Tổng Giám đốc Công ty May Nhà be

Ông Phạm Phú Cường sinh ngày 27/09/1970 tại Quảng Nam - Đà Nẵng, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại quận Tân Phú TP. Hồ Chí Minh. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế, hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của May Nhà Bè. 

Tổng Giám đốc Công ty May Nhà be
Chủ tịch HĐQT của May Nhà Bè - ông Phạm Phú Cường

Quá trình công tác của ông Phạm Phú Cường

Từ năm 1994 - 1996: Ông Cường phụ trách kế hoạch - xuất nhập khẩu Xí Nghiệp May Nam Tiến

Từ tháng 05/1997 -  Tháng 8/1999: Ông là cán bộ Phòng kế hoạch Thị trường Công ty May Nhà Bè

Xem thêm:

Từ tháng 09/1999 - Tháng 09/2001: Ông Cường đảm nhận chức vụ Phó Phòng kế hoạch Thị trường Công ty May Nhà Bè

Từ tháng 10/2001 - Tháng 08/2003: Là Quyền Trưởng phòng Kế hoạch Thị trường Công ty May Nhà Bè

Từ tháng 09/2003 - Tháng 12/2003:Trưởng phòng kế hoạch Thị trường Công ty May Nhà Bè

Từ tháng 01/2004 - Tháng 04/2004: Trưởng phòng kế hoạch Thị trường Công ty May Nhà Bè đồng thời là Thành viên HĐQT Công ty CP May Phú Thịnh - Nhà Bè

Từ tháng 05/2004 - Tháng 07/2007: Giám đốc điều hành của Công ty May Nhà Bè và là Thành viên HĐQT Công ty CP May Phú Thịnh - Nhà Bè

Từ tháng 08/2007 - Tháng 04/2010: Ông đảm nhận chức vụ Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May Nhà Bè - CTCP; Thành viên HĐQT Công ty CP May Nhà Bè; Thành viên HĐQT Công ty CP May Phú Thịnh - Nhà Bè

Từ năm 2010 - Tháng 03/2013: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của TCT May Nhà Bè - CTCP; Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV TMTT Dệt May Việt Nam; May Phương Đông, Vinatex Đà Nẵng và là Thành viên HĐQT một số đơn vị khác.

Từ tháng 04/2013 - Tháng 12/2013: Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của TCT May Nhà Bè - CTCP; Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV TMTT Dệt May Việt Nam; May Phương Đông, Vinatex Đà Nẵng và là Thành viên HĐQT một số đơn vị khác.

Từ tháng 12/2013 - Tháng 12/2014: Ông Phạm Phú Cường giữ chức Phó Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của TCT May Nhà Bè - CTCP; Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV TMTT Dệt May Việt Nam; May Phương Đông, Vinatex Đà Nẵng và là Thành viên HĐQT một số đơn vị khác.

Từ tháng 01/2015 đến nay: Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của TCT May Nhà Bè - CTCP; Chủ tịch HĐQT Vinatex Đà Nẵng.

Tổng Giám đốc Công ty May Nhà be
Doanh nhân Phạm Phú Cường có thâm niên trong lĩnh vực xuất khẩu, chính vì thế mà khi tiến hành đẩy mạnh chiến lược làm hàng FOB và với kinh nghiệm đàm phán với đối tác nước ngoài cũng đã giúp cho ông có được nhiều lợi thế kể cả ngoại ngữ

Doanh nhân Phạm Phú Cường: Có 4 cách để vượt bão ngành Dệt may

Theo ông Phạm Phú Cường - Chủ tịch HĐQT May Nhà Bè thì có 4 cách để doanh nghiệp dệt may có thể vượt bão. Việc đứng đầu một công ty có hơn 17.000 công nhân chính là thách thức không nhỏ đối với ông Phạm Phú Cường. Không những thế, đối với May Nhà Bè thì việc đưa ông Cường vào vị trí này chính là quyết định không hề dễ dàng. Được biết, thời điểm trước đó May Nhà Bè từng có hàng loạt thay đổi về chiến lược ví dụ như tung sản phẩm sơ mi nam trung cấp ra thị trường nội địa sau đó chuyển sang làm hàng FOB để gia tăng lợi nhuận. Và việc tiếp tục triển khai các chiến lược sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho ông Cường đã phải chịu nhiều áp lực. 

Doanh nhân Phạm Phú Cường có thâm niên trong lĩnh vực xuất khẩu. Chính vì thế mà khi tiến hành đẩy mạnh chiến lược làm hàng FOB và với kinh nghiệm đàm phán với đối tác nước ngoài cũng đã giúp cho ông có được nhiều lợi thế kể cả ngoại ngữ. Kết quả, công ty có thêm 4 khách hàng tại Châu  u trong lúc nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của thị trường đang chững lại. Hơn thế, vào đầu năm 2020, sự phục hồi của thị trường xuất khẩu Mỹ, Châu  u, Nhật Bản đã thổi làn gió lạc quan đến nhiều doanh nghiệp may mặc xuất khẩu đã phần nào giúp cho ông Cường đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả, May Nhà Bè đã vượt kế hoạch năm 2010 với doanh thu xuất khẩu đạt trên 302 triệu USD và lợi nhuận trước thuế khoảng 51,5 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2009. Ông Cường nhận định: “Đó là những con số đáng lạc quan”, ông Cường nói. Dù thế thì đến 4 tháng đầu năm 2011 thì ông Cường lại khá thận trọng khi đánh giá tình hình thị trường và đưa ra dự báo. Theo vị lãnh đạo này, tình hình kinh tế thế giới giai đoạn này chưa thực sự hồi phục và còn ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, đối với thị trường Nhật cũng mới tạm phục hồi nhưng hậu quả của đợt sóng thần cũng khiến cho ông Cường cảm thấy quan ngại. Theo đó, giá trị xuất khẩu của May Nhà Bè chưa giảm nhưng cũng có thể thay đổi tỷ lệ xuất khẩu của từng mặt hàng. Ông Cường nói: “Hàng sơ-mi có thể giảm trong khi hàng bảo hộ lao động vào Nhật có thể tăng, do các thành phố bị tàn phá cần kiến thiết lại”. Còn riêng thị trường nội địa, vị doanh nhân này cho biết chỉ số tiêu dùng, lạm phát cũng như lãi suất ngân hàng tăng cao đã khiến cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu rất khó có thể dự báo. 

Tổng Giám đốc Công ty May Nhà be
Tổng Công ty cổ phần May Nhà Bè

Được biết, thị trường xuất khẩu của May Nhà Bè được phân bố gồm 35% ở thị trường Mỹ, 35% ở châu  u và 15-17% là Nhật. Cũng sau đợt thiên tai lớn tại Nhật năm 2011, công ty đã dự báo giảm 3% tại thị trường này. Ông Phạm Phú Cường cho hay, thời điểm này công ty cũng đã có kế hoạch đó chính là tăng ở thị trường Châu  u lên 40% lại vừa có thêm 4 khách hàng mới tại đây. 

Đến thời điểm hiện tại, chiến lược của May Nhà Bè vẫn duy trì được 50% năng lực gia công và 50% năng lực làm hàng FOB. Vị Chủ tịch này cũng cho rằng, việc làm hàng FOB có thể mang lại lợi nhuận cao từ 5 - 10 lần so với làm hàng gia công. Tuy nhiên, cách làm vẫn còn sơ khai và doanh nghiệp cũng chưa thể chủ động về nguồn nguyên liệu. Ông Phạm Phú Cường nói: “Ngay cả Trung Quốc là nước có nền may mặc phát triển, mô hình FOB vẫn chưa mang lại sự chủ động hoàn toàn cho nhà sản xuất”.

Chủ tịch May Nhà Bè đối với chính sách đãi ngộ nhân viên

Khi nhắc đến câu chuyện cạnh tranh giá khi chào hàng ra thị trường nước ngoài trong tình hình kinh tế khó khăn, ông Cường cho hay, việc tăng giá bán tạo nên hai mặt. Hoặc là doanh nghiệp sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm hàng chất lượng trước đòi hỏi cao của khách hàng. Nhưng nếu như năng lực không đạt thì sẽ khiến cho doanh nghiệp mất đi khách hàng và cả thương hiệu. Ông Phạm Phú Cường bộc bạch: “Quan điểm của tôi là ủng hộ bán giá cao”. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó thì phải đáp ứng được đầy đủ chất lượng cũng như năng suất an toàn nhất cho doanh nghiệp. Tại thị trường Việt Nam, những doanh nghiệp làm hàng may xuất khẩu ví dụ như Việt Tiến, May 10 đều là những doanh nghiệp đủ nội lực cũng như bản lĩnh để chào giá cao.

Và ông Phạm Phú Cường là một trong số số ít những doanh nhân không tự nhận doanh nghiệp của mình là doanh nghiệp lớn trong ngành mặc dù May Nhà Bè đang dẫn đầu trong đầu tư nhà máy làm hàng  veston hiện đại để xuất sang Nhật, Mỹ nhiều năm qua. Ông Cường cho biết: “Năng suất của May Nhà Bè hiện nay tôi thấy chưa hài lòng. Vì một doanh nghiệp được xem là làm hàng may mặc thành công khi họ đảm bảo tốt thu nhập và môi trường làm việc cho công nhân. Hai nhu cầu này là hoàn toàn chính đáng, tuy nhiên tôi thấy chưa thực hiện được như mình mong muốn!”. Hiện tại, mức thu nhập bình quân của công nhân tại May Nhà Bè khoảng 4 triệu đồng/tháng, đối với nhà mát tại TP. Hồ Chí Minh đã có đến 5.000 công nhân. Vị lãnh đạo này bày tỏ mong muốn lương của người lao động phải được tối thiểu 5 triệu đồng (chưa tính thưởng các kỳ lễ tết) và thời gian làm việc là 8 tiếng/ngày, không tăng hoặc giảm ca.

Tổng Giám đốc Công ty May Nhà be
Ông Phạm Phú Cường chia sẻ: “Trong khó khăn, không thể nói bán hàng không được là không tăng lương cho người lao động. Đó là tư duy quản trị thiếu trách nhiệm

Vị doanh nhân này chia sẻ: “Trong khó khăn, không thể nói bán hàng không được là không tăng lương cho người lao động. Đó là tư duy quản trị thiếu trách nhiệm. Theo tôi, việc đẩy thu nhập của người lao động lên bằng nhiều cách là điều các nhà quản trị phải làm bằng được trước tình hình kinh tế khó khăn”.

Và 4 giải pháp mà ông cho rằng sẽ là cách vượt bão trong giai đoạn này chính là rà soát mọi chi phí và tìm cách cắt giảm hay điều chuyển cho tiết kiệm nhất; Đàm phán với nhà cung cấp nguyên liệu để cho họ cùng chia sẻ khó khăn; Tổng kiểm tra quy trình quản lý; Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại và đàm phán với nhà cung cấp để trả chậm. Ông Cường nhấn mạnh: “4 giải pháp này tôi đang áp dụng tại May Nhà Bè và đã có một số kết quả khả quan”. Qua đó, chi phí đã giảm khoảng 15%. Trong khi đó, giá bán sản phẩm phải tăng trước biến động về giá nguyên liệu cũng như lạm phát. Theo vị lãnh đạo này thì giá bán của công ty đã tăng từ 5 - 10% mà đa số được đàm phán trước. 

Cũng chính những tác động trên thường sẽ dễ làm cho các lãnh đạo nghĩ đến việc quy hoạch lại nhân sự theo lối cắt giảm số lượng hoặc chế độ phúc lợi. Nhưng với doanh nhân Phạm Phú Cường thì quan điểm quản trị lại rất rõ ràng đó chính là “làm thế nào để thể hiện trách nhiệm cao nhất với địa vị của mình”.