Tiêm phòng bạch hầu, ho gà uốn ván trước khi mang thai

Trẻ em dưới 2 tuổi được khuyến cáo nên hoàn tất các mũi tiêm ngừa cơ bản, ngoài ra cần tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván ở các thời điểm nhất định để bổ sung kháng thể cho cơ thể, kể cả với người trưởng thành hay phụ nữ mang thai.

1. Các loại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

3 bệnh truyền nhiễm bạch hầu - ho gà - uốn ván nằm trong nhóm những bệnh nguy hiểm, đã từng bùng phát thành dịch gây nhiều người tử vong, đặc biệt là trẻ em trên toàn thế giới.

Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván có thể tiêm với nhiều đối tượng chưa có kháng thể

Trong đó, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp, gây biến chứng hô hấp, tê liệt, suy tim dẫn tới tử vong. Ho gà rất dễ lây lan qua tiếp xúc gần với người bệnh, gây khó ăn uống, thở, có thể biến chứng viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong. Uốn ván là loại vi khuẩn có trong môi trường tự nhiên, thường xâm nhập vào cơ thể do vết thương hở. Vi khuẩn này tấn công nhanh chóng hệ thần kinh, gây co thắt dẫn tới tử vong nếu không điều trị sớm.

Vắc xin ho gà - uốn ván - bạch hầu ra đời đã giúp loài người ngăn chặn hiệu quả căn bệnh này và những biến chứng nguy hiểm của nó gây ra. Vì thế vắc xin phòng bệnh đã được phổ biến trên toàn thế giới, tại Việt Nam nó nằm trong nhóm vắc xin được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Ngoài ra, người trưởng thành hoặc trẻ ngoài độ tuổi có thể đăng ký tiêm vắc xin ho gà - uốn ván - bạch hầu tại các Trung tâm tiêm chủng dịch vụ lớn như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hiện nay có các loại vắc xin phòng bệnh này gồm:

- Vắc xin 6 trong 1: là vắc xin dịch vụ phòng 6 bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất, ngoài ho gà - uốn ván - bạch hầu còn có bại liệt, viêm gan B và viêm não, viêm phổi do vi khuẩn Hib.

- Vắc xin 5 trong 1: là vắc xin cung cấp trong chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em và tại các Trung tâm tiêm chủng dịch vụ, giúp phòng ho gà - uốn ván - bạch hầu, bại liệt và viêm não, viêm phổi do vi khuẩn Hib.

- Vắc xin DtaP: phòng bệnh ho gà - uốn ván - bạch hầu cho trẻ em dưới 7 tuổi có thể tạo miễn dịch chủ động với 3 căn bệnh nguy hiểm này.

- Vắc xin Tdap: là vắc xin giảm liều bạch hầu và ho gà, vẫn giúp phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ho gà - uốn ván - bạch hầu dành cho thanh thiếu niên trên 11 tuổi và người trưởng thành cần tiêm nhắc lại để bổ sung miễn dịch.

- Vắc xin DT và Td: vắc xin độc lập chỉ phòng bệnh uốn ván và bạch hầu. Hai loại vắc xin này hiện không phổ biến.

- Vắc xin 4 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt): Tetraxim là vắc xin do công ty Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Thông thường, trẻ em được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa ho gà - uốn ván - bạch hầu và 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Nếu trẻ bỏ lỡ có thể tiêm chủng dịch vụ với vắc xin phù hợp, ngoài ra cần tiêm nhắc lại ở các thời điểm nhất định.

2. Thời điểm và số mũi tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván cần tiêm đúng thời điểm và đủ mũi tiêm mới đạt được khả năng tạo kháng thể miễn dịch chủ động của cơ thể tốt nhất như sau:

Trẻ từ 0 - 6 tuổi nên tiêm đủ 5 mũi vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

2.1. Với trẻ từ 0 - 6 tuổi

Phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi tiêm đủ 5 mũi tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTaP) tại các thời điểm sau:

Mũi tiêm thứ 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi.

Mũi tiêm thứ 2: Khi trẻ 3 tháng tuổi.

Mũi tiêm thứ 3: Khi trẻ 4 tháng tuổi.

Mũi tiêm thứ 4: Nhắc lại khi trẻ 18 - 24 tháng tuổi.

Mũi tiêm thứ 5: nhắc lại khi trẻ 4 - 6 tuổi.

Nếu cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng mở rộng, cần lưu ý theo dõi lịch ở trung tâm Y tế xã, phường thông báo, tránh bỏ sót làm lỡ thời điểm tiêm cho trẻ.

2.2. Với trẻ từ 7 - 18 tuổi

Với trẻ ở độ tuổi 7-10 chưa từng tiêm vòng bạch hầu - ho gà - uốn ván hoặc từng tiêm nhưng không đủ mũi tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng nên tiêm bổ sung 1 liều vắc xin Tdap.

- Với trẻ độ tuổi 11 - 12 cần tiêm thêm 1 liều Tdap nhắc lại để tăng cường miễn dịch.

- Với trẻ độ tuổi 13 - 18 tuổi nếu chưa tiêm liều bổ sung Tdap trước đó thì cần tiêm bổ sung 1 liều.

Sau đó cứ mỗi 10 năm cần tiêm nhắc lại vắc xin Td (uốn ván và bạch hầu).

Phụ nữ mang thai là đối tượng cần tiêm phòng vắc xin

2.3. Với mẹ bầu

Phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt cần bổ sung kháng thể bằng việc tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván trong thai kỳ. Cụ thể, mỗi lần mang thai, mẹ cần sắp xếp tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván trước thời kỳ có thai 1 tháng để tăng cường sức khỏe mẹ và truyền miễn dịch thụ động cho trẻ.

2.4. Với người trưởng thành

Kháng thể chống lại bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván với người đã được tiêm phòng trước đó sẽ suy giảm dần với tốc độ khá chậm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên tiêm nhắc lại vắc xin phòng uốn ván và bạch hầu (vắc xin Td) sau mỗi 10 năm.

3. Một số đối tượng không nên tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

Mặc dù lợi ích đem lại rất cao song một số đối tượng đặc biệt được khuyến cáo không nên tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván, có thể lùi thời gian tiêm phòng hoặc lựa chọn loại vắc xin khác phù hợp.

- Trẻ đang mắc bệnh nặng chưa hồi phục sức khỏe.

- Trẻ bị tổn thương thần kinh sau khi tiêm vắc xin mũi trước thì không nên tiêm bổ sung liều.

- Trẻ bị dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ sau khi tiêm bất cứ liều vắc xin nào.

Trẻ sau khi tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: sốt, nóng người, phát ban,… Cha mẹ cần theo dõi sát sao đề phòng triệu chứng nặng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm, tránh biến chứng nặng nguy hiểm.

Tiêm phòng vắc xin là cách tốt nhất để phòng bệnh chủ động và hiệu quả

Như vậy, tiêm phòng vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng trẻ trong những năm tháng đầu đời. Ngoài ra trẻ tuổi vị thành niên đến khi trưởng thành vẫn cần tiêm nhắc lại để bổ sung miễn dịch cơ thể.

Hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ trở nên yếu hơn khi mang thai, vì vậy họ có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh. Trong thời gian này, điều trị bệnh cho bà mẹ rất khó khăn vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Chính vì thế phụ nữ rất quan tâm vấn đề có nên tiêm vắc xin trước khi mang thai hay không và nếu có thì họ nên tiêm những loại vắc xin nào là tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu với Bác sĩ Đơn vị Tiêm chủng – Trung tâm Sản Nhi trong bài viết dưới đây.

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không?

Theo ThS.BS Trần Thị Thùy Linh – Trưởng Đơn vị Tiêm chủng Trung tâm Sản Nhi, tất cả các chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ khi có kế hoạch mang thai để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Lý giải cho điều này, ThS.BS Linh cho biết, trong thời gian mang thai, phụ nữ rất dễ bị bệnh vì hàng rào đề kháng hoạt động khá yếu ớt. Chúng dễ dàng lây nhiễm sang thai nhi, khiến thai nhi bị dị tật, chết lưu hoặc sinh non. Ngay cả khi được can thiệp bằng các trợ giúp y tế, tính mạng và sức khỏe của hai mẹ con vẫn không thể tránh được những mối nguy hiểm này.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù không đạt hiệu quả bảo vệ 100%, song khoảng 85 – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị bệnh trong suốt thời hạn sử dụng của vắc xin. Do đó, bà mẹ mang thai được tiêm chủng đầy đủ trước thai kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con hiệu quả.

Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Các loại vắc xin được tiêm ở từng thời điểm khác nhau chứ không thể thực hiện cùng một lúc. Nếu không tính những trường hợp “lỡ kế hoạch”, các bà mẹ nên chuẩn bị cho việc tiêm ngừa vắc xin trước khi mang thai ít nhất 5-7 tháng.

Cần tiêm những vacxin nào trước khi mang thai?

Có 4 loại vắc xin được khuyến cáo phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh gồm :

  1. Vắc xin Sởi, quai bị, rubella (Cần tiêm trước mang thai 3 tháng)

Trước khi có ý định có thai từ 3 tháng trở lên, người phụ nữ nên tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trong thời gian mang thai. Bởi vì những căn bệnh này tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người mẹ nhưng tác động nhiều đến thai nhi. Thai nhi có thể chết lưu hoặc sinh non, em bé sinh ra có nguy cơ dị tật rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, người phụ nữ tuyệt đối không được tiêm mũi vắc xin này.

  1. Cúm (Cần tiêm trước mang thai 1 tháng)

Nếu thai phụ bị cúm trong quá trình mang thai cũng rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là bị cúm trong ba tháng đầu, nguy cơ cao gây dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non và nhẹ cân. Được tiêm phòng, tỷ lệ mắc cúm sẽ giảm đi đáng kể, thời gian hiệu lực của vacxin thường trong vòng 1 năm.

  1. Bạch hầu, ho gà, uốn ván (Cần tiêm trước mang thai 1 tháng)

Đây là loại vacxin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên.

  1. Thủy đậu (Cần tiêm trước mang thai 3 tháng)

Nếu bạn chưa từng bị bệnh thủy đậu thì hãy tiêm vắc xin thủy đậu 3 tháng trước khi mang thai để chủ động bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và em bé. Đặc biệt, nếu như bạn đang mang thai thì cũng không được tiêm vắc xin này.

Hãy liên hệ Đơn vị Tiêm chủng – Tầng 1, Trung tâm Sản Nhi (đường Nguyễn Tất Thành, P. Nông Trang, Tp. Việt Trì, T. Phú Thọ) để đăng ký và được tư vấn về tiêm chủng. Hotline: 0210.220.8888

Video liên quan

Chủ đề