vì thế, bên cạnh việc thăm khám để được hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ, thai phụ cũng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để chia sẻ băn khoăn cùng chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và sẵn sàng tìm ra phương án tốt nhất để bảo vệ cho thai kỳ của bạn.

  • 18:50 11/04/2020
  • Xếp hạng 4.81/5 với 20231 phiếu bầu

Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không là lo lắng chung của nhiều bà mẹ phát hiện có thai khi đang điều trị tuyến giáp. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy thuốc chữa tuyến giáp ít ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thông thường thai phụ được chỉ định dùng thuốc chữa tuyến giáp với liều thấp nhất. Khi dùng thuốc, mẹ và bé cũng cần được theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ.

Khi mang thai, nếu người mẹ bị suy giáp hoặc cường giáp đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, để đảm bảo trẻ sinh ra được khỏe mạnh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyến cáo nên điều trị các bệnh về tuyến giáp trước khi mang thai.

Người mẹ có thể bị suy giáp trước khi mang thai là do mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn nhưng không biết hoặc không điều trị triệt để. Hoặc do đã điều trị bệnh cường giáp (bằng các phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ, iod phóng xạ, thuốc chữa tuyến giáp - kháng giáp tổng hợp liều cao) cũng có thể dẫn đến suy giáp khi mang thai. Bị suy giáp trong lần mang thai trước cũng có thể tiếp tục xảy ra trong những lần mang thai tiếp theo.

Trong khi đó, mang thai có thể gây ra tình trạng cường giáp ở người mẹ, do sự thay đổi của các hormone và kích thước của tuyến giáp.


Vị trí tuyến giáp

Dưới đây là các loại thuốc chữa tuyến giáp được biết đến trong điều trị các bệnh suy giáp và cường giáp ở phụ nữ mang thai:

Thuốc hoóc môn tuyến giáp tổng hợp, ví dụ như levothyroxin. Đây là loại thuốc được dùng để điều trị suy giáp ở cả nam giới và phụ nữ không mang thai. Với phụ nữ mang thai, liều dùng có thể được tăng lên khoảng 25 - 50%.

Thuốc kháng giáp tổng hợp, ví dụ như carbimazol, methimazole, methylthiouracil (MTU), propylthiouracil (PTU), thyrozol. Hầu hết các loại thuốc kháng giáp tổng hợp này đều gây tác dụng phụ đối với thai nhi, một trong số đó là gây suy giáp ở thai nhi. Tuy nhiên, trong các loại thuốc chữa tuyến giáp tổng hợp này, PTU và thyrozol được khuyến cáo cho phép dùng vì tỷ lệ ảnh hưởng đối với thai nhi thấp.

Ngoài ra, thuốc chẹn beta cũng được sử dụng để giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể đi vào bào thai và ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Do đó, thuốc chỉ được dùng khi thật sự cần thiết.

Hình ảnh bệnh nhân nữ bị cường giáp

Nếu phát hiện bị suy giáp hoặc cường giáp khi mang thai, người mẹ tránh quá lo lắng, thay vào đó có thể yên tâm dùng thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ, đồng thời theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc chữa tuyến giáp khi mang thai:

Khi dùng thuốc hoóc môn tuyến giáp levothyroxin để điều trị suy giáp, người mẹ cần lưu ý kiểm tra chức năng tuyến giáp khoảng 6 - 8 tuần/lần, nếu thay đổi liều dùng thì sau 4 tuần.

Sau khi sinh, dùng thuốc với liều dùng như khi không mang thai. Các loại thuốc vitamin tổng hợp được bổ sung trong thai kỳ có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc điều trị suy giáp, do đó, người mẹ cần lưu ý uống các loại thuốc cách khoảng 2 - 3 giờ.

PTU và thyrozol là 2 loại thuốc chữa tuyến giáp - kháng giáp tổng hợp được ưu tiên sử dụng trong điều trị cường giáp nặng. Tuy nhiên, cần lưu ý điều trị với liều dùng thấp nhất, đồng thời mẹ và bé cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu như nhịp tim thai, sự phát triển của bào thai và siêu âm để kịp thời phát hiện bướu cổ có xuất hiện ở thai nhi hay không.

Sử dụng thuốc chữa tuyến giáp khi mang thai theo đúng chỉ định của bác sĩ

Nếu phát hiện bị suy giáp hoặc cường giáp khi mang thai, người mẹ tránh quá lo lắng, thay vào đó có thể yên tâm dùng thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ, đồng thời theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc chữa tuyến giáp khi mang thai:

Khi dùng thuốc hoóc môn tuyến giáp levothyroxin để điều trị suy giáp, người mẹ cần lưu ý kiểm tra chức năng tuyến giáp khoảng 6 - 8 tuần/lần, nếu thay đổi liều dùng thì sau 4 tuần.

Sau khi sinh, dùng thuốc với liều dùng như khi không mang thai. Các loại thuốc vitamin tổng hợp được bổ sung trong thai kỳ có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc điều trị suy giáp, do đó, người mẹ cần lưu ý uống các loại thuốc cách khoảng 2 - 3 giờ.

PTU và thyrozol là 2 loại thuốc chữa tuyến giáp - kháng giáp tổng hợp được ưu tiên sử dụng trong điều trị cường giáp nặng. Tuy nhiên, cần lưu ý điều trị với liều dùng thấp nhất, đồng thời mẹ và bé cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu như nhịp tim thai, sự phát triển của bào thai và siêu âm để kịp thời phát hiện bướu cổ có xuất hiện ở thai nhi hay không.

Video đề xuất:


Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

Video liên quan

Chủ đề