Tìm phép so sánh trong bài cây tre Việt Nam

Phép nhân hoá được sử dụng nhiều và rất thích hợp trong cả bài để nói về cây tre, trong đó có nhiều hình ảnh nhân hoá khá đặc sắc. Ví dụ: Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí.... Hàng loạt tính từ để chỉ phẩm chất của con ngựời được dùng cho cây tre, đã làm cho tre mang các giá trị cao quý như con người: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!. Những hành động cao cả của con người (xung phong, hi sinh, giữ làng, giữ nước) được dùng để nói về sự cống hiến của cây tre cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Để ca ngợi công lao và phẩm chất của cây tre, tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý của con người: anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

Như ta biết, bài văn là lời thuyết minh cho một bộ phim có cùng tên với bài tuỳ bút. Ngay đến một cái tên riêng, nó cũng không có được cho mình. Điều đó nói lên sự phụ thuộc của lời thuyết minh vào kịch bản. Tuy thế, tuy chỉ là một thứ ca từ phổ theo bản nhạc, bài viết của Thép Mới vẫn có một giá trị riêng. Không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, cũng chưa hẳn với tuỳ bút, ông đã là một kẻ thâm canh. Nhưng khách quan và vô tư mà nhìn nhận thì đây là một áng văn xuôi không dễ có của văn học nước ta vào thời điểm mà nó ra đời.

Văn bản thuyết minh bắt đầu bằng một nhận xét bao trùm, có sức khái quát cho toàn bài: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam, rồi ngay sau đó để chứng minh, người viết đi vào luận điểm đầu tiên: Cây tre Việt Nam là loài cây độc đáo nhất trong các loài cây. Ý thức khẳng định bằng phép so sánh này đã có một cách làm trực tiếp: đặt cây tre vào vùng thiên nhiên nhiệt đới của muôn ngàn cây lá khác nhau. Chỉ với ba câu văn, tác giả đã thuyết phục được chúng ta ở sự trân trọng, nâng niu (cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý). Nhưng để nhấn mạnh về quan hệ thân thuộc nhất với con người thì không gì bằng nứa, bằng tre. Để tránh sự ngộ nhận, ,chủ quan, với cách viết dụng công và tâm huyết, ông trưng bày một hệ thống hình ảnh trùng điệp, liên hoàn có tính thị giác rất cao: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi,.... Nếu hình dung cách viết này như một thứ ống kính qưay phim, ta có một cái nhìn ở hai cấp độ: viễn cảnh và cận cảnh, từ xa đến gần. Riêng Hình ảnh cận cảnh (luỹ tre thân mật làng tôi) làm chúng ta không khỏi bồi hồi. Ây là chưa nói sự cất cánh của lời văn bằng nhạc, một giai điệu say sưa ở sự cân đối, hài hoà. Nếu tách nhịp, chúng ta có kết cấu 3-3, 6-6.

Ngôn ngữ ấy, nhạc điệu ấy từ cảm xúc vang lên như một bài thơ. Mạch cảm hửng dồi dào còn vắt xuống ý tiếp theo để đi vào phẩm chất, vẫn với phương pháp so sánh, vẫn với lối văn trùng điệp, vẫn với nhịp điệu hài hoà, ta thấy hình tượng cây tre độc đáo hiện ra với lòng ham sống và sức sống dồi dào: Vào đâu tre cũng xanh tốt, và từ cái gốc ấy, nó tự vun trồng những nét đặc trưng: mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, chí khí. Quen thuộc với con người, lại chí khí như người, cây tre còn độc đáo ở sự hoá thân. Nó là cốt cách con người và chỉ con người Việt Nam mới có. Đọc câu văn ấy ta bỗng giật mình: đường biên phân định giữa cầy tre với con người không còn chia tách rạch ròi được nữa.