Tiểu thuyết lời nguyền của văn mỹ lan

Dựa trên câu chuyện có thật được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Văn Mỹ Lan, Lời nguyền thuộc thể loại phim xưa - dòng phim vốn được coi như “mảnh đất khó” đối với các nhà sản xuất nhưng luôn nhận được sự chú ý nơi khán giả.

Dựa trên câu chuyện có thật được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Văn Mỹ Lan, Lời nguyền thuộc thể loại phim xưa - dòng phim vốn được coi như “mảnh đất khó” đối với các nhà sản xuất nhưng luôn nhận được sự chú ý nơi khán giả.

Điều đáng nói hơn, câu chuyện trong phim với thân phận người phụ nữ bị áp bức, vùi dập thấm đẫm tinh thần nhân văn và những triết lý sống về nhân quả, báo ứng.

Lời nguyền lấy bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1950 đến 1990 tái hiện chân thật đời sống của hầu hết các giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ. Truyện phim xoay quanh Hân, con gái của bà Rạ, ngay từ khi sinh ra đã bị cha ruột ruồng bỏ. Thời trẻ, Rạ vốn ở đợ trong nhà Ông - một trọc phú khét tiếng, sau đó bị hiến trinh tiết cho quan lớn như một món hàng đổi chác. Ước mơ đổi đời với lời hứa sẽ được “làm bà ba” của quan chưa thành, Rạ bị Ông chiếm đoạt. Rạ mang thai mà không biết của ai, năm lần bảy lượt bị Ông ép phải phá thai. Nhưng cuối cùng Hân vẫn chào đời và lớn lên với nỗi thù hận khôn nguôi, cùng lời nguyền nhiều uẩn ức, đặc biệt lúc mẹ cô qua đời. Số phận nghiệt ngã hơn khi Hân lớn lên lại đem lòng yêu thương một trong hai người con của Ông.

Lấy câu chuyện trung tâm là thân phận của người phụ nữ dưới chế độ xưa, bộ phim lột tả những áp ức, đè nén, phân biệt giai cấp đã gây nên những hận thù sâu sắc.

Cảnh trong phim Lời nguyền

Tác giả kịch bản và đạo diễn Phan Thái Hiệp cho biết: “Ngay từ khi đọc xong cuốn tiểu thuyết, tôi rất ấn tượng và cảm nhận được những đau khổ, dằn vặt, hận thù mà những người phụ nữ trong câu chuyện trải qua. Dù có không ít bộ phim từng đề cập đến chủ đề này, nhưng khác biệt của Lời nguyền ở chỗ, người phụ nữ trong phim là một ngoại lệ khi cô ấy không cam chịu số phận mà ngược lại rất sắc sảo, thông minh, luôn tìm cách để trả thù. Tôi nghĩ nỗi đau được thể hiện qua lòng thù hận bao giờ cũng hấp dẫn hơn. Và người phụ nữ ấy chắc chắn cũng là người chịu nhiều đau khổ nhất”.

Theo Giám đốc sản xuất Nguyễn Thị Thanh Việt, Phó giám đốc Hãng phim Cửu Long, phim được thực hiện với nhiều bối cảnh tại Tiền Giang, Bình Dương, Đà Lạt... và có nhiều bối cảnh khó, phải phục dựng lại những đồ vật, phục trang đúng mốc thời gian câu chuyện xảy ra. Đây là thách thức không nhỏ đối với nhà sản xuất với mong muốn mang đến trải nghiệm sống động, chân thật cùng những cảnh quay đẹp. Đó là lý do, dù chỉ có 30 tập phát sóng nhưng bộ phim được bấm máy trong suốt 3 tháng (từ tháng 10-2015 đến tháng 1-2016) trước khi tiến hành khâu hậu kỳ trong 3 tháng.

Lời nguyền có sự tham gia của dàn diễn viên quen thuộc ở thể loại lịch sử, phim xưa. Vai chính Hân được giao cho diễn viên Quỳnh Lam cùng sự tham gia của: Thủy Cúc, Mã Trung, Hoài An, Mạnh Phương... Phim dự kiến ra mắt khán giả vào 20 giờ (từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần) trên kênh THVL1, bắt đầu từ ngày 9-11.

Cô bé Rạ bị bán cho nhà phú hộ Trần làm người ở, vì mẹ cô cần tiền chữa bệnh cho chồng. Rạ hiền lành, ngoan ngoãn nên được dì Huệ (Thủy Cúc) yêu thương. Dì Huệ là quản gia nhà phú hộ, cũng là con cờ ông ta sử sụng trong các cuộc đổi chác làm ăn với các quan lớn. Năm Rạ 15 tuổi, cô cũng trở thành vật trao đổi trong các vụ làm ăn của phú hộ Trần. Rạ mang thai và dưới sự thương xót che chở của bà Liên Anh (Hoài An)- vợ phú ông, mà sinh ra Hân. Không biết ai là cha đứa bé.

Hân (Quỳnh Lam, trái) phải chịu nhiều đau khổ giữa oán hận và tình yêu.

Vài năm sau, Rạ lại mang thai đứa con của phú hộ Trần nhưng lần này cô bị ông ta bức tử. Cái chết đầy đau khổ, tủi nhục của mẹ khiến Hân khắc sâu mối hận với Trần gia, dù bà Liên Anh cho Hân ăn học, yêu thương cô như con, để bù đắp những tội ác mà chồng bà gây ra. Hân (Quỳnh Lam) lớn lên thành cô gái xinh đẹp, giỏi giang, được bà Liên Anh giao quản lý gia đình. Bi kịch nhà họ Trần và cũng là của Hân bắt đầu khi phú hộ chết đột ngột, Vĩnh Phúc (Hoài Phương) và Vĩnh Đức (Bảo Anh)- hai con trai của ông ta trở về thọ tang cha sau nhiều năm du học. Hân yêu Vĩnh Phúc, nhưng anh ta chỉ xem cô như người tình. Vĩnh Phúc chỉ muốn cưới Ngọc Điệp- cô gái có thể mang lại danh vọng và tiền tài, khiến Hân thêm oán hận. Cô chịu gả cho Vĩnh Đức, nhưng khi Vĩnh Đức phát hiện vợ đã trao thân cho người khác, cuộc sống của Hân sau đó là những tháng ngày đau khổ triền miên…

"Lời nguyền" tạo sức hút riêng bởi câu chuyện xúc động, nhiều kịch tính về cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mạch phim có sức hút với câu chuyện được đảo ngược trình tự thời gian, từ hiện tại về quá khứ, từ những đoạn ký ức của người trong cuộc. Phim mở đầu đầy bất ngờ về bản án chung thân dành cho doanh nhân thành đạt Ngọc Hân và hành trình tìm lại những uẩn khúc trong cuộc đời nữ tù nhân qua điều tra của nhà báo trẻ tên Lam. Từ đó, phim mở ra câu chuyện về những người phụ nữ trong xã hội xưa. Dẫu họ có thân phận nào, bà chủ hay tôi tớ, đều bị dày vò, tủi nhục bởi những định kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Bà Liên Anh, dì Huệ, Rạ và Hân đều phải nuốt đắng cay, đau khổ để tiếp tục sống. Mạch phim dồn nén ở sự nhẫn nhịn, cam chịu của bà Liên Anh, dì Huệ, Rạ và bùng nổ khi Hân vùng lên đấu tranh chống lại số phận. Phim khai thác thân phận và tâm lý của người phụ nữ đa chiều, nhất là Hân- khi bị bủa vây bởi hận thù, tham vọng và tình yêu bị chà đạp chỉ bởi thân phận thấp hèn.

Nhân vật Hân là vai diễn phát huy sở trường của Quỳnh Lam- nữ diễn viên nổi bật trong dòng phim hương xưa. Oán hận, yêu thương, lạnh lùng, tàn nhẫn… thế giới nội tâm của Hân khi trải qua từng sự việc đều được Quỳnh Lam thể hiện tốt, giành được sự đồng cảm của người xem.

Chủ đề