Toán lớp 6 bài 2: Cách ghi số tự nhiên trang 10

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 bài 2 trang 10, 12 -Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập SGK Toán lớp 6: Luyện tập trang 10
- Viết số 34 604 thành tổng giá trị các chữ số của nó.

Giải:
Số 34 604 được viết thành tổng giá trị các chữ số của nó là:
34 604 = (3 x 10 000) + (4 x 1 000) + (6 x 100) + (0 x 10) + 4

Giải bài tập SGK Toán lớp 6: Vận dụngtrang 10
- Bác Hoa đi chợ, Bác chỉ mang ba loại tiền: loại (có mệnh giá) 1 nghìn (1 000) đồng, loại 10 nghìn (10 000) đồng và loại 100 nghìn (100 000) đồng. Tổng số tiền bác phải trả là 492 nghìn đồng. Nếu mỗi loại tiền, bác mang theo không quá 9 tờ thì bác sẽ phải trả bao nhiêu tờ tiền mỗi loại, mà người bán không phải trả lại tiền thừa?

Giải:
Ta biểu diễn 492 thành:
492 = (4 x 100) + (9 x 10) + 4 x 1
Vậy để người bán hàng không phải trả lại tiền thừa thì số tờ tiền mỗi loại bác phải trả là: 4 tờ loại 100 nghìn (100 000) đồng; 9 tờ 10 nghìn (10 000) đồng và 4 tờ loại 1 nghìn (1 000) đồng

*BÀI TẬP
Câu 1.6:Cho các số: 27 501; 106 712; 7 110 385; 2 915 404 267 (viết trong hệ thập phân)
a) Đọc mỗi số đã cho
b) Chữ số 7 trong mỗi số đã cho có giá trị bằng bao nhiêu

Giải:
a) Đọc các số đã cho:
27 501: Hai mươi bảy nghìn năm trăm lẻ một
106 712: Một trăm lẻ sáu nghìn bảy trăm mười hai
7 110 385: Bảy triệu một trăm mười nghìn ba trăm tám mươi năm
2 915 404 267: Hai tỉ chín trăm mười năm triệu bốn trăm lẻ bốn nghìn hai trăm bảy mươi sáu.

b)27 501: chữ số 7 nằm ở hàng nghìn và có giá trị là 7 x 1 000 = 7 000
106 712: chữ số 7 nằm ở hàng trăm và có giá trị là 7 x 100 = 700
7 110 385: chữ số 7 nằm ở hàng triệu và có giá trị là 7 x 1 000 000 = 7 000 000
2 915 404 267: chữ số 7 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị là 7 x 1 = 7

Câu 1.7:Chữ số 4 đứng ở hàng nào trong một số tự nhiên nếu nó có giá trị bằng:
a) 400
b) 40
c) 4
Giải:
a) Chữ số 4 có giá trị bằng 400 khi nó đứng ở hàng trăm.
b) Chữ số 4 có giá trị bằng 40 khi nó đứng ở hàng chục.
c) Chữ số 4 có giá trị bằng 4 khi nó đứng ở hàng đơn vị.

Câu 1.8:Đọc các số La Mã XIV; XVI; XXIII
Giải:
Ta đọc các số La Mã đã cho:
XIV : mười bốn
XVI : mười sáu
XXIII: hai mươi ba

Câu 1.9:
Viết các số sau bằng số La Mã: 18; 25
Giải:
Ta viết các số đã cho dưới dạng số La Mã là:
18: XVIII
25: XXV

Câu 1.10:Một số tự nhiên được viết bởi ba chữ số 0 và ba chữ số 9 nằm xen kẽ nhau. Đó là số nào?
Giải:
Vì số 0 không thể đứng đầu nên số cần tìm là 909 090

Câu 1.11:Dùng các chữ số 0, 3 và 5, viết một số tự nhiên có ba chữ số khác nhau mà chữ số 5 có giá trị là 50.
Giải:
Chữ số 5 có giá trị là 50 nên nó ở hàng chục.
Số 0 không thể đứng đầu lên chữ số 3 ở hàng trăm và chữ số 0 ở hàng đơn vị.
Vậy số cần tìm là 350.

Câu 1.12:Trong một cửa hàng bánh kẹo, người ta đóng gói kẹo thành các loại: mỗi gói có 10 cái kẹo; mỗi hộp có 10 gói; mỗi thùng có 10 hộp. Một người mua 9 thùng, 9 hộp và 9 gói kẹo. Hỏi người đó đã mua tất cả bao nhiêu cái kẹo.
Giải:
Số cái kẹo có trong 1 hộp là: 10 x 10 = 100 (cái kẹo)
Số cái kẹo có trong 1 thùng là: 100 x 10 = 1 000 (cái kẹo)
Vậy một người mua 9 thùng, 9 hộp và 9 gói kẹo thì số kẹo người đó đã mua tất cả là:
9 x 1000 + 9 x 100 + 9 x 10 = 9990 (cái kẹo)
Đáp số: 9990 cái kẹo