Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu

Hiện nay, không ít chiêu trò lừa đảo qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra. Vậy làm thế  nào để có thể thu hồi lại tài sản khi bị  lừa đảo đầu tư qua mạng? Dưới đây bài viết của Công ty Luật Long Phan PMT sẽ đưa ra những phương thức lừa đảo qua mạng, trình tự thủ tục để thu hồi lại tài sản bị lừa đảo.

Các phương thức lừa đảo qua mạng

Các phương thức lừa đảo qua mạng hiện nay

Từ thực tiễn tình hình và công tác đấu tranh cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Bộ công an đưa ra một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo chủ yếu qua mạng như sau:

Sử dụng đầu số, số điện thoại giả mạo, mạo danh cán bộ cơ quan chức năng như: Công an, Tòa án,…gọi điện cho người dân để yêu cầu chuyển tiền.

Hách tài khoản mạng xã hội như facebook,zalo,.. để nhờ chuyển tiền, nhắn tin lừa đảo, kết bạn và hứa hẹn gửi quà trúng thưởng rồi yêu cầu chuyển tiền thuế, phí để nhận.

Tấn công mạng để chiếm đoạt tài khoản thông tin, tài khoản nộp thư điện tử , thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến,.. để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.

Thông qua thương mại điện tử như: bán hàng online, order hàng rồi yêu cầu chuyển tiền đặt cọc nhưng không giao hoặc giao hàng giả, kinh doanh đa cấp, qua các sàn giao dịch ảo

Giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mã pin, mật khẩu, thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến giao dịch ngân hàng của người dân

>> Xem thêm: Các Khung Hình Phạt Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Hiện Nay

Khi bị lừa đảo qua mạng thì làm gì?

Một số cách để tố cáo khi phát hiện có hành vi lừa đảo:

Cách 1: Gọi điện thoại đến đường dây nóng: 0692348560 của cục Cảnh sát hình sự

Cách 2: Phản ánh đến trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thông qua hòm thư: , Wedsite: http://tingia.gov.vn hoặc gọi đến số tổng đài 18008108.

Cách 3: Tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an

Thủ tục trình báo công an

Thủ tục trình báo công an

Thu thập bằng chứng

Khi bị lừa đảo thì  có thể đến trình báo tố cáo tại công an cấp xã, công an cấp xã sẽ lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra xác minh sơ bộ và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu đồ vật có liên quan cho cơ quan cấp huyện hoặc có thể đến trực tiếp tới công an cấp huyện nơi mình cư trú để tố cáo hành vi lừa đảo

Bạn cần phải có bằng chứng rõ ràng, càng cụ thể càng tốt đặc biệt  là khi bạn bị lừa đảo qua mạng thì càng cần đầy đủ thông tin giao dịch như những tin nhắn trao đổi, biên lai chuyển tiền, và thông tin của đối tượng lừa đảo như tài khoản, số điện thoại,…Thông tin càng chi tiết, rõ ràng, cụ thể thì sẽ càng dễ dàng cho cơ quan chức năng giải quyết tin tố giác của bạn.

hồ sơ trình báo gồm những gì?

Một số thủ tục căn bản bạn cần có khi đi trình báo như sau (có thể có bổ sung thêm tùy theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận tố giác):

  • Đơn trình báo công an
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân gắn chipcủa bị hại (bản sao công chứng).
  • Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…).

>> Xem thêm: Mẫu Đơn Tố Cáo Lừa Đảo, Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản

Đối tượng lừa đảo người khác đầu tư qua mạng có thể bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2 triệu đồng sẽ bị xử phạt hành chính.

Xử lý hình sự

Hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017  theo đó người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước đó mà chưa được xóa án tích nhưng vẫn vi phạm;
  • Tài sản lừa đảo là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình bị hại;
  • Hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, anh ninh, an toàn xã hội
  • Người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu ; Phạm tội có tổ chức; có tính chuyên nghiệp; chiếm đoạt  tài sản từ 50-dưới 200 triệu đồng
  • Có thể bị phạt tù 7-15 năm nếu người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200-dưới 500 triệu; hoặc lợi dụng thiên tai dịch bệnh
  • Cao nhất là phạt tù từ 12-20 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng chiến tranh, khẩn cấp.

>> Xem thêm: Chồng Có Phải Trả Số Nợ Do  Vợ Lừa Đảo Không?

Xử phạt hành chính

Trên đây là nội dung tư vấn làm thế nào để thu hồi tài sản lừa đảo đầu tư qua mạng? nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hoặc cần Luật sư TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH,vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: hoặc .

Mục lục bài viết

  • 1. Tố cáo tội phạm lừa đảo qua mạng ở đâu ?
  • 2. Hành vi lừa đảo qua việc trúng thưởng thẻ ATM ?
  • 3. Có nên trình báo công an về hành vi lừa đảo?
  • 4. Bán tài sản một lúc cho hai người hướng xử lý ?
  • Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê

1. Tố cáo tội phạm lừa đảo qua mạng ở đâu ?

Thưa Luật sư, tôi có đọc được một tin tuyển dụng trên mạng, theo đó, tôi sẽ có 1 công việc là nhân viên bán xăng. Khi tôi gọi điện liên lạc với người đăng tin thì nhận được lời hẹn đến địa chỉ số 9 ngõ 73 đườngH.T.B để làm việc trực tiếp. Tiếp đó, người phỏng vấn yêu cầu nộp 800.000 tiền phí (gần giống như đặt cọc) và hẹn tôi sẽ gọi điện thông báo lịch phỏng vấn và ký hợp đồng.

Theo như tin đăng và người đó nói thì sẽ gọi lại sau 1 ngày nhưng tôi phải chờ và liên lạc tới 4 ngày mới được hẹn lên ký hợp đồng và sẽ phải nộp thêm 4 triệu đồng tiền đặt cọc nữa với lí do công ty sợ tôi sẽ không làm lâu dài và số tiền đó sẽ được hoàn trả sau 3 tháng làm việc. Nhận thấy có sự vô lí và có biểu hiện lừa đảo mang tính chất nguy hiểm vì cùng với tôi có nhiều người khác cùng xin việc nên tôi quyết định báo với cơ quan chức năng để điều tra giải quyết nhưng không biết bắt đầu từ đâu và với địa điểm như nêu trên thì tôi nên nộp đơn tố cáo tại cơ quan nào cho phù hợp?

Trả lời:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành như thế nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017:

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo cập nhật mới nhất năm 2022 ? Cách viết đơn tố cáo, gửi đơn tố cáo ở đâu ?

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

..."

Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm:

Thứ nhất, mặt khách quan: của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động …và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Thứ hai, khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Thứ ba, mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Thứ tư, chủ thể: chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị mới nhất 2022 và cách viết đơn đề nghị, kiến nghị

Như vậy, theo quy định trên thì một trong những dấu hiệu để hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành tội lừa đảo là: tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì bên công ty tuyển dụng bạn qua mạng đã yêu cầu bạn nộp 800.000 tiền phí (gần giống như đặt cọc) và 4 triệu đồng tiền đặt cọc nữa với lí do công ty sợ bạn sẽ không làm lâu dài và số tiền đó sẽ được hoàn trả sau 3 tháng làm việc nhưng bạn nhận thấy có sự vô lí và có biểu hiện lừa đảo mang tính chất nguy hiểm nên bạn quyết định báo với cơ quan chức năng để điều tra giải quyết. Tức là bạn chỉ mới nộp 800.000 đồng tiền phí nên hành vi của công ty đó chưa cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được. Do đó công ty mà bạn nộp đơn ứng tuyển sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy như sau:

"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;..."

Bạn có thể trình báo tới cơ quan công an nơi bạn nộp tiền để được xem xét, giải quyết theo pháp luật.

>> Tham khảo: Mẫu đơn tố cáo

Kèm theo đơn tố cáo là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi lừa đảo này.

Như vậy, bạn làm đơn tố cáo hành vi của công ty đó kèm theo các cuộc nói chuyện, tin nhắn và hóa đơn chuyển khoản đến cơ quan công an nơi bạn nộp tiền hoặc nơi bạn đang cư trú để giải quyết.

2. Hành vi lừa đảo qua việc trúng thưởng thẻ ATM ?

Thưa luật sư, em xin luật sư tư vấn cho em về sự việc như sau: Khoảng tháng 8 năm nay em có nhận được cuộc điện thoại của nhân viên chăm sóc khách hàng của VP bank nói là em khách hàng may mắn được tặng một thẻ ATM có số dư trong tài khoản là 120 triệu trong chương trình tri ân của ngân hàng, và yêu cầu em gửi CMND và sổ Hộ khẩu đến cho nhân viên CSKH.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại mới nhất năm 2022 và Cách viết đơn khiếu nại

Mọi chữ ký của em là do nhân viên CSKH ký thay. Sau khi em nhận được thẻ và rút 40 triệu Tại ATM và 60 triệu là nhờ nhân viên chăm sóc khách hàng rút hộ (vì nghĩ là mình được trúng thưởng) nhưng sau một tháng ngân hàng mới nói là thẻ ghi nợ và yêu cầu em phải thanh toán theo tháng tối thiểu là 5% dư nợ.

Vậy em không thanh toán cho ngân hàng có được không ạ. Vì mọi giấy tờ để ký trên ngân hàng đều không phải do em ký mà là Nhân viên chăm sóc khách hàng ký ?

Xin luật sư tư vấn giúp em. Xin cảm ơn

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, thông tin của nhân viên chăm sóc khách hàng của ngân hàng không rõ ràng. Bạn cũng không xác định người gọi cho bạn có đúng là nhân viên chăm sóc khách hàng của VP Bank hay không mà đã cung cấp thông tin về chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu cho người đó.

Sau 1 tháng thì ngân hàng thông báo yêu cầu bạn thanh toán thẻ. Như vậy, thẻ của bạn là thẻ tín dụng chứ không phải thẻ ATM. Theo thông tư 23/2011/TT-NHNN, thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng "trả dần" số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng.

Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng mà người sở hữu có thể dùng để thanh toán mà không cần tiền có sẵn trong thẻ. Điều này có nghĩa là bạn “mượn” một số tiền của ngân hàng để mua sắm, chi tiêu và cuối kỳ sẽ phải trả lại đầy đủ cho ngân hàng. Thẻ tín dụng được làm bằng chất liệu nhựa polyme với hình dạng và kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810. Tùy vào ngân hàng phát hành mà thẻ sẽ có màu sắc cùng thiết kế riêng biệt.

Thẻ ATM là công cụ được ngân hàng phát hành theo chuẩn quy định về chất lượng thẻ cũng như tính năng mà thẻ mang lại cho người dùng. Thẻ được trang bị những tính năng ngân hàng như: chuyển rút tiền, vấn tin tài khoản, thanh toán hóa đơn, rút tiền… tại cây ATM theo quy định riêng của mỗi ngân hàng.

ATM bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước của nội địa và cả quốc tế. Ngoài ra còn có thẻ đảm bảo, thẻ thanh toán…

Người gọi điện cho bạn có thể không phải là nhân viên chăm sóc khách hàng của VP Bank, mà đã dùng thủ đoạn lừa gạt để bạn cung cấp thông tin cho họ để làm thẻ tín dụng, chiếm đoạt số tiền 60 triệu đồng. Trường hợp này bạn cần đến ngân hàng xác minh, làm rõ vụ việc để tìm hướng giải quyết một cách đúng đắn và không vi phạm pháp luật.

Còn trường hợp bạn không chứng minh được là bạn không trực tiếp ký vay các khoản vay kia mà là do người kia đã lừa bạn. Mà trên thực tế ngân hàng lại có các bằng chứng về việc bạn đã cung cấp số tài chứng minh thư cũng như sổ hộ khẩu cho họ. Và nếu bạn không chứng minh được chữ kia là giả mạo chữ ký của bạn thì ngân hàng hoàn toàn có căn cứ để yêu cầu bạn thanh toán cho họ số tiền này. Còn nếu bạn chứng minh được và công an tìm được thủ phạm chính thực hiện việc lừa đảo này thì bạn vẫn phải trả lại cho ngân hàng số tiền là 40 triệu đồng mà bạn đã rút ra để dùng. Còn người kia sẽ có thể bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất năm 2022 và Cách viết đơn khởi kiện

3. Có nên trình báo công an về hành vi lừa đảo?

Thưa luật sư, Xin hỏi: Tôi có một nhờ một người làm thủ tục để xin đi du học nước ngoài (Anh). Như sau khi đưa tiền họ cứ hẹn mãi, tôi nghi mình đã bị lừa đảo. Tôi có thể kiện người ta lừa đảo mình được không ? hay phải khởi kiện ra tòa án để xử lý vụ việc trên.

Kính mong luật sư tư vấn và hướng dẫn, tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Chúng tôi. Quan điểm của chúng tôi trong trường hợp này như sau:

Trường hợp 1: Xử lý theo quy định của luật hình sự.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017: theo đó xét về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào? Cần những giấy tờ gì? Hướng dẫn viết đơn ly hôn?

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động …và bằng nhiều hình thức khác để chiếm đoạt tài sản.

- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Bạn có quyền trình báo vấn đề này ra cơ quan công an/cơ quan điều tra quận huyện nơi bạn đưa tiền cho người đó. Bạn có thể tham khảo: Mẫu đơn trình báo công an

Cơ quan điều tra có trách nhiệm xem xét vụ việc xem có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự không ? Nếu có họ sẽ khởi tố và điều tra hành vi trên.

Trường hợp 2: Xử lý theo quy định của pháp luật Bộ luật dân sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 trường hợp người này không có yếu tố lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì đây được có thể là hành vi tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Về thẩm quyền Tòa án giải quyết là Tòa án cấp huyện trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài, cụ thể về căn cứ pháp lý theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin gia nhập công đoàn mới năm 2022 và Cách viết đơn đề nghị kết nạp vào tổ chức công đoàn

Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015

Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

Theo quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015 về việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ cụ thể như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;"...

4. Bán tài sản một lúc cho hai người hướng xử lý ?

Thưa luật sư, Tôi có mua 01 chiếc dream với giá 17. 000. 000 vnd chủ xe là người chồng, hiện đang đi làm xa người làm giấy tờ bán xe với tôi là người vợ, với lý do hiện tại đang cần tiền gấp, và đã được sự đồng ý của chồng.

Là chỗ quen biết và hiện tại tôi chưa có nhu cầu sử dụng chiếc xe nên tôi đã cho người vợ mượn lại xe để sử dụng và có viết tay giấy cho mượn xe, tôi và người bán cùng tỉnh nhưng khác huyện. Tôi chưa thể sang tên đổi chủ chiếc xe vì người chồng chưa về. Tôi đã yêu cầu người bán là người vợ xuống huyện tôi để làm giấy tờ mua bán, rồi mang ra ubnd chứng thực. Nay tôi có nhận được tin là chiếc xe đã được bán cho 1 người nữa. Sự việc xảy ra sau khi tôi cho mượn xe, không rõ người chồng hay người vợ làm thủ tục.

Vậy mong luật sư tư vấn cho trong trường hợp trên thì:

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên facebook ?

1. Giấy tờ mua bán của tôi với người vợ có hiệu lực, hợp pháp để tôi có toàn quyền với chiếc xe tôi đã mua hay không ?

2. Nếu như sảy ra tranh chấp giữa tôi và người mua thứ 2 hoặc với chủ xe là chồng của người bán cho tôi, thì tôi có thể nhận lại được số tiền tôi đã bỏ ra hay không ?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, trường hợp của bạn phải xem xét người chồng có văn bản ủy quyền hợp pháp cho người vợ về việc bán chiếc xe hay không? trường hợp không có văn bản ủy quyền thì việc mua bán giữa bạn và người vợ không có hiệu lực, bởi lẽ đây là tài sản do người chồng đứng tên (là tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp chiếc xe mua trong thời kỳ hôn nhân bằng tài sản chung của vợ chồng tạo ra). Trường hợp người chồng có văn bản ủy quyền thì việc mua bán của bạn và người vợ hợp pháp mặc dù chưa công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 thì :

- Giao dịch dân sự (GDDS) đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

- Giao dịch dân sự (GDDS) đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Thứ hai, nếu như xảy ra tranh chấp giữa bạn và người mua thứ 2 hoặc với chủ xe là chồng của người bán cho bạn, thì bạn có thể nhận lại được số tiền bạn đã bỏ ra trong trường hợp giao dịch mua bán giữa hai bên bị vô hiệu (không thực hện được).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin tách hộ khẩu mới nhất năm 2022 ? Cách viết đơn xin tách khẩu ?