Tính sử thi và lãng mạn trong Việt Bắc

– Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.

Tính sử thi và lãng mạn trong Việt Bắc

– Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 – 1975.

– “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Đọc thêm:  Tổng ôn kiến thức tác phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:

– Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…

– Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp…

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng:

– Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ,

chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước.

– Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội…

– Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…

Tính sử thi và lãng mạn trong Việt Bắc
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…

* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.

– Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.

– Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.

– Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.

– Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn…

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc bộ tài liệu ôn tập  bao gồm các phần về các kiến thức:

+ Trọng tâm kiến thức tác giả, tác phẩm cần ghi nhớ

+ Các đề bài ôn luyện các dạng văn nghị luận xã hội, văn học.

Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:

 

“Những đường Việt Bắc của ta

… … … … … … …

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng ”

 

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề: 

  • Nội dung: Phân tích đoạn thơ làm nổi bật lên cảm hứng sử thi và lãng mạn của cái tôi thi sĩ về một Việt Bắc – căn cứ kháng chiến hào hùng với bao kỉ niệm chiến đấu và chiến thắng.

Đoạn thơ gồm 12 câu, có thể xác lập ý như sau:

+ 6 câu đầu: Tràn đầy âm hưởng anh hùng ca về một Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng.

+ 2 câu tiếp: Với cảm hứng lãng mạn hào hùng, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh tương lai tươi sáng của dân tộc.

+ 4 câu còn lại: Việt Bắc căn cứ địa hào hùng với những tên đất, tên làng gắn liền với những chiến công oanh liệt.

+ Nhận xét nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ.

(Học sinh có thế sắp xếp ý theo cách khác nhưng phải phù hợp và chặt chẽ)

  • Phương pháp lập luận: Phân tích kết hợp với chứng minh.
  • Tư liệu: Chủ yếu dẫn trong đoạn thơ, có thể so sánh, đối chiếu với các đoạn trước đó để thấy được sự khác biệt trong cảm xúc và tiết tấu của đoạn thơ.

II. Lập dàn ý

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xem đề 7)
  • Giới thiệu đoạn trích: Đoạn thơ trích trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, đoạn thơ diễn tả xúc cảm đầy chất sử thi và lãng mạn của cái tôi thi sĩ về một Việt Bắc – căn cứ kháng chiến hào hùng với biết bao kỉ niệm chiến đấu và chiến thắng.

Thân bài

  • Nêu ở những đoạn thơ trước mang nặng nỗi niềm về một Việt Bắc cảnh và người ân tình, ân nghĩa, thuỷ chung son sắt; một Việt Bắc nghèo mà chân tình, rộng mở thì ở đoạn này, nhà thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng với không gian núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng; đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, con người Việt Bắc cùng sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân kháng chiến:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”

  • Khổ thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện đại. Chỉ vài nét phác hoạ khung cảnh hùng tráng của cuộc kháng chiến ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho người đọc thấy khí thế hào hùng, mạnh mẽ của khối đoàn kết toàn dân toàn diện, của sự hoà quyện, gắn bó giữa thiên nhiên với con người – tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc, tương lai của dân tộc.

+ Bức tranh hoành tráng trước hết được thể hiện ở không gian rộng lớn, những nẻo đường chiến khu Việt Bắc, giờ đây là “của ta”. Đêm đêm những bước chân hành quân rầm rập, làm rung chuyển cả đất trời, bước chân của những người khổng lồ đội trời đạp đất, làm nên những kì tích anh hùng.

+ Nổi bật lên là hình ảnh quân đội nhân dân Việt Nam, ý thơ phô trương sức mạnh hùng hậu của Quân đội ta: “Quân đi điệp điệp trùng trùng / Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”, chỉ hai câu mà tạc được bức phù điêu điệp trùng, hùng vĩ của Việt Bắc kháng chiến. Càng đẹp và sống động hơn hình ảnh ánh sao đầu súng lấp lánh dưới trời đêm, khiến người đọc nhớ đến “Đầu súng trăng treo”của Chính Hữu. Những câu thơ giàu chất tạo hình vừa hiện thực, vừa lãng mạn gợi nhiều liên tưởng về vẻ đẹp của người chiến sĩ.

+ Tiếp theo là hình ảnh của “Dân công đỏ đuốc từng đoàn” cũng kì vĩ không kém. Kháng chiến của chúng ta là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện, người người đánh giặc, nhà nhà đánh giặc, nông dân miền xuôi tấp nập lên đương đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến lớn. Hình ảnh của họ thật hào hùng, hoành tráng qua câu: “Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”, sự kết hợp kì diệu giữa hình ảnh thực “dân công đỏ đuốc” và những liên tưởng lãng mạn, bay bổng “Bước chân nát đá” vừa làm sống dậy nguồn sức mạnh to lớn của một dân tộc, vừa thần thoại hoá sức mạnh của con người, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bước chân của họ là bước chân của người đội đá vá tròi, rung chuyển càn khôn, đạp bằng gian nguy làm nên chiến thắng kì diệu, khiến thế giới phải khâm phục.

-Vẫn cảm hứng sử thi, lãng mạn hào hùng, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh tương lai tươi sáng:

 

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

 

Nhà thơ sử dụng hình ảnh đối lập “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” diễn tả cảm hứng tự hào, lạc quan tin tương về một tương lai tươi sáng của chiến khu trường kì gian khổ. Dù hôm nay và cả nghìn đêm đã qua, dân tộc phải chìm trong thăm thẳm của khói lửa đau thương; tăm tối, mịt mù của chiến tranh, của đói nghèo thì hãy tin rằng ngày mai, ngày mai chúng ta sẽ chiến thắng. Cuộc đời sẽ rộng mở, tươi sáng như ánh đèn pha đang chiếu vào bóng tối, sương mù, mở đường cho xe ta ra mặt trận. Chúng ta sẽ được độc lập, tự do, no ấm.

  • Về nghệ thuật: Nếu những đoạn trước, âm điệu thơ êm ả, ngọt ngào như lời ru (Mình về / mình có / nhớ ta. Mười lăm năm ấy / thiết tha mặn nồng) thì ở đoạn này, nhà thơ đã phá vỡ tính cân xứng để tạo ra tiết tấu phi đối xứng (Quân đi/ điệp điệp trùng trùng…, Dân công/ đỏ đuốc từng đoàn…, Nghìn đêm/ thăm thẳm sương dày), làm cho giọng thơ trở nên gay gắt, mạnh mẽ, dồn dập như âm hưởng bước chân hành quân của quân và dân ta, nườm nượp, trùng điệp trên những nẻo đường ra trận. Hệ thống từ vựng mở căng độ diễn tả (nát đá, thăm thẳm, bật sáng). Hình ảnh con người kì vĩ, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh… Tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ngợi ca sức mạnh của nhân dân anh hùng, đất nước anh hùng.
  • Nói đến Việt Bắc căn cứ đỉa hào hùng, mồ chôn giặc Pháp, nhà thơ không thể không nhắc đến những tên đất, tên làng, tên sông, tên núi của trăm miền hoà với những chiến công lừng lẫy cùng Việt Bắc đã đi vào sử xanh dân tộc:

“Tin vui chiến thắng trăm miền 

Hoà Binh, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Niềm vui chiến thắng của dân tộc tràn ngập những câu thơ, tràn vào tâm tư người đọc niềm vui chiến thắng bất tận của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Kết bài

Viết về Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng, Tố Hữu không viết riêng về một vùng đất mà trở thành biểu tượng chung cho sức mạnh kháng chiến, cho linh hồn cách mạng, cho ý chí của toàn dân tộc trong cuộc trường chinh vĩ đại. Thơ ca cách mạng đã tìm được vẻ đẹp toàn bích trong thành công của bài thơ Việt Bắc. Nhà thơ nói về lí tưởng, về cách mạng, về truyền thông tinh thần của dân tộc, đất nước với tình cảm say mê nồng nhiệt, với những rung động của một trái tim yêu nước. Tiếng lòng của nhà thơ cũng là tiếng lòng của nhân dân kháng chiến, của dân tộc Việt Nam anh hùng.

» Xem thêm : Cảm nhận về hai đoạn trích trong Tương tư của Nguyễn Bính và Việt Bắc của Tố Hữu tại đây.