Tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu ngày có tác dụng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Thuốc tiêm tránh thai là một biện pháp tránh thai tạm thời có hiệu quả cao lên tới hơn 95% và chứa hormon, bao gồm loại chỉ có hormone progestin hoặc cả hai hormone progestin và estrogen. Loại thuốc này được chỉ định tiêm bắp sâu, định kỳ khoảng 1-3 tháng một lần.

Sau tiêm thuốc tránh thai, thời gian kéo dài tác dụng từ 1-3 tháng tùy từng loại thuốc, vì thời gian tác dụng dài nên không cần dùng mỗi ngày tránh thường xuyên xảy ra hiện tượng quên uống thuốc và làm giảm tác dụng của viên uống tránh thai, nhưng nếu có tác dụng phụ ảnh hưởng cũng không thể dừng lại ngay được.

Thuốc có tác dụng: Ức chế quá trình rụng trứng, hạn chế sự xâm nhập của tinh trùng, hạn chế sự phát triển của niêm mạc tử cung thai không đủ điều kiện làm tổ.

Chỉ định dùng thuốc tiêm tránh thai: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn tránh thai tạm thời.

Tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu ngày có tác dụng

Thuốc tiêm tránh thai có tác dụng tránh thai tạm thời

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối:

  • Phụ nữ mang thai
  • Đang bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
  • Chưa đủ tuổi sử dụng (dưới 16 tuổi).

Chống chỉ định tương đối:

  • Mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu.
  • Ra máu âm đạo bất thường chưa biết nguyên nhân.
  • Ung thư vú đã khỏi 5 năm.
  • Bệnh lý gan mật làm suy giảm chức năng gan hoặc khối u ở gan.
  • Mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Đang bị tắc tĩnh mạch sâu hoặc đã từng bị tai biến mạch máu não hay thiếu máu cơ tim.

Khi có mong muốn mang thai, cần ngưng tiêm thuốc tránh thai và nên tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn để có thể chăm sóc thai kỳ tốt hơn:

Cũng như thuốc tránh thai uống, thì thuốc tiêm tranh thai cũng có những tác dụng phụ sau:

  • Vô kinh

Vô kinh hay gặp khi dụng loại thuốc tiêm tránh thai chỉ có progestin hơn do niêm mạc tử cung không phát triển dày lên và bong ra, nên không thấy hiện tượng kinh nguyệt.

Hiện tượng vô kinh xảy ra ở đa số phụ nữ khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai, có tới khoảng 60% phụ nữ gặp phải tình trạng này.

Hiện tượng này không gây hại cho cơ thể phụ nữ và sức khỏe sinh sản sau này, nên vẫn có thể tiếp tục sử dụng thuốc tiêm tránh thai nếu chấp nhận được tình trạng vô kinh.

Tuy hiệu quả tránh thai của của thuốc tiêm tránh thai rất cao, nhưng vẫn có 1 nguy cơ rất nhỏ mang thai. Vì hiện tượng này giống với hiện tượng mang thai nên nếu nghi ngờ mang thai thì nên kiểm tra để xác định có mang thai không. Nếu mang thai có thể giữ thai vì chưa có bằng chứng cho thấy sử dụng loại thuốc này gây hại cho thai, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể không nên vội vàng bỏ thai ngay.

Tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu ngày có tác dụng

Tiêm thuốc tránh thai có thể gây vô kinh

  • Kinh nguyệt không đều

Tình trạng này cũng hay xảy ra ở những người dùng biện pháp tránh thai bằng hormone, có thể hết sau vài tháng tiêm thuốc.

  • Rong kinh, rong huyết

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh không phải là tình trạng hay gặp, thường thấy ở những mũi tiêm đầu, sau đó hết dần và ổn định hơn, vì vậy vẫn có thể tiếp tục tiêm thuốc tránh thai.

Nếu ra máu nhiều làm mắt sắt trong máu, nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu sắt hay uống viên thuốc sắt bổ sung hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Theo dõi nếu tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe hay không giảm đi ở những lần tiêm sau, nên dùng một biện pháp tránh thai khác.

Rong huyết là tình trạng máu ra một ít ở âm đạo bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Trước hết cần tìm các nguyên nhân khác gây ra tình trạng này, sau khi loại trừ được các nguyên nhân khác thì vẫn tiếp tục sử dụng thuốc tiêm tránh thai, hiện tượng này sẽ tự hết không cần phải điều trị gì.

  • Đau đầu

Sau khi tiêm thuốc tránh thai có thể bị nhức đầu, nếu đau nhiều không chịu đựng được thì có thể sử dụng một trong các loại thuốc giảm đau chứa thành phần ibuprofen hoặc paracetamol.

Nếu đau đầu trầm trong, không giảm sau uống thuốc nên khám toàn diện để tìm nguyên nhân khác. Ngừng thuốc tiêm nếu tình trạng nhức đầu kèm theo mờ mắt, nên sử dụng biện pháp tránh thai không có chứa nội tiết.

  • Tăng cân

Thuốc tiêm tránh thai có thể dẫn đến tăng cân nhanh, kéo dài theo thời gian dùng thuốc. Nếu sau dùng thuốc mà tình trạng tăng cân nhanh, vượt tầm kiểm soát có thể đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn đổi một biện pháp tránh thai tạm thời khác.

  • Loãng xương

Thuốc tiêm tránh thai làm giảm độ khoáng của xương, gây loãng xương ở phụ nữ bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ dùng thuốc tiêm tránh thai hơn 2 năm, dùng dưới 2 năm thường không hay hiếm thấy hơn.

  • Các biểu hiện giống khi có thai

Sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm có thể gây ra một số triệu chứng giống khi có thai như cương vú, đau bụng dưới, thay đổi tâm trạng(mệt mỏi, dễ cáu giận), buồn nôn. Tình trạng này có thể tự hết đi, nếu kéo dài cần được điều trị.

  • Tại vị trí tiêm

Tại vị trí tiêm thuốc có thể bị sưng nóng đỏ đau: Thường sẽ mất đi sau vài ngày, có thể chườm ấm sẽ nhanh hết hơn.

Áp-xe tại vị trí tiêm hiện tượng này rất ít gặp: Ngoài sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm, còn thấy cục nhô lên khỏi mặt da, mưng mủ, có thể kèm theo sốt nhẹ. Khi thấy hiện tượng này cần đến cơ sở y tế để được chích rạch dẫn lưu mủ.

Trên đây là một số hiện tượng và cách giải quyết các vấn đề sau khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Khi muốn sử dụng biện pháp tránh thai này bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa sản phụ để được khám, tư vấn và lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhất.

Khi có mong muốn mang thai, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

  • Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
  • Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
  • Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.

Người chồng nên:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...
  • Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm

Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.

Mọi thông tin cụ thể về các gói khám sinh sản, thai sản tại Vinmec, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám của hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tiêm thuốc tránh thai sau bao lâu quan hệ được?

Sau khi tiêm 7 ngày thuốc sẽ có tác dụng tránh thai, nên nếu bạn có quan hệ vợ chồng sau 7 ngày tiêm thì không bị không có thai. Tuy nhiên, không có phương pháp nào hiệu quả 100% cả, nên nếu có dấu hiệu bất thường bạn nên đi tái khám lại ngay.

Tiêm thuốc tránh thai hiệu quả bao nhiêu phần trăm?

Thuốc tiêm tránh thai làm ức chế rụng trứng 100%, đồng thời ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên có hiệu quả tránh thai cao (99,6%).

Ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì trứng rụng?

Vòng âm đạo. Hầu hết phụ nữ có thể rụng trứng từ 1-3 tháng sau khi cắt bỏ nó. Thuốc ngừa thai dạng tiêm (Depo-Provera).

Phá thai bao lâu thì có thể uống thuốc tránh thai?

Chào bạn, Với câu hỏi “Sau khi phá thai bao lâu thì uống được thuốc ngừa thai?”, bác sĩ xin giải đáp như sau: Thông thường, sau khi phá thai khoảng một tháng thì có kinh nguyệt trở lại. Bạn hãy uống thuốc ngừa thai vào ngày đầu tiên có kinh và không được quên bất cứ ngày nào.