Tình hình dịch sốt xuất huyết năm 2023

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã chủ trì cuộc họp giao ban trực tuyến với các đơn vị quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP. Hà Nội.

Tình hình dịch sốt xuất huyết năm 2023

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã báo cáo với các đại biểu về tình hình dịch COVID-19. Theo đó, tính đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.629.076 ca mắc, trong đó có 292 ca nhập cảnh, đã thực hiện giám sát 404 mẫu xét nghiệm gen. Theo đó, chủng Omiron vẫn đang là chủng lưu hành chính, theo đó, BA.5 đang có xu hướng gia tăng.

Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 2.539 ca mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong; trung bình ghi nhận 363 ca bệnh/ngày, số mắc giảm 7,5% so với tuần trước. Công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, tính đến ngày 21/9/2022, Hà Nội tiếp nhận, phân bổ 17.982.623 liều vaccine, trong đó, tỷ lệ đã sử dụng 17.971.270 liều (99,9%), còn 11.353 liều (0,1%) hiện đang tiếp tục triển khai tiêm theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế.

Tình hình dịch sốt xuất huyết năm 2023

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Đối với tình hình dịch sốt xuất huyết, ông Vũ Cao Cương thông tin, cộng dồn năm 2022 có 3.800 ca mắc, 5 ca tử vong; số ca mắc tăng 1,8 lần so với số ca mắc trung bình 5 năm. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 440 xã, phường, thị trấn, trong đó một số đơn vị ghi nhận số mắc bệnh cao là Thanh Oai (334 ca), Đống Đa (269 ca), Thanh Trì (247 ca), Đan Phượng (246 ca)… Trong những tuần gần đây, số ca mắc bệnh đang có dấu hiệu gia tăng nhanh, ở mức gần 800 ca bệnh/tuần.

Thông tin tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Lưu Hoa cho biết, năm học này Sở đã chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc tiêm triển khai công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo chỉ đạo. Thời gian tới, tiếp tục phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi trên địa bàn theo đúng kế hoạch.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng nhận định, mặc dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn vẫn được kiểm soát, song, trong những ngày gần đây, dịch COVID-19 cũng như dịch sốt xuất huyết vẫn có diễn biến phức tạp. Do đó, các địa phương đơn vị phải quán triệt tinh thần chỉ đạo của thành phố tại các văn bản và các cuộc họp, quyết tâm không để các loại dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.

Ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, thời gian tới, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục là một nhiệm vụ quan trọng. Các địa phương, các Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cần tập trung, tiếp tục nâng cao trách nhiệm, kỷ cương hành chính, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chủ quan, lơ là, đặc biệt là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Các địa phương tiếp tục rà soát đối tượng tiêm vaccine ở các độ tuổi, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh nền, trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, tổng hợp số liệu và có giải pháp cụ thể; sẵn sàng việc tiêm chủng cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, số mắc gấp 1,8 lần so với số mắc trung bình 5 năm trước. Do đó, yêu cầu Sở Y tế tiếp tục rà soát, đôn đốc các địa phương xây dựng đề án phòng chống sốt xuất huyết. UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn…

Xem thêm video đang được quan tâm:

PGS Thái nói về nguy hiểm khi đồng nhiễm các bệnh.


2022-09-19T21:33:45-04:00 2022-09-19T21:33:45-04:00 https://cdcbentre.org/vi/news/tin-tuc-su-kien/da-co-hon-211-000-ca-mac-sot-xuat-huyet-87-ca-tu-vong-cach-phan-biet-de-tranh-nham-voi-covid-19-2822.html https://cdcbentre.org/uploads/news/2022_09/sot-xuat-huyet-2-1657755118506893654595.jpg

Ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng 4,5 lần

Tại Hà Nội, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao so với tuần trước. Tính từ đầu năm đến ngày 16/9, Hà Nội ghi nhận 3.023 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 4 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện và 395/579 xã, phường, thị trấn.

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 311 ổ dịch tại 28 quận, huyện. Hiện còn 118 ổ dịch đang hoạt động tại 26 quận, huyện, trong đó, 2 ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân là ổ dịch thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (có 55 bệnh nhân) và ổ dịch thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (có 56 bệnh nhân).

Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch.

Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau, là: Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Hà Nội đã phát hiện ra 3 chủng virus gây bệnh trên địa bàn thành phố trong năm 2022 là Dengue 1, Dengue 2 và Dengue 4.

Trước diễn biến ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, cách đây 10 ngày, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế đã đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc chứa dextran 40 hoặc dextran 70 điều trị sốc sốt xuất huyết.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu sau khi tìm được nguồn cung ứng, các cơ sở nhập khẩu này phải liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để xác định nhu cầu, ký hợp đồng và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Cục.

Cục Quản lý dược yêu cầu các đơn vị cung ứng đầy đủ thuốc theo dự trù của các Sở Y tế, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ khi nhập khẩu được thuốc và báo cáo về Cục Quản lý Dược về tình hình nhập khẩu.

Người đã mắc sốt xuất huyết vẫn có thể tái nhiễm chủng khác

Song song với dịch COVID-19 có số ca mắc mới hàng ngày trên 2.000 ca, sốt xuất huyết đang gia tăng ở nước ta. Sốt xuất huyết và COVID-19 là hai bệnh do hai loại virus khác nhau gây ra. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của hai bệnh có thể bị nhầm lẫn với nhau.

TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết trong 10 năm qua, tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết ở Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều đơn vị gặp khó khăn, ca tử vong năm nay tăng cao hơn so với năm ngoái.

Theo các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy đa tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thay rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

Bên cạnh đó, các gia đình thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...; loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

Người dân cần ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.