Tiêm 6in1 cách nhau bao lâu

Dù không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí và giá thành không hề rẻ nhưng vacxin 6 trong 1 vẫn luôn "đắt hàng" và được nhiều mẹ bỉm sữa chọn lựa.

Bổ sung “lượng kháng thể” cần thiết cho trẻ ngay sau khi sinh bằng cách tiêm chủng đúng lịch, khả năng bảo vệ cho cơ thể bé sơ sinh và trẻ nhỏ là trên 90%.

Tương tự như thời gian tiêm vacxin 5 trong 1, vacxin 6 trong 1 cũng được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vào lúc 8, 12 và 16 tuần tuổi. Mẹ cần chắc chắn vé được tiêm đủ 3 liều để đảm bảo phát triển khả năng miễn dịch, bảo vệ bé tránh khỏi 6 bệnh:

  • Bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • Viêm gan B
  • Bại liệt
  • Hib

Mỗi liền vacxin được tiêm phòng hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ mạnh mẽ hơn.

Tiêm 6in1 cách nhau bao lâu
Mũi tiêm cacxin 6 trong 1 đầu tiên bắt đầu khi trẻ được 8 tuần tuổi

Vacxin 6 trong 1 được tiêm vào vị trí nào trên cơ thể bé?

Vacxin được tiêm vào đùi của trẻ sơ sinh.

Các mũi tiêm cách nhau bao lâu?

Ba mũi cơ bản được tiêm cách nhau tối tiểu 28 ngày và mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Lịch tiêm có thể dao động tùy thực tế (trẻ bị ốm, hết thuốc…), có thể chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn vì đợi thuốc. Dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Vacxin 6 trong 1 an toàn như thế nào?

Thành phần ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là loại vô bào nên an toàn, ít sốt và ít tác dụng phụ hơn các loại vắc xin có thành phần ho gà là loại toàn tế bào.

Vacxin này cũng có ít tác dụng phụ, mặc dù sau tiêm trẻ thường cảm thấy khó chịu. Ngay tại chỗ tiêm cũng có thể bị đỏ và sưng nhẹ ở chỗ tiêm.

Tên thương hiệu của thuốc chủng ngừa 6 trong 1 là Infanrix hexa (DtaP / IPV / Hib / HepB).

Có thể cho dùng vacxin 6 trong 1 với các loại vacxin khác không?

Trẻ sơ sinh có thể chủng ngừa 6 trong 1 một cách an toàn cùng lúc với các vacxin khác, chẳng hạn như vacxin rotavirus, vacxin phế cầu khuẩn và vacxin Men B.

Trẻ nào không nên tiêm vacxin 6 trong 1?

Phần lớn các em bé có thể tiêm vacxin 6 trong 1, nhưng có một số ít thì không nên. Ví dụ như:

  • Trẻ bị dị ứng với vacxin
  • Bị sốt cao vào thời điểm tiêm
  • Có dấu hiệu bất thường về thần kinh, bao gồm cả chứng động kinh không kiểm soát

Không nên chủng ngừa cho những trẻ đã bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các liều vacxin trước đó hoặc phản ứng với bất kỳ phần nào của vắc-xin, chẳng hạn như neomycin, streptomycin hoặc polymixin B .

Không cần phải hoãn tiêm phòng cho bé nếu trẻ chỉ bị bệnh nhẹ, chẳng hạn như ho hoặc cảm lạnh không sốt. Nhưng nếu em bé bị sốt, tốt nhất là nên ngưng tiêm chủng cho đến khi bình phục hoàn toàn.

Với những trẻ có dấu hiệu thần kinh bất thường khi tiêm chủng cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu con bạn có tiền sử co giật do sốthoặc đã bị sốc phản vệ trong vòng 72 giờ sau khi chủng ngừa vacxin trước đó, hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá để được tư vấn.

Nếu bỏ lỡ thời điểm chủng ngừa mũi 6 trong 1 thì sao?

Tốt nhất cho trẻ được tiêm phòng ở độ tuổi được khuyến cáo, vì chúng được bảo vệ khỏi các bệnh nghiêm trọng sớm nhất có thể.

Nhưng đừng lo lắng nếu con của bạn bỏ lỡ một thời điểm nào đó trong lịch tiêm phòng 6 trong 1.Kông bao giờ là quá muộn để tiêm. Hẹn khám với bác sĩ của bạn hoặc phòng khám sức khỏe trẻ em địa phương để sắp xếp thời gian hợp lý nhất.

Trẻ bị sốt khi tiêm vacxin 6 trong 1 cần làm gì?

Dù là tiêm mũi vắc-xin đầu tiên hay là tiêm nhắc lại mẹ cũng nên cho trẻ ở lại theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ra về ngay để đề phòng trường hợp sốc phản vệ.

Tiêm 6in1 cách nhau bao lâu
Sau khi tiêm chủng bất kỳ mũi tiêm nào cũng nên cho trẻ ở lại trung tâm y tế 30 phút

Khi phát hiện cơ thể bé nóng lên đặc biệt là vùng trán điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái.

Nếu bé sốt cao từ 39 độc C trở lên, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi. Với trẻ dưới ba tháng tuổi, cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn mẹ mới cho bé uống thuốc.

Khi bé bị sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, bú mẹ nhiều cữ trong ngày. Với trẻ đã cai sữa có thể cho trẻ uống Oresol hoặc cho ăn cháo muối loãng.

Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không có vacxin nào là an toàn tuyệt đối, kể cả vacxin 6 trong1. Phản ứng sau tiêm có thể từ nhẹ, vừa và nặng. Phản ứng có thể toàn thân hoặc tại nơi tiêm vắc xin và đặc hiệu cho từng loại vắc xin. Tuy nhiên, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp. Tùy vào nhu cầu mà mẹ có thể chọn vacxin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ sơ sinh ngay khi ra đời đã cần phải được tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm do virus. Bài viết này sẽ giới thiệu lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh rất cần thiết với những người đang có con nhỏ.

10 mũi tiêm phòng quan trọng cho trẻ sơ sinh

Mũi tiêm viêm gan B

Trẻ sơ sinh cần được tiêm mũi viêm gan B ngay sau khi sinh 24h, tiêm nhắc lại khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào giai đoạn 6 đến 18 tháng tuổi. Loại vắc xin này giúp bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B, là loại virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.

Mũi tiêm DTaP

Vắc xin ngừa DTaP giúp bảo vệ trẻ chống lại bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh ho gà. Gồm có 5 liều vắc-xin dành cho trẻ tại các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng và 4 đến 6 tuổi. Tiêm nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12 và sau đó cứ mỗi 10 năm thì tiêm nhắc lại.

Mũi tiêm MMR

Loại vắc xin này có thể chống lại ba loại virus: sởi, quai bị và rubella hay còn họi là bệnh sởi Đức. Bắt đầu tiêm mũi MMR cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lần nữa trong độ tuổi từ 4 và 6 tuổi.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là loại bệnh phát ban rất dễ lây ở trẻ do virus thủy đậu gây ra. Trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến bị bệnh zona. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu được tiêm cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào khoảng giữa 4 và 6 tuổi.

Tiêm 6in1 cách nhau bao lâu

Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm phòng vắc xin đầy đủ để ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm do virus

Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus cúm B là một loại vi khuẩn gây viêm màng não, bệnh này đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 5 tuổi. Vắc-xin Hib được khuyến khích tiêm cho trẻ trong độ tuổi 2, 4, 6 và từ 12 đến 15 tháng tuổi.

Mũi tiêm bệnh bại liệt (IPV)

Bại liệt là bệnh có thể gây tê liệt, thậm chí tử vong cho trẻ. Vắc xin ngừa bệnh bại liệt có thể loại trừ hoàn toàn các loại vi rút gây bệnh này ở trẻ. Trẻ cần được tiêm IPV ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa từ 4 đến 6 tuổi.

Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Vắc-xin này có tên thường gọi là Prevnar, giúp chống lại 13 loại vi khuẩn như bệnh viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi, nhiễm trùng tai và thậm chí tử vong. Trẻ phải tiêm tổng cộng 4 mũi vào độ tuổi 2, 4, 6, và 12 đến 15 tháng tuổi để trẻ được bảo vệ chống lại các vi khuẩn phế cầu khuẩn.

Có thể bạn quan tâm:

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: Nguyên tắc cần biết

Sốc phản vệ khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Bệnh cúm (flu)

Vắc xin phòng bệnh cúm được tiêm cho trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên và tiêm vào mùa thu mỗi năm.

Virut Rota (RV)

Thuốc chủng ngừa virus rota (RV) – một loại virut gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ được tiêm cho trẻ em ở 2 và 4 tháng tuổi.

Viêm gan A

Viêm gan A là bệnh do virus làm tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da và chán ăn. Trẻ em độ tuổi từ 12 đến 23 tháng thường được tiêm hai liều vắc xin viêm gan A với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là sáu tháng giữa các mũi tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm chủng vacxin cho bé 0-12 tháng tuổi

Nếu vẫn chưa nắm được cụ thể lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể tham khảo những thông tin chi tiết về lịch tiêm cho trẻ theo từng tháng dưới đây:

– Trẻ mới sinh: cần tiêm 2 mũi quan trọng là vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B. Hai mũi này cần được tiêm càng sớm càng tốt sau sinh. Trong đó, vắc xin phòng lao không được tiêm sau khi trẻ quá 1 tháng tuổi. Còn vắc xin viêm gan B thì tốt nhất là tiêm trong vòng 24h sau sinh.

– Trẻ 2 tháng tuổi: Cần được tiêm các mũi phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B mũi 2 và các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Hib, đặc biệt là viêm màng não, viêm phổi. Các mẹ có thể chọn mũi vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 để giảm số lần tiêm cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ uống thêm vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra.

– Trẻ 3 tháng tuổi: tiếp tục tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi những mũi tiêm ở tháng thứ 2 theo đúng loại vắc xin đã chọn.

Tiêm 6in1 cách nhau bao lâu

Cha  mẹ cần lưu ý để không làm nhỡ lịch tiêm phòng của con

– Trẻ 4 tháng tuổi: cần tiếp tục tiêm phòng mũi thứ 3 cho bé về các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, nhiễm khuẩn do Hib mà đã được tiêm mũi 1 vào tháng thứ 2.

– Trẻ 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bé cần được tiêm mũi cúm để phòng tránh các chủng cúm A (H1N1, H3N2) và một chủng cúm B. Mũi đầu tiên nên tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi và nhắc lại sau đó 1 tháng.

– Trẻ 9 tháng tuổi: Nếu mẹ cho bé tiêm vắc xin sởi riêng thì đây là thời điểm thích hợp. Trường hợp mẹ muốn tiêm loại vắc xin 3 trong 1 (phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella) thì cần đợi đến khi bé được 12-15 tháng tuổi. Vắc xin sởi riêng cần được tiêm 1 mũi nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi còn vắc xin kết hợp 3 trong 1 sẽ được tiêm mũi 2 lúc trẻ được 4 – 6 tuổi.

Trên đây là những thông tin về những mũi tiêm chủng quan trọng, cũng như lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời. Từ đó, giúp cha mẹ có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé yêu được tốt hơn bằng cách cho con đi khám tổng quát cho bé đầy đủ theo lịch tiêm phòng cho trẻ.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/