Tình trạng ốm nghén kéo dài bao lâu

Ốm nghén đối với một số thai phụ chỉ đơn giản là sự khó chịu với thực phẩm hoặc nhạy cảm đối với mùi hoặc vị nhất định. Nhưng với một số thai phụ phụ khác thì ốm nghén là buồn nôn, nôn ói, thường diễn ra đỉnh điểm vào buổi sáng và biến mất sau bữa trưa. Tuy nhiên đối với một số thai phụ thì có thể buồn nôn và nôn ói kéo dài cả ngày, hàng giờ sau khi thức dậy. Có đến 70% phụ nữ khi mang thai bị buồn nôn và nôn ói, có những trường hợp ốm nghén kéo dài phải nhập viện.

Có đến 70% phụ nữ khi mang thai bị buồn nôn và nôn ói

Tại sao phụ nữ bị buồn nôn khi mang thai?

Chưa có một nguyên nhân chắc chắn, nhưng những thay đổi trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là sự gia tăng của hormone thai kỳ, làm khứu giác tăng và hệ thống tiêu hóa nhạy cảm hơn.

Ốm nghén kéo dài bao lâu?

Buồn nôn thường bắt đầu vào tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ và có thể nặng hơn vào đầu tháng thứ 3. Các triệu chứng thường biến mất vào khoảng đầu tam cá nguyệt thứ hai, nhưng có đến 15-20% phụ nữ có thể gặp trình trạng ốm nghén kéo dài lâu hơn.

Tuy nhiên những triệu chứng của ốm nghén hoàn toàn có thể kiểm soát và có thể được giảm bớt mà chưa cần phải sử dụng đến thuốc. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục giúp mẹ bầu vượt qua cơn ốm nghén.

1. Chia nhỏ bữa ăn, ăn làm nhiều bữa hơn

Để bụng đói có thể khiến cho tình trạng buồn nôn tồi tệ hơn. Thay vì ăn ba bữa ăn chính trong ngày, mẹ nên thử chia ra làm nhiều bữa ăn nhỏ. Để giảm ốm nghén, bớt buồn nôn vào buổi sáng, hãy thử đặt một chút bánh quy, bánh mì khô hoặc hạt ngũ cốc cạnh giường để bạn có thể ăn một lượng nhỏ ngay khi thức dậy.

2. Làm dịu dạ dày với gừng

Nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể giúp giải quyết cơn đau dạ dày. Hãy thử trà gừng, ngậm gừng, một số chế phẩm khác của gừng như ô mai gừng hoặc rượu gừng làm bằng gừng thật. Miếng ngậm có chứa gừng giúp giảm nôn nghén ngay tức thì và giảm cả ốm nghén, điều này cũng rất có ích cho bà bầu ốm nghén.

3. Bỏ qua một số loại thực phẩm

Cố gắng tránh xa các thực phẩm béo và dầu mỡ, thực phẩm rất ngọt, thực phẩm cay và thực phẩm tạo khí. Đã có các báo cáo nghiên cứu thấy rằng khi sử dụng thực phẩm protein cao, carbohydrate nhiều, mặn, ít chất béo, nhạt và thực phẩm khô (ví dụ như các loại hạt, bánh quy giòn, bánh mì nướng và ngũ cốc) ít gây buồn nôn. Bạn cũng có thể chống buồn nôn trong bữa ăn bằng cách tách riêng đồ ăn và đồ uống (tránh uống đồ uống trong khi bạn đang ăn).

4. Tránh mùi mạnh

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh các tác nhân môi trường, đặc biệt là mùi mạnh. Giữ khoảng cách tránh khói thuốc lá, nước hoa và bất cứ thứ mùi gì khác có ảnh hưởng đến bạn. Nếu bạn nấu ăn, hãy mở các cửa sổ để giảm thiểu mùi nấu ăn.

5. Thử liệu pháp mùi hương

Mùi bạc hà, chanh hoặc cam có thể giúp giảm bớt buồn nôn. Hãy thử các mùi hương dược liệu khiến bạn cảm thấy dễ chịu, thư thái và thoải mái hơn.  

6. Sử dụng, bổ sung vitamin trước sinh

Sắt là một trong những chất không thể thiếu khi bổ sung cho bà bầu trước sinh. Tuy nhiên sắt có thể làm triệu chứng buồn nôn của bà bầu nặng thêm. Vì vậy mẹ hay thử thay đổi thời gian uống vào thời gian trước khi đi ngủ thay vì uống vào buổi sáng khi đói bụng.

7. Liệu pháp thay thế

Nhiều thai phụ cảm thấy đỡ buồn nôn do thai nghén hơn bằng cách bấm huyệt hoặc châm cứu. Tuy nhiên đây chỉ là các liệu pháp hỗ trợ chứ không hoàn toàn điều trị được ốm nghén, nôn nghén.

8. Vận động, luyện tập với mức độ phù hợp

Vận động cơ thể với mức độ phù hợp trong thai kỳ cũng giúp cơ thể người mẹ khỏe mạnh và giảm được tình trạng nôn nghén thai kỳ. Mẹ hãy thử đi bộ thêm trong ngày, đi bơi hoặc tham gia lớp yoga trước khi sinh. Tuy nhiên mẹ cần ghi nhớ nên hỏi trước người hướng dẫn về mực độ luyện tập phù hợp với tình trạng thai kỳ của bản thân. Vận động cơ thể cũng được khuyên khích trong thai kỳ, mẹ bầu nên tạo thói quen luyện tập.

9. Sử dụng thuốc để điều trị ốm nghén

Hầu hết buồn nôn và ói mửa trong thai kỳ có thể được kiểm soát bằng các biện pháp trên, nhưng nếu bạn không thấy giảm ốm nghén khi đã thực hiện các cách trên thì đây là một số loại thuốc giảm nghén:

  • Bổ sung vitamin B6 có thể làm giảm buồn nôn. Có thể sử dụng 25 mg, ba lần một ngày, thận trọng không vượt quá 200 mg mỗi ngày. 
     
  • Doxylamine, một loại thuốc kháng histamine, dùng trong thai kỳ để giúp giảm nôn. Uống nửa viên vào buổi sáng và một viên trước khi đi ngủ, nhưng cẩn thận không dùng trước khi lái xe vì nó có thể gây buồn ngủ. Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B6 và doxylamine có hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng nhau, vì vậy có kết hợp cả hai để giảm triệu chứng tối đa.
     
  • Benadryl, một loại thuốc kháng histamine khác, dùng để giảm buồn nôn và nôn. Uống một viên 25 mg, uống bốn lần một ngày. Thuốc này cũng gây buồn ngủ khi uống.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Một số ít phụ nữ mang thai gặp phải một tình trạng được gọi là gravidarum hyperemesis (hội chứng nôn nghén), khi đó nôn mửa liên tục dẫn đến mất nước nghiêm trọng cần được truyền nước, chăm sóc và dùng thuốc điều trị. 

Các triệu chứng của hội chứng nôn nghén:

  • Nôn nhiều lần, không ăn uống được gì, ăn gì nôn ra hết trong hơn 12 giờ.
     
  • Dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như đi tiểu không thường xuyên, nước tiểu sẫm màu và chóng mặt khi đứng.
     
  • Nôn mửa nhiều lần trong một ngày, đặc biệt là nếu có máu trong chất nôn.
     
  • Đau bụng, đau vùng chậu hoặc chuột rút.
     
  • Giảm cân hơn 5 cân.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị, tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.

Ốm nghén khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ có bầu. Giai đoạn này đem đến cho mẹ nhiều khó khăn, mệt mỏi nhưng cũng tràn ngập niềm hạnh phúc vì có thiên thần đang lớn lên mỗi ngày. Hãy cùng tìm hiểu những biện pháp khắc phục để có thể giảm thiểu tình trạng này và mang đến cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Có khoảng 90% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Giai đoạn này họ sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn.

Có nhiều người họ sẽ thấy buồn nôn và không muốn ăn một vài món mặc dù những món này là món họ rất thích trước đó. Tình trạng này khiến cơ thể thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn.

Thông thường, tình trạng nghén khi mang thai chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ tuần thứ 12, cảm giác này sẽ thuyên giảm và mất hẳn. Mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng ốm nghén vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén khi mang thai xảy ra nhiều, rõ rệt hơn khi có sự kích thích về mùi, vị của thức ăn. Lúc này mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn. Mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn, khiến mẹ cảm thấy ăn không ngon và không muốn ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Tình trạng ốm nghén khi mang thai luôn khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu

Ngoài ra, mẹ bầu còn gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là tụt huyết áp khi cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu bị nôn quá nhiều, mẹ có thể bị mất nước rất nguy hiểm.

Tình trạng nghén khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện hai tuần sau khi thụ thai và biểu hiện thường xuyên ở khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Cảm giác buồn nôn, mệt mỏi có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào cả ngày và đêm.

Tình trạng nghén khi mang thai xảy ra ở hầu hết mẹ bầu với tính chất khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải. Những bà bầu dưới đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nghén cao hơn:

  • Bà bầu mang thai lần đầu
  • Bà bầu quá béo, thừa cân
  • Người có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước đó
  • Bà bầu mang song thai hoặc đa thai
  • Bà bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn ở bà bầu là do sự thay đổi nội tiết tố: sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen. Ngoài ra, hormone tuyến giáp thyroxine cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén.

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất lượng lớn hormone progesterone, chúng làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, hormone này còn có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu, táo bón.

Ngoài ra còn do một vài nguyên nhân cũng sẽ dẫn đến ốm nghén khi mang thai sau:

  • Do thói quen ăn uống thất thường
  • Hệ thần kinh của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với một số thực phẩm có mùi vị
  • Do di truyền: Thông thường mẹ bị nghén khi mang thai thì con gái cũng sẽ gặp tình trạng này

Nghén khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và thường thấy ở các bà bầu. Đặc biệt là hiện tượng nghén bình thường cũng không gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên nghén thường làm các sản phụ thấy rất khó chịu. Áp dụng những cách dưới đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc đối mặt với 3 tháng nghén trong khi mang thai.

Thay đổi chế độ ăn uống

3 tháng đầu là khoảng thời gian hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua ốm nghén khi mang thai. Trong thời gian này chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng có thể giảm các triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả.

Mẹ bầu nên thay đổi chế độ ăn uống để giảm tình trạng ốm nghén

Để giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn ói các mẹ không nên để bụng đói, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn không nên ăn quá no. Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, trứng, trái cây, rau xanh lá đậm, táo, chuối, bánh mì nướng.

Ngoài ra, những thức ăn có vị chua rất giàu vitamin có tác dụng chống nôn vô cùng hiệu quả. Đồng thời, tránh xa các loại thực phẩm khiến tình trạng ốm nghén của bạn trở nên trầm trọng hơn như: đồ ăn cay, thức ăn nhiều chất béo, thức ăn có mùi quá mạnh hay rượu bia, cà phê.

Làm bạn với gừng

Trong thời gian thai nghén, bạn nên ăn thêm nhiều đồ ăn có chứa gừng. Món me sấu ngâm gừng, kẹo gừng, trà gừng, gừng tươi đun sôi với nước và mật ong, .. là những gợi ý hữu ích cho bạn trong thời gian mang thai đấy.

Chanh và nước chanh

Chanh là một loại quả rất hữu ích trong việc ngăn chặn hiện tượng buồn nôn. Ngửi chanh, vỏ chanh hoặc uống nước chanh là những giải pháp hữu hiệu giúp bạn thổi bay cảm giác buồn nôn.

Không để bụng đói

Rất nhiều bà mẹ buồn nôn, chán ăn nên thường hay để bụng đói. Sự thật là khi bị đói bạn sẽ có cảm giác buồn nôn nhiều hơn. Vì vậy giải pháp là bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn không quá no để cơ thể vẫn có đầy đủ năng lượng mà lại không còn cảm giác nôn khó chịu nữa.

Hạn chế đồ chiên, xào chứa nhiều chất béo

Thức ăn chiên, xào là không chỉ là những đồ ăn ẩn chứa nguy cơ ung thư cao mà còn làm tăng các triệu chứng nghén. Mặt khác những đồ ăn này cũng chứa các chất béo không tốt cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Vì vậy với bà bầu bị nghén, đồ ăn chiên xào cũng không nên dùng nhiều.

Ăn trước khi đi ngủ

Việc ăn nhẹ trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng, giữ lượng đường trong máu trong khoảng thời gian dài chìm trong giấc ngủ. Với bà bầu việc ăn thêm bữa phụ rồi mới đi ngủ sẽ giúp các mẹ tránh được hiện tượng nghén vào sáng ngày hôm sau đấy.

Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghén của bạn kéo dài bất thường hoặc có những dấu hiệu lạ thì bạn nên đến các bệnh viện và phòng khám để kiểm tra nhé.

Giải tỏa tâm lý

Tinh thần thoải mái, thư thái là điều rất quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai. Nếu có quá nhiều áp lực ốm nghén càng trở nên nặng hơn. Nghén khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường, khi cơ thể ốm nghén có thể khiến bạn mệt mỏi nhưng không nên quá lo lắng vì tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi.

Khi ốm nghén các mẹ hãy dành nhiều thời gian để ngủ, nghỉ ngơi, thư giãn làm những việc mình thích thay vì căng thẳng, lo lắng không cần thiết. Nếu tình trạng ốm nghén ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có lời khuyên chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất.

Tập luyện thể dục thể thao cũng giúp mẹ giảm thiểu tình trạng ốm nghén khi mang thai

Tập luyện hợp lý

Ngoài nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý thì tập luyện thể dục chính là bí quyết giảm ốm nghén hiệu quả dành cho mẹ bầu. Thực tế, vận động nhẹ nhàng vừa tăng cường sức khỏe mẹ bầu vừa giảm các hiện tượng ốm nghén. Những mẹ bầu lười vận động sẽ thấy ốm nghén nhiều hơn và mệt mỏi hơn.

Khi tập luyện giảm ốm nghén, các mẹ nên lựa chọn những động tác nhẹ nhàng như đi bộ để thư giãn, cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể nhanh nhẹn, khỏe mạnh hơn.

Đối với những mẹ bầu ốm nghén nghiêm trọng không thể ăn bất cứ thức ăn gì, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kịp thời khắc phục. Bởi nếu không bổ sung thức ăn cho bào thai sẽ ảnh hưởng nặng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Nếu tình trạng ốm nghén khi mang thai quá nặng, cần dùng thuốc để khắc phục tình trạng này. Bạn có thể yên tâm vì việc dùng thuốc này không gây hại sức khỏe của mẹ và bé.

Ốm nghén khi mang thai thường sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Ngược lại nó còn tốt cho thai nhi vì mẹ đã phải hạn chế một số thực phẩm có mùi nhằm hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh cho thai nhi qua đường thực phẩm. Mẹ bầu cũng biết lựa chọn kỹ càng hơn với những thực phẩm mình ăn.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nội tiết tố trong giai đoạn đầu thai kỳ cũng góp phần bảo vệ thai nhi. Những mẹ bầu bị ốm nghén cũng có nguy cơ sảy thai thấp hơn.

Ốm nghén tuy không nguy hiểm và không cần phải gặp bác sĩ nhưng nếu tình trạng ốm nghén quá nặng thì mẹ cũng nên đến gặp bác sĩ.

Đối với những mẹ bầu ốm nghén nghiêm trọng không thể ăn bất cứ thức ăn gì, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kịp thời khắc phục. Bởi nếu không bổ sung thức ăn cho bào thai sẽ ảnh hưởng nặng đến quá trình phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng quá nặng, cần dùng thuốc để khắc phục tình trạng này. Bạn có thể yên tâm vì việc dùng thuốc này không gây hại sức khỏe của mẹ và bé.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ đề