Thuốc tay có hạn sử dụng bao lâu

Trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, dung dịch sát khuẩn tay, hay nước rửa tay nhanh trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của nhiều người. Và khả năng, trong thời gian (khá dài) sắp tới, dung dịch sát khuẩn tay vẫn sẽ là một vật dụng thiết yếu, bởi theo khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ, kể cả những người đã được tiêm vaccine đầy đủ vẫn cần phải thực hiện các bước để làm chậm quá trình lây lan của virus corona, trong số đó bao gồm việc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh khi xà phòng và nước sạch không sẵn có.

Do vậy, việc có được nguồn cung cấp dung dịch rửa tay ổn định là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, bạn không cần phải tích trữ dung dịch rửa tay nếu chưa biết rõ về hạn sử dụng của chúng.

Dung dịch rửa tay có hết hạn sử dụng hay không?

Tất nhiên là có. Hàm lượng của 2 hoạt chất có trong các loại dung dịch rửa tay là cồn và hydrogen peroxide sẽ giảm dần theo thời gian. Hàm lượng cồn sẽ giảm dần thông qua quá trình bay hơi, và hàm lượng hydrogen peroxide sẽ giảm dần do chuyển hoá thành nước.

Tuy nhiên, tin tốt là nếu bạn thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay, thì bạn có thể sẽ dùng hết lọ dung dịch sát khuẩn tay trước khi chúng hết hạn sử dụng. Nếu dung dịch rửa tay đã được mở và được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, dung dịch rửa tay có thể bảo quản được lên tới 12-18 tháng. Bạn nên bảo quản dung dịch rửa tay tương tự như bảo quản kem chống nắng dạng xịt và các dung dịch bôi đuổi muỗi. Nếu bạn đã không sử dụng dung dịch sát khuẩn tay trong khoảng 1 năm hoặc hơn, thì bạn nên mua chai mới.

Cũng giống như các sản phẩm thuốc không cần kê đơn khác, dung dịch sát khuẩn tay cũng phải ghi rõ hạn sử dụng trừ khi nhà sản xuất chứng minh được rằng sản phẩm có thể duy trì sự ổn định trong hơn 3 năm, theo FDA.

Thuốc tay có hạn sử dụng bao lâu

Vị trí bảo quản dung dịch rửa tay có thể ảnh hưởng đến hạn sử dụng của chúng

Tất cả các loại dung dịch sát khuẩn tay đều có hạn sử dụng. Tuy nhiên, hạn sử dụng này chỉ là khoảng thời gian ước lượng, do tất cả các loại dung dịch sát khuẩn đều được bảo quản và sử dụng dưới nhiều điều kiện khác nhau, do vậy, khả năng sát khuẩn cũng giảm theo một tỷ lệ nhất định. Một yếu tố chắc chắn sẽ làm giảm hạn sử dụng của dung dịch sát khuẩn tay (do làm tăng tốc độ bay hơi của cồn và tăng quá trình chuyển đổi của hydrogen peroxide thành nước) đó là để dung dịch sát khuẩn tay trong ô tô dưới trời nóng. Vấn đề này đã được FDA khuyến nghị là không nên, đặc biệt là nếu bạn bảo quản ở đây trong thời gian dài. Bạn chỉ nên bảo quản dung dịch sát khuẩn tay dạng lọ mini trong hộp đựng găng tay trong ô tô trong một khoảng thời gian ngắn.

Nhìn chung, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên bảo quản dung dịch sát khuẩn tay ở nhiệt độ 7-24 độ C, và ở xa tầm với của trẻ em.

Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay hết hạn có an toàn hay không?

Nếu bạn nhận ra rằng bạn đang sử dụng chai dung dịch sát khuẩn tay đã hết hạn, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì sẽ không gây ra ảnh hưởng gì. Dung dịch sát khuẩn tay hết hạn sử dụng không gây ra vấn đề gì nguy hiểm, tuy nhiên, hiệu quả của chúng sẽ giảm xuống.  So với việc không sử dụng dung dịch sát khuẩn tay, thì việc sử dụng dung dịch hết hạn vẫn tốt hơn.

Dung dịch sát khuẩn tay hết hạn sử dụng có thể ít hiệu quả hơn vì các thành phần diệt khuẩn đã mất dần tác dụng, tuy nhiên, hành vi xoa và rửa khi sử dụng dung dịch vẫn sẽ đem lại một vài lợi ích. Do dung dịch sát khuẩn tay vẫn có chứa glycerol hoặc nha đam, nên vẫn sẽ có tác dụng làm sạch vết bẩn trên tay. Ngoài ra, nếu chai dung dịch sát khuẩn tay chưa bao giờ bị mở, thì việc dung dịch hết hạn sử dụng vẫn không gây ra vấn đề gì.

Nếu không rõ ngày hết hạn sử dụng, làm thế nào để biết dung dịch sát khuẩn tay không sử dụng được nữa?

Ngoài việc kiểm tra hạn sử dụng, thì các cách khác đều rất khó để nói rằng liệu dung dịch sát khuẩn tay của bạn đã hết hạn sử dụng hay chưa. Cồn được sử dụng trong dung dịch sát khuẩn tay phải trải qua quá trình biến tính, làm cồn sẽ có mùi thơm nhẹ. Mục đích của quá trình biến tính này là để khiến dung dịch rửa tay có mùi đặc trưng, từ đó làm giảm các vấn đề liên quan đến nhầm lẫn và nuốt phải dung dịch rửa tay. Về cơ bản, cồn biến tính sẽ khiến cho dung dịch rửa tay có vị rất “tệ” và điều này sẽ ngăn trẻ em không nuốt phải quá nhiều dung dịch rửa tay. Nếu chẳng may chúng có nếm một chút, thì hương vị của dung dịch rửa tay sẽ khiến lũ trẻ không muốn thử nữa.

Tuy đây không phải là một cách chắc chắn, nhưng bạn có thể sử dụng cách ngửi để biến liệu dung dịch sát khuẩn tay còn hạn sử dụng hay không. Bạn có thể đổ một chút dung dịch rửa tay ra ngửi xem dung dịch còn có mùi thơm hay không, từ đó có thể xác định nồng độ cồn trong dung dịch ở mức cao hay thấp. CDC Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên sử dụng dung dịch sát khuẩn tay với hàm lượng ít nhất là 60% cồn.

Một cách khác đó là quan sát độ đặc và nhớt của dung dịch sát khuẩn tay. Nếu dung dịch trông có vẻ khá đặc và nhớt, hoặc mất nhiều thời gian để bay hơi hơn so với bình thường thì có thể dung dịch đó đã hết hạn sử dụng

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Chất liệu tốt nhất cho khẩu trang tái sử dụng là gì?

(Dân trí) - Nếu bạn đang nghĩ đến việc uống thuốc đã qua ngày hết hạn sử dụng, bạn có thể muốn kiểm tra kỹ về độ an toàn của chúng. Chắc chắn, bạn có thể muốn tiết kiệm một chuyến đi đến cửa hàng thuốc, nhưng nếu có thể đặt mình vào rủi ro, thì tốt nhất là bỏ thuốc cũ đi và dành một chút thời gian và tiền bạc cho việc mua thuốc mới.

Khi nói đến việc đưa bất kỳ chất nào vào cơ thể, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng mình đang uống đúng liều và nhận được sự thuyên giảm cần thiết. Tin tốt là, uống thuốc quá thời hạn sử dụng thực sự sẽ khồng gây ra vấn đề gì về mặt an toàn, nhưng nó có thể không hiệu quả như thuốc mới mua, và điều này cũng có thể phụ thuộc vào loại thuốc bạn đang sử dụng. Nếu bạn quan tâm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Hạn sử dụng của thuốc nghĩa là gì?

Hạn sử dụng thuốc là một yêu cầu của FDA. Khái niệm thuốc có ngày hết hạn là kết quả của những quy định của FDA đã được hình thành từ cách đây hơn 50 năm, yêu cầu các nhà sản xuất phải thêm thông tin này vào nhãn. Mục tiêu của hạn sử dụng thuốc là nhằm cho phép FDA đảm bảo rằng các thuốc không chỉ an toàn mà còn phải có hiệu quả đối với bệnh nhân.

Quá trình xác định thời hạn sử dụng của thuốc là một điều khá thú vị. Các nhà sản xuất sẽ “hành hạ” thuốc trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cực đoan để tìm hiểu xem thuốc bị phá hủy ngay lập tức và lâu dài như thế nào trong những điều kiện bất lợi như vậy. Nhà sản xuất sẽ đưa ra một ngày hết hạn dự tính để FDA phê duyệt. Mặc dù các loại thuốc khác nhau có thể có những phẩm chất khác nhau ảnh hưởng đến ngày hết hạn, hầu hết chúng sẽ hết hạn sau hai đến ba năm. Ngày hết hạn có thể được các nhà sản xuất tự định ra và điều này thường dẫn đến việc bỏ đi nhiều hơn cần thiết.

Nhưng bạn có thể kéo dài thời hạn

Đó là sự thật, bạn có thể kéo dài hạn sử dụng thêm một năm sau ngày hết hạn ghi trên bao bì thuốc mà không gây hại cho sức khoẻ hoặc tiếp xúc với chất độc. Trên thực tế, chưa có trường hợp nào được báo cáo trong y văn liên quan đến độc tính hoặc gây hại cho bệnh nhân khi dùng thuốc đã hết hạn.

Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc là một vấn đề, vì hiệu quả sẽ giảm theo thời gian. Khi dùng thuốc hết hạn, bạn có nguy cơ chỉ nhận được khoảng 80-90% hiệu quả, và do đó bạn có thể không nhận được hiệu quả nhiều như mong đợi.

Điều này có lẽ không là vấn đề với các loại thuốc không cần đơn, như Advil hay Tylenol. Tuy nhiên, nó có thể nghiêm trọng hơn nếu liên quan đến thuốc huyết áp hoặc thuốc tim hoặc cần sử dụng EpiPen cho các phản ứng dị ứng (có thể nguy hiểm nếu EpiPen không hoạt động tối ưu).

Đối với các đơn thuốc do bác sĩ cấp, bạn có thể muốn hỏi về thời hạn sử dụng thuốc sau ngày hết hạn, cũng như các biện pháp cất giữ thích hợp, để hình dung ra hiệu quả của thuốc sẽ giảm nhanh như thế nào theo thời gian. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về thời gian mà bạn có và liệu bạn có thể vẫn nhận được đủ liều cần thiết hay không.

Cẩm Tú

Theo PS

Hạn dùng của thuốc là gì?

Hạn dùng là tiêu chí quan trọng nhất để nói một thuốc còn chất lượng hay không. Một thuốc có thể không còn đạt chất lượng khi vẫn còn hạn dùng nhưng một thuốc quá hạn thì chắc chắn không đủ chất lượng để lưu thông trên thị trường và sử dụng cho bệnh nhân. Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng. Hạn dùng của thuốc được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn.

Thuốc tay có hạn sử dụng bao lâu

Hình ảnh: Cách xem hạn dùng trên bao bì

Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn. Thí dụ, hạn dùng của thuốc được ghi 24/08/2021, nghĩa là trong thời gian từ lúc phụ huynh mua thuốc đến ngày 24/08/2021, nếu thuốc được bảo quản đúng qui định, còn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng thì thuốc được phép dùng, còn từ ngày 25/08/2021 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không còn giá trị sử dụng nữa. Và nếu hạn dùng được ghi là 08/2021, nghĩa là từ ngày 01/09/2021 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không được sử dụng. Tùy loại thuốc mà hạn dùng có thể khác nhau, thông thường từ 2-5 năm, tuy nhiên có loại hạn dùng chỉ 1 năm như các loại vắc-xin cúm mùa hay 6 tháng như vắc -xin Covid -19 AstraZeneca. Uống thuốc quá hạn dùng có sao không? Dù hình thức bên ngoài thường không thay đổi, thuốc quá hạn mất đi tác dụng điều trị do giảm hoặc mất đi hoạt chất cần thiết. Nguy hiểm hơn, thuốc có thể gây độc vì chuyển sang một dạng mới, có thể có độc tính gây nguy hiểm cho người dùng.

Một ví dụ đó là kháng sinh tetracyclin, khi thuốc này quá hạn sẽ gây hại cho thận. Thuốc chưa hết hạn là có thể an tâm sử dụng? Phụ huynh không nên quá tin tưởng vào hạn dùng của thuốc vì hạn dùng bao giờ cũng đi đôi với điều kiện bảo quản như đã nói ở trên. Bảo quản thuốc không đúng qui định có thể làm thuốc bị biến chất không sử dụng được dù chưa đến ngày hết hạn như khi để thuốc ở nơi quá nóng, quá ẩm, ánh sáng chiếu trực tiếp,… Do đó thuốc mua về không dùng ngay thì nên để nơi có nhiệt độ mát, khô ráo, không bị ánh nắng chiếu vào; đối với thuốc cần bảo quản lạnh thì cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đối với thuốc không phân liều, phải sử dụng nhiều lần như: thuốc nhỏ mắt, mũi, tai, các loại thuốc dung dịch, hỗn dịch, các loại thuốc tiêm,...phải dùng nhiều liều, nhiều lần mới hết một lọ thì cần lưu ý thêm hạn dùng sau khi đã khui, đã pha lọ thuốc. Hạn sử dụng này thường tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể là: 1 hoặc 2 ngày, 1 tuần, hoặc phải hủy ngay….vì chất lượng thuốc có thể giảm đi hoặc nhiễm trùng làm hư lọ thuốc khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc người bệnh chưa hết bệnh này đã được “tặng” thêm bệnh khác. Thuốc “cận đát” không nên mua, không nên dùng?

Đối với những trường hợp bệnh mãn tính cần điều trị thời gian dài vài tháng, hay thuốc bổ chứa nhiều viên, thuốc mua dự trữ trong tủ thuốc gia đình thì nên mua thuốc có hạn sử dụng xa, tránh mua thuốc rất gần ngày hết hạn trừ trường hợp thuốc cần mua đang rất khó tìm trên thị trường (tuy nhiên khi mua chắc chắn thuốc vẫn còn hạn dùng vào ngày cuối cùng điều trị). Không phải lúc nào chúng ta cũng nói không với thuốc cận “đát” vì những thuốc quá đắc tiền, thuốc hiếm, thuốc cấp cứu, chống dịch... chúng ta vẫn có thể mua và dùng nếu thuốc còn đảm bảo chất lượng và chưa quá “đát”.