Toán học một thiên tiểu thuyết pdf

Toán học một thiên tiểu thuyết pdf

Bạn có thích toán học không?

Nếu câu trả lời của bạn là “không”, cuốn sách tôi sắp sửa đem đến đây sẽ khiến bạn nhận ra Toán học không khô khan, đáng ghét đến thế, thậm chí hấp dẫn và thú vị hơn nhiều, hay chí ít bạn sẽ không phải cảm thấy chán nản khi làm bài tập toán về nhà. Còn nếu bạn nói “có” thì cuốn sách sẽ mở ra cho bạn thêm nhiều điều kì thú, đẹp đẽ, mới lạ mà quen thuộc đến nỗi mê mẩn và bạn không khỏi nao núng dành hàng giờ để khai phá chiều sâu của bộ môn toán học.

Cuốn sách kì diệu ấy mang tên: “Toán học- một thiên tiểu thuyết”.

“Toán học- một thiên tiểu thuyết” được viết bởi Mickaël Launay – một nghệ sĩ video và là một nhà toán học Pháp tốt nghiệp trường đại học danh giá École Normale Supérieure. Vì được sinh ra trên mảnh đất được coi là trung tâm của thế giới về nghệ thuật, khoa học và triết học,... nên Mickaël Launay sớm có một tình yêu với Toán to lớn. Ông luôn mong muốn truyền ngọn lửa đam mê ấy đến tất cả mọi người, từ trẻ đến già và đó là lí do ông phổ biến Toán học qua kênh Youtube hàng chục triệu lượt xem của mình và viết những quyển sách với hình thức lôi cuốn, dễ hiểu, khiến người đọc “làm Toán mà như không làm”.

 “Toán học- một thiên tiểu thuyết” là một trong số đó, nhưng đặc biệt, tiểu thuyết khoa học này đã “làm mưa làm gió” ở Pháp từ khi xuất bản lần đầu, được dịch thành nhiều thứ tiếng và đến với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nhã Phong mà vẫn giữ được một ngôn ngữ trong sáng ngay khi trình bày những vấn đề trừu tượng, khúc chiết của các chứng minh toán học; bay bổng lãng mạn khi thể hiện những cảm nghĩ thuần khiết của tác giả với những bước tiến của toán học.

Đúng như tên gọi, cuốn sách “Toán học- một thiên tiểu thuyết” sẽ tóm lược lịch sử toán học từ thời tiền sử tới ngày nay, từ thuở con người sử dụng toán học chỉ để đếm đàn gia súc hay đo đạc ruộng đất của mình, cho tới những thuật toán phức tạp, tính toán hàng trăm phép tính trong vài giây; đưa bạn vào thế giới Toán học với sự hình thành và phát triển của nó: từ những tìm tòi e dè mà mỗi bước đi như trải dài cả thế kỷ; qua những thời kỳ rực rỡ tưởng như trăm hoa đua nở trên những dải đất khác nhau rồi lại có thể sa vào những bước đường gập ghềnh khúc khuỷu, thậm chí đen tối; cho đến khi bừng nở trở lại tràn đầy ánh sáng và mở ra những chân trời mới.

Những bước đi đó cũng tương đồng với sự phát triển các nền văn minh của nhân loại. Từ thời kỳ văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập, trải qua nền văn minh lãng mạn và dân chủ của Hy Lạp, đến nền cộng hòa rồi độc tài của La Mã, những thế kỷ khai sinh của đạo Hồi cho đến thời Phục Hưng và Ánh sáng của châu Âu, hay song song với đó nền văn minh Ấn Độ và tiếp nối là nền văn minh Trung Hoa; để cuối cùng là sự hòa đồng và mở rộng của thế kỷ XX, XI- khi Toán học cũng như văn minh nhân loại đã bước sang những thử thách và cơ hội mới.

Thật bất ngờ, tất cả những nền móng tinh hoa, những điểm đặc sắc nhất của Toán học chỉ gói gọn trong khoảng hơn 300 trang sách!

Qua sự phân tích của từng giai đoạn mà ta nhận thức được một chân lý: Khi có môi trường dân chủ, cởi mở và chan hòa thì văn minh nói chung và toán học nói riêng sẽ có cơ hội được nở rộ; ngược lại khi sự dân chủ bị bóp nghẹt, khi sự ích kỷ cá nhân được nâng cao bằng cách che giấu không chia sẻ thì toán học có thể chững lại, thậm chí mai một đi.

Cuốn sách cũng hấp dẫn chúng ta bởi những câu chuyện mơ mộng quên bản thân mình của Archimedes, tính cực đoan và trường phái bí ẩn của Pythagoras, sự sùng bái hình học của Platon, nghịch lý Zeno, thư viện Alexandria và cái chết bi tráng của nữ toán học Hypatia, bí kíp giải phương trình bậc ba của Cardano, và câu chuyện từ Al-Khwarizmi đến Turing cùng với khái niệm thuật toán…

Mỗi một câu chuyện là một lần ta thấy khâm phục hay ngạc nhiên trước những trí tuệ cao cả và trăn trở với câu hỏi: Toán học là sự khám phá ra những điều tiềm ẩn trong thực tế hay Toán học là phát minh ra những điều hoàn toàn mới mẻ bất ngờ? Ta hiểu ra các nhà toán học đã trải qua những chặng đường dài, khi thẳng tắp, lúc vòng vèo với bao khó khăn tuyệt vọng và những tia chớp sáng tạo, những cơ hội, để xây dựng cho chúng ta một ngôn ngữ toán học đẹp đẽ và tường minh ngày nay. 

Bạn sẽ vui thích khi được đọc Cơ sở của Euclid (trong chương trình học ta chỉ biết được một số ít định lí) vì như thấy mình chạm tay cuốn sách khai sinh của Toán học, ta khao khát một lúc nào đó sẽ đọc về lý thuyết Godel, cách ông dùng các hàm đệ quy để đi đến chứng minh tuyệt đẹp của mình, ta mong muốn tìm hiểu về “Cửu chương toán thuật”, ta muốn học hỏi về Thuật toán của Turing, ta tò mò tìm đọc 23 bài toán của Hilbert. Có thể nói “Toán học- một thiên tiểu thuyết” đã thực sự là một cuốn sách mở ra các cuốn sách, kích thích trí tò mò của ta trước bao câu hỏi mở.

Và rồi, biết đâu khi đọc đến những trang cuối của quyển sách, bạn phát hiện mình thật sự yêu thích Toán học? Bởi vì:

“Ta có thể yêu thích âm nhạc mà không cần phải là một nhạc sĩ, hay thưởng thức một món ngon mà không cần là một đầu bếp tài ba. Vậy tại sao ta phải là một nhà toán học hay có một thông minh xuất chúng để có thể nói về toán và thích được kích thích trí tuệ bằng môn Đại số hoặc hình học? Ta đâu nhất thiết phải đi sâu vào chi tiết chuyên môn để hiểu được những ý tưởng vĩ đại và thán phục những điều ấy?”                                                          

Đặc biệt, khi gấp cuốn sách lại mà bạn cảm thấy muốn tiếp tục cuộc hành trình của Toán học, rất có thể bạn sẽ vẽ ra con đường cho riêng bạn, xây dựng thị hiếu của mình và đi theo những khao khát của chính bạn.

Sự thật, sau những năm tiểu học nhìn Toán như một thứ thuốc đắng nghét, em tôi cũng như tôi đã đam mê Toán từ khi nhận được quyển sách này. Thật kì diệu!

Mickaël Launay không chỉ cho người đọc thấy cái đẹp, chất thơ của toán học mà còn xác quyết một điều khác, rằng mọi người đều có thể yêu thích toán học và đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của nó. Cuốn sách này là một minh chứng cho điều đó.

Chỉ cần một chút táo bạo, một liều tò mò và một xíu trí tưởng tượng thôi là đủ. Còn chần chờ gì nữa, hãy để bộ não chúng ta chìm đắm trong một thiên tiểu thuyết với nhiều điều kì bí, đẹp đẽ của hành trình Toán học đang chờ đợi ta khám phá.

Thịnh Phương Linh

Oct 21, 2017 Natalia rated it it was amazing  ·  review of another edition

Studiujesz matematykę? Podziwiam cię. Ja za nigdy jej nie lubiłam. - Już nawet przestałam liczyć ile razy słyszałam te słowa. I to nie tylko od osób, które uznają się za humanistów. Wyrazy podziwu słyszę również od znajomych z liceum, z którymi chodziłam na rozszerzoną matematykę i fizykę. Podejrzewam, że jest to spowodowane systemem edukacji, w którym to nauczyciele matematyki zawsze są uważani za najgorszych, bo wymagają robienia wielu zadań domowych. Często też nie potrafią wyjaśnić dlaczego

Studiujesz matematykę? Podziwiam cię. Ja za nigdy jej nie lubiłam. - Już nawet przestałam liczyć ile razy słyszałam te słowa. I to nie tylko od osób, które uznają się za humanistów. Wyrazy podziwu słyszę również od znajomych z liceum, z którymi chodziłam na rozszerzoną matematykę i fizykę. Podejrzewam, że jest to spowodowane systemem edukacji, w którym to nauczyciele matematyki zawsze są uważani za najgorszych, bo wymagają robienia wielu zadań domowych. Często też nie potrafią wyjaśnić dlaczego coś liczy się tak, a nie inaczej - po prostu tak jest, zapamiętaj to i nie drąż tematu! Na szczęście powstała książka Pi razy drzwi czyli dziwne przypadki matematyki.Mickaël Launay ma tytuł doktora, a jego konikiem jest probabilistyka, czyli innymi słowy rachunek prawdopodobieństwa. Ale nie martwicie się, naukowy bełkot to ostatnie, co można znaleźć w tej książce. Jako matematyk, autor tak często słyszy zdania podobne do tych z początku mojej recenzji, że nawet zaczął książkę od cytatu słyszanego pewnego dnia kilka razy, a mianowicie “Ojej, ja nigdy nic z tej matematyki nie zrozumiałam!”. A wystarczy się tylko rozejrzeć! Większość moich znajomych spoza uczelni uważa, że w życiu matematyka przydaje się tylko do dodawania i odejmowania. Gdyby tylko chcieli się przekonać, w jakim błędzie żyją…Wraz z Mickaëlem wyruszamy w podróż po Francji i odkrywamy początki tego szkolnego koszmaru, jakim jest matematyka. I okazuje się, że wcale nie jest taka straszna, gdy mówi o niej odpowiednia osoba. Co więcej, czytasz o niej z zaciekawieniem, nawet jeśli już wcześniej sporo o niej wiedziałeś. Jak przeliczyć swoje stado, jeśli nie wiesz co to dodawanie, a cyfry nie istnieją? Jak zostały stworzone najbardziej znane teorie? Jak były odbierane kontrowersyjne odkrycia matematyków? Wszystkiego dowiesz się z tej książki, napisanej prostym i przyjemnym językiem, w której dla lepszego zrozumienia są również obrazki!Na uwagę zasługuje również fizyk Krzysztof Rejmer, który przetłumaczył Pi razy drzwi. Wykonał kawał dobrej roboty, odpowiadając w przypisach na pytania, których jeszcze nie zdążyłam zadać. Do tego wyjaśnia terminy i twierdzenia, które sam autor uważa za oczywiste, dzięki temu jest to książka dla każdego, nawet osób, które w świecie matematyki czują się zagubione jak dzieci we mgle.

Podsumowując, Pi razy drzwi czyli dziwne przypadki matematyki w łatwy i przyjemny sposób przedstawia świat opierający się na liczbach. Mowa tu również o zasługach Polaków, choć w tej kwestii mój profesor od logiki uznałby, że poświęcono dla nich zdecydowanie za mało miejsca. W każdym razie, jest to książka dla każdego. Nawet, a może przede wszystkim, dla tych, którzy z matematyką nigdy się nie lubili. Można się z niej dowiedzieć jak bardzo jesteśmy otoczeni tą nauką. Pokazuje też, że jesteśmy lekkimi hipokrytami chcąc, by cały świat był świadomy tego, że to Polacy jako pierwsi rozszyfrowali kod Enigmy, a sami nazywamy cyfry wymyślone przez Hindusów arabskimi!

...more