Tiêu luận so sánh văn hóa ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc

Luận văn Đề tài văn hóa ăn của người Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.19 KB, 13 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
VĂN HÓA ĂN CỦA NGƯỜI
HÀN QUỐC
Thành phố Hồ Chí Minh
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khẩu vị và văn hoá ăn của người Hàn Quốc
1.1. Yếu tố tự nhiên
- Vị trí địa lý và khí hậu
Ở Hàn Quốc xuất hiện nhiều sản vật quý hiếm tạo nên nhiều món ăn độc đáo, Phát triển hài hòa cùng với
cả thiên nhiên, xã hội và điều kiện môi trường
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đặc trưng của một đất nước vùng ôn đới, ở Hàn quốc người ta nuôi trồng
và sản xuất được rất nhiều loại thực phẩm theo mùa – chẳng hạn như các loại hạt, các loại đậu, rau củ quả
và hải sản. Cũng bởi vậy người Hàn nổi tiếng với rất nhiều món ăn từ các thực phẩm kể trên, với cách chế
biến và bảo quản đặc biệt như các loại nước chấm, kimchi, hải sản muối.
Với đặc điểm địa hình là núi và đồng bằng,biển cả chiếm phần lớn bề mặt bao quanh ba phía, đất nước
Hàn Quốc có một nguồn tài nguyên dồi dào về thủy hải sản, nông nghiệp với các kĩ thuật trồng trọt lúa
phát triển từ rất lâu đời.Vì thế mà những món ăn Hàn Quốc thường rất phong phú về nguyên liệu được lấy
từ thiên nhiên và do con người tạo ra, rất đầy đủ dinh dưỡng, thanh đạm nhưng không kém phần cao
sang,làm cho người ăn cảm nhận được tất cả các mùi vị của tự nhiên
1.2. Yếu tố con người
1.2.1. Tôn giáo
Nguồn gốc ẩm thực Hàn Quốc, đặc biệt là ẩm thực trong nhà chùa đều bắt nguồn từ sự tích của phật
Buddha. Nguyên lý chế biến các loại thực phẩm của Hàn Quốc là đảm bảo chất lượng nguyên thủy
của thực phẩm càng cao càng tốt, để tăng cường độ thơm, ngon, tự nhiên, tạo sự ngon miệng.Một
bằng chứng cụ thể chính là món sushi của Hàn,các nguyên liệu đều lấy từ thiên nhiên,chế biến làm
sao cho vẫn giữ được hương vị và màu sắc nguyên thủy của nguyên liệu. các phương pháp chế biến
này cũng rất đa dạng và phong phú , tùy thuộc theo phong tục , tập quán của từng vùng, miền nhưng
tựu chung vẫn hướng tới ba tiêu chí chính: thứ nhất là sạch sẽ hóa học hay thuốc trừ sâu. Hai là nhẹ
nhàng, nhẹ nhàng ở đây nói về hương vị, Ba là chú ý đến lời Phật Buddha dạy, có nghĩa là không nên
sắp quá nhiều, đủ dùng cho một bữa, hạn chế đồ thừa và lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu
cần thiết.


1.2.2. Tính Tôn ti- trật tự
Hàn Quốc là đất nước rất coi trọng vấn đề “Tôn ti- trậ tự” trong mọi mặt, điều đó có ảnh hưởng
sâu sắc đến văn hoá ăn của họ. 1 số lễ nghĩa và điều nên tránh trong bữa ăn:
• Không cầm đũa hay thìa trước khi người cao tuổi nhất bắt đầu ăn.
• Khuấy những món ăn phụ để tìm thứ bạn muốn ăn.
• Ăn xong quá nhanh hoặc quá chậm so với những người cùng bàn
• Mở miệng khi xỉa răng và bỏ tăm lên bàn.
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đặc trưng của một đất nước vùng ôn đới, ở Hàn Quốc người
ta nuôi trồng và sản xuất được rất nhiều loại thực phẩm theo mùa. Theo từng khu vực, theo
từng mùa khác nhau mà các loại thực phẩm được sử dụng cũng khác nhau. Mỗi khu vực trên
khắp đất nước lại có những "đặc sản" khác biệt của riêng mình. Những sự khác biệt đó tạo
nên rất nhiều các món ăn đặc trưng cho mỗi vùng miền, dù đều là các loại tương, hải sản hay
kimchi nhưng với các loại nguyên liệu khác nhau, chúng lại có hương vị khác biệt.
Theo các nhà chuyên môn, ẩm thực Hàn Quốc là Slow Food, là thực phẩm tự nhiên rất thích
hợp với khuynh hướng mang tính thế giới. Nhắc đến Hàn Quốc là nhắc đến xứ sở của kim
chi, của thịt bò nướng hay món cơm cuốn bimbap nổi tiếng. Các món ăn của xứ sở Kim Chi
không cầu kỳ trong chế biến nhưng lại có hương vị đặc biệt và hình thức hấp dẫn. Và, trên cả
là: ẩm thực Hàn Quốc là thực phẩm dinh dưỡng lý tưởng.
Trong triều đại Joseon, khi đạo Khổng thịnh hành, dựa trên những quan niệm “kính trên
nhường dưới”, “tôn ti trật tự” đã hình thành nên một nét văn hóa “ăn” rất đặc sắc và mang
đậm tính cách của người Hàn.
I.1. Những món ăn ưa thích của người Hàn Quốc
I.1.1. Kim Chi
Lịch sử: Kim chi là một món ăn truyền thống của người Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Thời
xưa trong tiếng Triều Tiên thường được phát âm là chim-chae (Hangeul: 침채; chữ Hán: 沈菜), nghĩa là
"rau củ ngâm". Tuy nhiên, do sự thay đổi về mặt phát âm, nên từ kim chi (김치) không có gắn liền với
chữ Hán gốc của nó.
Thành phần: Thành phần nguyên liệu để chế biến kim chi gồm: cải thảo (배추), củ cải (무), tỏi (마늘),
ớt (빨간고추), hành (파), cá mực (오징어), tôm, sò (굴) hoặc hải sản khác, gừng (생강), muối ăn (소
금), và đường (설탕). Có nhiều món kim chi có thành phần khác, trong đó kim chi kkakdugi (깍두기)


làm bằng củ cải và không dùng cải thảo, và kim chi oisobaegi (오이소배기) làm từ dưa chuột. Kim chi
kkaennip (깻잎) làm bằng lá kkaennip (en:perilla - một loại cây tương tự tía tô) muối trong xì dầu, ớt,
tỏi, hành và các gia vị khác. Bảo tàng về kim chi ở Seoul đã ghi nhận 187 loại kim chi từ xưa đến nay.
Nếu không có cải thảo hoặc cảm thấy loại cải thảo Triều Tiên có mùi quá hăng, người ta có thể làm kim
chi từ bắp cải thường, nhưng ít khi. Mùi vị của kim chi làm theo kiểu này có xu hướng nhẹ hơn và ít cay.
Sức khỏe và dinh dưỡng: Kim chi là món ăn kèm tinh túy luôn có mặt trên bàn ăn của người Hàn Quốc.
Tạp chí Sức khỏe của Mỹ đã từng gọi kim chi là một trong năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất của
thế giới, với khẳng định rằng món ăn này giàu vitamin, giúp tiêu hóa tốt và thậm chí còn có thể có tác
dụng phòng bệnh ung thư.
Ở Đông Á, đôi khi người ta cho rằng số ca bệnh SARS ở Hàn Quốc không cao là do thói quen ăn nhiều
kim chi, tuy rằng chưa ai xác lập được mối liên hệ rõ ràng giữa việc ăn kim chi và sức đề kháng đối
với SARS. Có một số bằng chứng cho thấy rằng kim chi có thể được dùng để chữa bệnh cúm cho gia
cầm. Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Seoul nói rằng họ đã cho 13 con gà bị cúm ăn chất chiết từ
kim chi - và một tuần sau, 11 con bắt đầu khỏi bệnh.
Chính vì những tác dụng này mà kim chi ngày càng được ưa chuộng không những chỉ ở quê hương Hàn
Quốc mà đã vượt biên giới đi ra các nước trên thế giới. và Hàn Quốc đã được gắn với mỹ danh xứ sở kim
chi. Tuy không được làm từ những nguyên liệu đắt tiền nhưng kim chi xứng danh là món ăn truyền thống
tinh túy nhất của đất nước Hàn. Người Hàn Quốc thường nói rằng “Một bữa ăn không thể Kim Chi”.
I.1.2. Soondubu jjiggae ( Súp Đậu phụ hầm )

Món đậu phụ hầm với hải sản, hành tây, trứng và hạt tiêu tạo nên vị
nóng ấm.
Khi những cơn gió Siberia mang những luồng không khí lạnh tới Hàn Quốc cũng là lúc những món ăn ấm
nóng cùng vị cay đặc trưng trở thành lựa chọn số một để sưởi ấm “dạ dày” của người dân xứ sở Kim chi.
Soondubu jjigae là món hầm cay và đặc của Hàn Quốc. Được mệnh danh là một trong những món ăn
đường phố cay nhất. Soondubu jjigae đặc biệt phổ biến vào mùa lạnh và được coi như một món ăn làm
ấm người.
Thành phần: Súp được nấu từ đậu phụ, hải sản (tôm hoặc ngao, sò, hến) hoặc thịt, nấm, kim chi, rau,
hành và rất nhiều ớt. Người ăn thường đập quả trứng sống cho vào khi món hầm đang sôi.
Sức khỏe và dinh dưỡng: Món này mềm mại, dễ tiêu hóa, ngon và bổ dưỡng nên được người dân Hàn


vô cùng yêu thích. Nếu có dịp đên Hàn Quốc, thì đây là một trong những món ăn tinh tế không thể bỏ
qua.
I.1.3. Kim chi jjigae (Kim chi cải thảo)
Đây là một trong những món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc, món hầm được làm từ kimchi lên men và thịt.
Cùng với deonjang-jjigae, đây là món hầm tiêu biểu có thể nấu với thịt lợn, thịt bò và hoặc hải sản để tạo
nên nhiều hương vị khác nhau. Kimchi luôn được xem như món phụ trên bàn ăn, nhưng nó cũng có thể
được dùng để nấu các món chính như kimchi-bap và kimchi-jjim.
Thành Phần: Kim Chi jjigae được nấu từ Kim chi cải thảo, rau, đậu hủ, thịt heo hoặc hải sản.
Sức khỏe và dinh dưỡng: Canh Kimchi-jjigae có vị cay ngọt, chua chua và rất thơm. Đây là một trong
những món canh mà người Hàn Quốc ưa thích nhất đặc biệt là vào những lúc cơ thể cảm thấy mệt mỏi và
chán ăn, bên cạnh đó vì đây là món canh khá cay và nóng nên vô cùng thích hợp trong những ngày đông
lạnh giá.
I.1.4. Kimbap
Còn gọi là cơm cuốn Hàn Quốc, Kimbap là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của người Hàn Quốc.
Kimbap gần giống với món Sushi truyền thống của người Nhật, nhưng kimbap không ăn với cá sống mà
nguyên liệu của nó bao gồm thịt, trứng, rau đã được xào chín. Cơm được trộn với chút muối và dầu mè.
Thịt có thể là thịt bò xay, xúc xích, trứng chiên, mực xào cay, cá ngừ
Thành phần: Nguyên liệu chính là gạo. Các thành phần khác gồm có cá, thịt, trứng, rau quả (rau thì
thường là spinach, cà rốt, cải ngọt, kim chi hoặc dưa chuột).
Kimbap thường được làm trong các dịp đi picnic hoặc trong các lễ hội ngoài trời của người Hàn Quốc. Là
món ăn nguội dễ bảo quản và cách làm đơn giản.
I.1.5. Pulkogi
Văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc gắn liền với “văn hóa ăn đồ nướng”. Pulkogi được làm từ bất kì
loại thịt nào nhưng thịt bò thường được dùng nhiều nhất.
Thành phần: Pulkogi được chế biến từ thịt lưng của bò được xắt lát mỏng hoặc từ các loại thịt bò xắt lát
khác. Thịt được ướp với một hỗn hợp của nước tương,đường, dầu mè, tỏi và các gia vị khác như hành lá ,
hoặc nấm , đặc biệt là nấm nút trắng hoặc nấm hương.
Sức khỏe và dinh dưỡng: Chính gia vị ướp trong Pulkogi làm cho món ăn mềm, thơm ngon đậm đà và
mang một sắc thái riêng mà ai cũng có thể cảm nhận được.
I.1.6. Mool naeng myun


Nhắc tới Hàn Quốc người ta sẽ nhắc tới món kim chi, rượu Soju và tất nhiên không thể thiếu được món
mì lạnh hấp dẫn. Với mùi vị độc đáo, riêng biệt, món ăn này đã làm nên nét đặc trưng trong văn hóa ẩm
thực của nước Hàn.
Từ lâu, mì lạnh xứ Hàn luôn là món ăn bán chạy nhất trong những ngày hè oi bức. Đúng như tên gọi, mì
lạnh mang lại cho người thưởng thức cảm giác mát mẻ dễ chịu. Không phải ngẫu nhiên người dân xứ Hàn
lại yêu thích món ăn này đến thế. Vị dai của từng sợi mì cùng với chút chua chua, ngòn ngọt và vị cay
nồng đã mang lại bát mì lạnh hấp dẫn với thực khách.
Thành phần: Nguyên liệu chế biến món mì lạnh thường có: mì, thịt bò, xương bò, hành tây, gừng, tỏi, lê,
giấm… Những bát mì mát lạnh có sợi cuộn tròn ở giữa bên trên là những miếng thịt bò thái mỏng và quả
trứng. Cùng với đó là lát dưa leo, cải trắng thái dài. Tùy vào khẩu vị ăn từng người để chọn nguyên liệu
phù hợp nhất.
Sức khỏe và dinh dưỡng: Đây là món bổ dưỡng, có tác dụng làm mát cơ thể vào những
ngày hè nóng bức nên nhận được hầu hết sự ưa chuộng của người Hàn Quốc cũng như
những du khách nước ngoài.
2. Đặc điểm văn hóa “ăn” của Hàn Quốc
2.1. Cách sắp đặt bàn ăn của người Hàn Quốc
Khi nhắc tới bữa ăn của người Hàn, hẳn bạn không thể không trầm trồ trước sự ‘hoành tráng’ với cả chục
món ăn được bày biện cẩn thận, không kể là bữa sáng hay bữa tối.
Bên cạnh việc nấu những món ăn và bổ dưỡng thì sự hiểu biết về việc sắp xếp bàn ăn là điều cốt yếu cho
việc tạo không khí thích hợp cho một bữa ăn. Nét đặc trưng nổi bật của cách bày trí bàn ăn Hàn Quốc là
tất cả chén đĩa đều được dọn ra cùng lúc . Các món ăn đòi hỏi phải được đặt gọn gàng theo vòng tròn
đồng tâm hay để song song theo hàng dọc và coi trọng tính thẩm mỹ. Màu sắc của món ăn cũng được thay
đổi xen lẫn và kết hợp hài hòa với nhau.
Theo cách truyền thống, số lượng của các món ăn trong bữa được dọn ra từ 3 cho các tầng lớp thấp hơn
và tới 12 cho các gia đình quý tộc . Cách bày biện bàn ăn có thể sắp xếp tùy thuộc vào có hay không món
mì hay thịt được dọn ăn . Các quy tắc trang trọng về việc sắp xếp bàn ăn vẫn tiếp tục phát triển, thể hiện
sự chú trọng của con người tới việc dọn thức ăn và bàn ăn . So sánh với Trung Quốc và Nhật Bản, thìa
được sử dụng nhiều hơn ở Hàn Quốc, đặc biệt là khi các món soup được dọn .
Người Hàn Quốc theo truyền thống (hiện nay nhiều người vẫn theo cách thức này) ngồi xếp bằng tròn
trên các miếng đệm quanh bàn ăn thấp. Một số nhà hàng truyền thống còn cung cấp ghế sàn với chỗ dựa


lưng.
Các bữa ăn được dùng bằng đũa bằng bạc hoặc thép không gỉ (gọi là jeotgarak), và một cái thìa (gọi
là sutgarak); hai thứ này gọi chung là sujeo (viết gọn của hai từ sutgarak và jeotgarak), mặc dù
sujeo cũng có nghĩa là sutgarak. Không như những nền văn hóa ăn bằng đũa khác, người Hàn Quốc đã
dùng thìa từ ít nhất là vào thế kỷ thứ 5.
Người Hàn Quốc nói chung không bới cơm hoặc canh sang chén bát riêng mà được đặt sẵn ở trên bàn cho
từng người và ăn bằng thìa. Banchan được ăn bằng đũa.
Người Hàn Quốc quan tâm đặc biệt đến cách trang trí món ăn trên đĩa và cách bài trí các đĩa trên bàn ăn.
Cách sắp đặt một bữa ăn cơ bản, bao gồm:
• Cơm cho mỗi người trong bát sâu bằng gốm hoặc thép không rỉ, luôn có nắp đậy ở phía bên trái
người ăn.
• Canh nóng cho mỗi người trong một cái bát nông hơn, đặt phía bên phải chén cơm. Hoặc dùng
chung trong bát canh to đặt giữa bàn. Các loại Kimchi cũng được đặt ở giữa bàn.
• Thìa và đũa đặt ở phía phải bát canh, xếp đũa ngay cạnh thìa…
• Món ăn nguội và khô để bên trái.
• Các món thịt để bên phải, rau để bên trái.
• Nhiều chén nhỏ để chứa các món banchan phụ dùng chung.
• Chọn tone màu của khăn trải bàn và khăn ăn hợp với hoa văn.
• Khéo léo chọn những viên đá cuội dùng làm miếng để đũa.
• Trang trí những con hạc giấy để thêm phần thư giãn.
I.2. Các phép tắc khi dùng bữa của người Hàn Quốc
Nhìn chung mọi phép tắc và lễ nghi trên bàn ăn của người Hàn Quốc đều đơn giản hơn văn hóa phương
tây và tập trung hướng về đối tượng người lớn tuổi. Dựa trên những quan niệm “kính trên nhường dưới”,
trách nhiệm tôn trọng và chăm lo cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình là quan trọng nhất. Đây cũng là
một phần trong các quy tắc xây dựng phong cách ẩm thực truyền thống và văn hóa “ăn” của người Hàn.
Cũng giống như mọi quốc gia trên thế giới, phép lịch sự trong khi ăn phải đảm bảo không khiến cho
người cùng ăn với mình cảm thấy không thoải mái. Phép lịch sự phổ thông trên bàn ăn của người Hàn
Quốc bao gồm những nội dung như sau:

Trong khi ăn, không cầm bát cơm, bát canh lên.


Khi ăn phải để muỗng ngửa lên như vậy
Trong trường hợp úp xuống nghĩa là nhà có tang
-Không cầm thìa và đũa trên 1 tay. Khi sử dụng đũa, đặt thìa xuống bàn ăn.
- Không gác hay đặt đũa hoặc thìa lên trên bát.
- Khi nhai không để phát ra tiếng.
- Chú ý không để đũa và thìa va vào bát gây nên tiếng động.
- Không dùng đũa và thìa để đảo cơm và thức ăn. Không lựa ra các thức ăn
mình không ăn và chớ nên giũ các gia vị tẩm ướp vào món ăn để gắp thức ăn.
- Khi ăn, không nên để thức ăn còn thừa lại trên đũa, thìa.
- Sau khi ăn xong, để đũa và thìa ngay ngắn vào vị trí ban đầu.
Những lưu ý khi Khi dùng bữa với người lớn
- Khi dùng bữa với người lớn, để họ ngồi phía trong, cách xa cửa ra vào.
- Giữ tư thế ngồi ngay ngắn trước mặt người lớn.
- Đợi người lớn cầm đũa lên trước sau đó mới cầm đũa lên. Nên giữ tốc độ ăn bằng người lớn.
- Sau khi người lớn đã dùng bữa xong và đứng lên, nên đứng lên cùng.
3. So sánh văn hóa “ăn” của Hàn Quốc và Việt Nam
Văn hoá có sức mạnh gắn kết con người, cộng đồng. Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng
về văn hóa. Nhiều người cho rằng, sở dĩ Việt Nam và Hàn Quốc có thể tăng cường và thắt chặt quan hệ
với nhau chính là do những điểm tương đồng về văn hóa ấy. Một trong những nét tương đồng dễ nhận
thấy đó chính là ẩm thực. Đối với cả người Hàn Quốc và Việt Nam, ẩm thực luôn đóng một vai trò quan
trọng trong nền văn hóa truyền thống lâu đời và đặc sắc. Ẩm thực không chỉ dừng lại ở các món ăn mà
kéo theo nó là nghệ thuật chế biến món ăn, nghệ thuật thưởng thức, tác phong ăn uống, tất cả đều thể hiện
cách ứng xử của con người trong tự nhiên (chọn nguyên liệu, cách chế biến) và trong xã hội (tác phong
khi ăn uống, thái độ với mọi người xung quanh khi ăn…).
2.1. Điểm tương đồng
2.1.1. Tính biện chứng và linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực
- Tính biện chứng
Người Việt Nam và người Hàn Quốc có tập tục ăn uống theo mùa, theo khí hậu. Người Hàn Quốc rất
thích món mộc tồn. Theo quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè và giúp cơ thể
tăng sức đề kháng với các loại bệnh dịch. Thịt chó thường được chế biến thành một món xúp có tên gọi là


Boshintang. Dường như tất cả các vị của món xúp truyền thống xứ Hàn như xúp bò, xúp đậu tương, xúp
kim chi đều có trong món xúp này. Bên cạnh đó, vào những ngày hè oi bức các món mì lạnh, đặc biệt là
món canh gà hầm sâm rất được người Hàn ưa chuộng, và những ngày đông lạnh giá, họ thường chọn các
món ăn nóng và cay như Kimchi jjigae (Kimchi cải thảo), soondubu jjigae (Súp đậu phụ kho)… để làm
ấm cơ thể. . Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn, dầu
vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô
Việt Nam là xứ nóng nên phần lớn thức ăn đều thuộc loại hình hàn. Cơ cấu bữa ăn truyền thống thiên về
thức ăn thực vật và ít thức ăn động vật chính là góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng giữa
con người với môi trường. Mùa hè nóng, người Việt thích ăn rau quả, tôm cá hơn là mỡ thịt. Khi chế biến,
người ta thường luộc, nấu canh, làm nộm, làm dưa, tạo nên thức ăn có nhiều nước và vị chua để vừa dễ
ăn, dễ tiêu, vừa giải nhiệt. Chính vì vậy mà người Việt Nam rất thích ăn đồ chua, đắng - cái chua đắng
của vỏ chanh, mướp đắng. Canh khổ qua là món ăn được người Nam Bộ đặc biệt ưa chuộng. Mùa đông
lạnh, người Việt ở các tỉnh phía Bắc thích ăn thịt, mỡ là những thức ăn dương tính, giúp cơ thể chống
lạnh. Phù hợp với mùa này là các kiểu chế biến khô, dùng nhiều mỡ như xào, rán, rim, kho… Gia vị phổ
biến của mùa này cũng là những thứ thức ăn dương tính như ớt, tiêu, gừng, tỏi.
Ăn theo mùa chính là sự tận dụng tối đa môi trường của người Hàn Quốc và Việt Nam để phục vụ
con người, là hoà mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với môi trường.
- Tính linh hoạt
Dụng cụ ăn: người Việt Nam và Hàn Quốc truyền thống chỉ dùng một thứ dụng cụ là đôi đũa. Đó
là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ thói quen ăn những thứ không
thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (cơm, cá, nước chấm) của cư cân châu Á nói chung và Đông
Nam Á nói riêng, nơi sẵn tre làm vật liệu. Trong khi người phương Tây phải dùng một bộ đồ gồm dao,
thìa, dĩa (mô phỏng động tác của con thú xé mồi) mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng rẽ (sản phẩm
của tư duy phân tích), trong khi thìa, dao và nĩa là những vật dụng quen thuộc của người châu Âu, thì đũa
là thứ không thể thiếu trong bữa ăn của người châu Á nói chung, Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng. Người
Việt Nam và Hàn Quốc đã không dùng dao và nĩa trong bữa ăn bởi theo quan niệm của học thuyết Khổng
Tử (Trung Quốc), đó là những vật dụng liên quan đến bạo lực và binh đao. Trong khi đó, đũa tượng trưng
cho sự thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của học thuyết Khổng Tử. Một lý do
nữa không kém phần quan trọng đó là các món ăn của người Hàn Quốc và Việt Nam thích hợp với đũa
hơn là dao, nĩa.


2.1.2. Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực
- Cách chế biến
Hầu hết các món ăn Việt Nam và Hàn Quốc đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp: rau này với
rau khác, rau với các loại gia vị, rau với cá tôm, thịt. Dù là các món bình dân, đơn giản hay các món cầu
kì đều được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu. Chúng tổng hợp lại, bổ sung lẫn nhau để cho chúng ta có
những món ăn có đủ ngũ chất: bột - nước - khoáng - đạm – béo, nó không những có giá trị dinh dưỡng
cao mà còn tạo nên một hương vị vừa độc đáo ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên của đủ ngũ vị: chua -
cay - ngọt - mặn - đắng, lại vừa có vẻ đẹp hài hoà của đủ ngũ sắc: trắng - xanh - vàng - đỏ - đen.
- Phong cách ăn
Mâm cơm của Việt Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng thời nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá, thịt,
xào, nấu, luộc, kho… Suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp các món ăn. Bất kì bát cơm nào, miếng
cơm nào cũng đã là kết quả tổng hợp rồi: trong một miếng cơm có thế đã có đủ cả cơm - canh - rau - thịt.
Điều này khác hẳn cách ăn lần lượt đưa ra lần lượt theo lối phân tích của người phương Tây.
Cách ăn tổng hợp của người Việt Nam và Hàn Quốc tác động vào đủ mọi giác quan: mũi ngửi mùi
thơm ngào ngạt từ những món ăn vừa bưng lên, mắt nhìn màu sắc hài hoà của bàn ăn, lưởi nếm vị ngon
của đồ ăn. Cái ngon của bữa ăn Việt Nam và Hàn Quốc là tổng hợp cái ngon của mọi yếu tố.
2.1.3. Tính cộng đồng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực
- Tính cộng đồng
Bữa ăn của người Hàn Quốc và người Việt Nam là bữa ăn chung cho nên các thành viên trong bữa
ăn phải liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau (khác hẳn với phương Tây, ai có suất người ấy, mọi
người hoàn toàn độc lập với nhau). Vì vậy mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam và Hàn Quốc rất thích
chuyện trò (khác với người phương Tây, tránh nói chuyện trong bữa ăn.
-Tính mực thước
Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người một thứ văn hoá cao trong ăn uống. Vì mọi người đều phụ
thuộc lẫn nhau nên phải ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn.
Bữa ăn tại nhà là thời điểm tụ tập cả gia đình. Theo truyền thống Hàn Quốc, người lớn tuổi nhất trong nhà
cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ
tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn.
Còn với người Việt Nam, khi ăn cơm khách, một mặt phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn
trọng chủ nhà, nhưng mặt khác, lại phải để chừa một ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình không chết


đói, không tham ăn. Tục ngữ có câu Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ (tính mực thước là biểu hiện triết lí hài
hoà âm dương, của lối giao tiếp tế nhị ý tứ, khác hẳn tính cách cực đoan, lối giao tiếp trực khởi của người
phương Tây, theo đó, khách phải ăn cho kì hết sạch để tỏ lòng biết ơn chủ nhà).
2.2. Điểm khác biệt
Tuy nhiên, Ngoài những điểm chung nói chung nói trên thì có rất nhiều điểm khác biệt trong văn hóa ăn
uống thường ngày của hai nước.
Người Hàn thường ăn cơm nấu từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nên cơm rất dẻo, họ còn có cơm ngũ cốc "okok
bap" (cơm nấu từ 5 loại ngũ cốc). Trong khi đó, người Việt thường chỉ ăn cơm nấu bằng gạo tẻ và cơm
khô hơn một chút, thường vào những ngày đặc biệt thì mới nấu cơm nếp.
Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại gia vị, đặc biệt, họ thường sử dụng bột ớt và có loại nước tương "kan
chang". Ở Việt Nam, gia vị có thật nhiều nhưng có một loại nước chấm đặc biệt là nước mắm và để cho
món ăn có hương vị thơm ngon hơn, khi nấu ăn có nhiều loại rau, củ, quả cho thêm vào như: hành, nghệ,
cà chua, dứa, chuối Ở Hàn, kim chi có nhiều loại đa dạng và thường ăn cùng trong bữa cơm. Còn ở Việt
Nam, trong bữa ăn nhất định phải có rau tươi, có thể chế biến nhiều món như: rau luộc, rau xào, canh
rau và cũng có một số món tương tự như kim chi: dưa muối, cà muối, hành muối
Vào mùa hè, khi ăn cả người Hàn và người Việt đều uống nước nhưng cách thức cũng khác nhau. Người
Hàn vừa ăn vừa cầm cốc nước lạnh và uống. Người Việt thì thường chan nước rau luộc hoặc canh vào bát
và ăn cùng với cơm, hoặc sau khi ăn sẽ chan nước canh vào bát, uống riêng.
Người Hàn sử dụng cả đũa và thìa nên không cần cầm bát lên. Người Việt mình thì thường chỉ sử dụng
đũa nên dù ăn cơm hay canh cũng cầm bát lên ăn. Vì vậy, cái trôn bát của mình thường cao để người ăn
không bị nóng. Cũng vì việc sử dụng thìa, đũa mà người Hàn thường để thức ăn lên bàn, trong khi người
Việt mình thương để thức ăn vào mâm rồi có thể đặt trên bàn, trên chiếu, kể cả trên sàn nhà và ngồi ăn.
Vẫn còn chuyện liên quan đến thìa, đũa nữa là khi ăn, người Hàn thường có cái để đặt thìa đũa lên, gọi là
"sut karak batchim" (숟가락 받침) còn người Việt thường để đũa trên mâm hoặc trên bát.
Sau khi ăn, người Hàn thường không bỏ đi thức ăn thừa mà cất cẩn thận để sau đó ăn tiếp. Tại sao lại như
vậy ? mấy chục năm trước người Hàn còn rất khó khăn, vì vậy họ đã hình thành tính tiết kiệm. Mặt khác,
vì người Hàn thường ăn sáng ở nhà nên thức ăn còn lại hôm trước thường để ăn sáng hôm sau. Hiện nay,
với cuộc sống hiện đại, người Hàn thường không đi chợ nhiều, họ thường đi một lần, mua rất nhiều thứ và
để vào tủ lạnh nên tủ lạnh của họ thường rất to. Người Việt mình thì thường chỉ cất một số món vào trong
tủ lạnh, các món rau hay canh thường ăn hết hoặc cho chó, mèo, hoặc bỏ đi. Có vẻ người Việt Nam mình


lãng phí hơn người Hàn. Người Việt Nam thường hôm nào cũng đi chợ, mua những đồ tươi sống để nấu
và không thích những thức ăn để lâu trong tủ lạnh. Và một số người Việt còn có cả thói quen ăn sáng ở
ngoài nữa.
Sau khi ăn xong, cả người Hàn và người Việt thường có thói quen ăn hoa quả, gọi là tráng miệng. Sau đó,
người Hàn thường uống một loại nước quế, hoặc cà phê còn người Việt mình lại hay uống trà.
Phong cách ăn của người Hàn Quốc rất phong phú, đa dạng, với nhiều món ăn mang nhiều hương vị đậm
đà mà rất thanh đạm mang một nét đặc trưng riêng của xứ sở kim chi, văn hóa ăn của người Hàn Quốc
cũng ảnh hưởng không ít đến sở thích ăn uống của người Việt Nam./.

Làm Tiểu Luận Văn Hóa Ẩm Thực Hàn Quốc, Tiểu Luận Văn Hóa Ẩm Thực Hàn Quốc

You are watching: Làm Tiểu Luận Văn Hóa Ẩm Thực Hàn Quốc, Tiểu Luận Văn Hóa Ẩm Thực Hàn Quốc in indembassyhavana

Hàn Quốc nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú với những món ăn cực kì tinh tế. Chúng ta có thể cảm nhận rất rõ điều này qua bài viết về ẩm thực Hàn Quốc dưới đây. Hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

Đang xem: Tiểu luận văn hóa ẩm thực hàn quốc

Giữa nhịp độ phát triển tất bật của xã hội, Văn hóa ẩm thực xứ Hàn luôn mang trong mình những nét riêng không hề trùng lắp.

Là quốc gia được thiên nhiên ưu ái với rừng núi trùng trùng, điệp điệp, cùng với đó là những đồng bằng màu mỡ và 3 phía được bao quanh bởi đại dương mênh mông. Nhờ vậy mà Hàn Quốc tích trữ được những nguồn tài nguyên vô tận. Cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi, Hàn Quốc đặc trưng là vùng ôn đới, khí hậu ôn hòa quanh năm, người dân ở đây nuôi trồng theo mùa vụ chẳng hạn như các loại đậu, hạt, rau củ quả, đặc biệt là hải sản.

Nói đến ẩm thực Hàn Quốc, người ta nghĩ ngay đến sự cầu kỳ trong cách bày trí nhưng lại giản dị trong cách chế biến. Đến với “xứ sở kim chi” mà chưa thưởng thức một bữa ăn truyền thống tại đây thì quả là một điều đáng tiếc!

Các món ăn phải được thực hiện hoàn tất mới được bày biện lên bàn ăn, cơm và canh phải được đặt lên trước, nước chấm và các món khác phải đặt giữa, món lạnh và rau đặt bên trái, đũa nĩa đặt bên phải bàn.

Một bữa ăn của gia đình Hàn Quốc thông thường đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày sinh hoạt và làm việc. Tương đồng với Việt Nam, cơm là món chính trong bữa ăn và đi kèm theo đó là các món phụ như soup, món hầm, rau, salad… tuy nhiên không thể thiếu cá khô, thực phẩm muối biển, kim chi cùng với nước sốt lên men đặc trưng. Người Hàn thường sử dụng rất nhiều gia vị khi chế biến món ăn, theo họ một món ăn càng nhiều gia vị thì càng mang đậm nét ẩm thực truyền thống quốc gia.

Khám Phá Đề Tài Tiểu Luận Văn Hóa Ẩm Thực Hàn Quốc Cần Nắm Rõ

Bạn đang xem: Khám Phá Đề Tài Tiểu Luận Văn Hóa Ẩm Thực Hàn Quốc Cần Nắm Rõ Tại Tác Giả

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đặc trưng của một đất nước vùng ôn đới, Hàn Quốc có một nền văn hóa ẩm thực khá phong phú và hấp dẫn. Thực khách đến Hàn Quốc không chỉ để ngắm những bức tranh thiên nhiên ở đây, mà còn để thưởng thức nét tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người dân đất nước này.

Đang xem: Tiểu luận văn hóa ẩm thực hàn quốc

Trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu sự giống nhau về nền văn hóa ăn uống của 2 quốc gia này

1. Giống nhau:

  • Cả người Hàn và người Việt đều sử dụng cơm làm bữa chính.
  • Nấu được cơm tất cả đều sử dụng gạo để nấu. (Đối với phương Tây họ thường sử dụng bột mì vào trong bữa ăn chính).
  • Khi ăn cơm cả người Hàn và người Việt đều có thói quen sử dụng đũa (Người phương Tây sử dụng dao và dĩa khi ăn).
  • Trước khi ăn đều mời những người lớn tuổi trước
  • Cả người Hàn và người Việt sau khi ăn xong thường uống trà hay cà phê và ăn hoa quả tráng miệng

2. Khác nhau:

a. Nấu cơm: Trong quá trình nấu cơm, người Hàn thường hay trộn cả gạo nếp lẫn gạo tẻ. Mục đích để cho cơm thơm và dẻo hơn. Còn người Việt chúng ta thường nấu gạo tẻ riêng và gạo nếp riêng. Trong bữa ăn bình thường hàng ngày chủ yếu là nấu cơm bằng gạo tẻ và nấu hơi khô để dễ chan canh. Chỉ có ngày đặc biệt như rằm, giỗ, lễ tết… thì mới nấu gạo nếp.
Ngoài ra, người Hàn còn ăn cơm ngũ cốc. Cơm ngũ cốc là loại cơm được trộn 5 loại ngũ cốc vào với nhau để nấu thành cơm.

b. Sử dung Gia vị: Có thể nói, gia vị là linh hồn trong các bữa ăn của người Hàn. Do đó, người Hàn sử dụng rất nhiều gia vị khi nấu ăn.

Cụ thể: Chỉ là món kim chi thôi. Kim chi thực chất là dưa muối của Hàn Quốc mà cũng rất cầu kỳ trong việc sử dụng gia vị. Để làm được kim chi người Hàn dùng rất nhiều gia vị như: Mắm, muối, gừng, tiêu, tỏi, mì chính, hành lá, hẹ, ớt bột, củ cải, đường và cả táo nữa. Còn với dưa muối của Việt Nam chúng ta thì gia vị giảm đi rất nhiều, chỉ cần muối, đường và nước là có thể ok.

c. Trong bữa ăn: Người Việt chúng ta thường xếp bầy thức ăn ra mâm và đặt đũa xuống mâm khi không sử dụng. Nhưng người Hàn thì thường bày biện ra bàn và có kệ đũa riêng. Lý do, người Hàn khi ăn sử dụng cả thìa và bát.
Đối với người Hàn, mỗi bữa ăn thì không thể thiếu món kim chi. Còn người Việt chúng ta thì đều cần có rau như: Rau muống, rau cải… rau ăn củ, rau ăn quả. Việc có thêm những món dưa muối thì tùy, không nhất thiết lúc nào cùng phải có.

Đặc biệt, trong những bữa ăn mùa hè của người Việt thì thường sử dụng canh để chan cơm hoặc uống. Còn người Hàn họ không dùng canh mà thay vào đó là cốc nước lọc.

Bên cạnh đó là việc sử dụng bát: Do người Việt chúng ta thường sử dụng đũa là chính và cầm bát lên khi ăn. Vì thế, bát ăn cơm của chúng ta thường sâu lòng để cho bớt nóng. Còn người Hàn thì họ sử dụng cả thìa và bát. Đặc biệt, là họ không cầm bát lên ăn. Do vậy, mà trôn bát của họ thường nông hơn.

Trong mâm cơm của người Việt thì thức ăn thường để ra đĩa hoặc bát để phân biệt món này món kia. Khi người nào ăn thì tự gắp về bát của mình. Còn đối với người Hàn thì khác, mỗi người ăn sẽ được chia thức ăn ra từng bát nhỏ hoặc đĩa nhỏ.

Ví dụ: Bữa ăn có 4 món, đồng nghĩa 1 người sẽ có 4 cái bát hoặc đĩa đựng đủ các loại món ăn đó riêng ra (kể cả nước chấm cũng chấm riêng). Vì thế, mà việc rửa bát đũa sau khi ăn xong của người Hàn thường rất nhiều và mất thời gian.

d. Người Hàn tiết kiệm hơn người Việt khi ăn uống: Là một quốc gia giàu có nhưng người Hàn vốn rất tiết kiệm. Có lẽ, tính tiết kiệm này do bị ảnh hưởng từ chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ những năm 70. Do vậy người Hàn ăn rất ít khi thừa (dù ăn ở nhà hay ở quán) và thức ăn thừa người Hàn rất ít khi đổ đi. Thay vào đó, mà họ cất đi để mai ăn tiếp. Thức ăn buổi tối thừa sẽ được dùng cho bữa sáng hôm sau.

Còn người Việt chúng ta thì rất lãng phí trong việc ăn uống. Lãng phí như thế nào chắc bạn cũng biết. Nhiều khi, ăn không hết nhưng cứ gọi và thừa đầy ra để rồi đổ đi mà tiền vẫn phải trả… Nói chung, văn hóa ăn uống của mỗi quốc gia mỗi dân tộc đều có sự khác biệt. Nhưng đối với người Hàn và người Việt cũng có sự hấp dẫn riêng mang tính dân tộc mỗi quốc gia đó.

Với bài viết, sự giống và khác nhau trong văn hóa ăn uống của người Hàn và Việt sẽ giúp cho bạn khám phá cuộc hành trình văn hóa tại xứ Hàn dễ dàng hơn. Nhất là những bạn du học sinh đi du học Hàn Quốc, sẽ nhanh chóng hòa mình với nền văn hóa đó.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Video liên quan

Chủ đề