Tổng giám đốc lương bao nhiêu

Một số doanh nghiệp niêm yết đã có báo cáo chi tiết về mức lương, thù lao của Hội đồng quản trị (HĐQT) đến Ban điều hành. Chẳng hạn theo Báo cáo kiểm toán của Tập đoàn FPT,  năm 2020 doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt lần lượt 29.830 tỉ đồng và 5.261 tỉ đồng, tăng 7,6% và 12,8% so với cùng kỳ. Trong năm vừa qua, Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch HĐQT Bùi Quang Ngọc và ủy viên Thành viên HĐQT Đỗ Cao Bảo nhận thù lao 0 đồng. Trong khi đó, 2 ủy viên HĐQT là ông Hamaguchi Tomokazu (nguyên Chủ tịch kiêm CEO của NTT Data Corporation, Chủ tịch Hiệp hội Dịch vụ Công nghệ thông tin Nhật Bản) và ông Dan E Khoo (Chủ tịch danh dự Liên minh Công nghệ thông tin Thế Giới WITSA) nhận thù lao 2,326 tỉ đồng/năm, tương đương 193,8 triệu đồng/tháng. Còn với ban điều hành, Tổng giám đốc (CEO) Nguyễn Văn Khoa nhận lương 3,52 tỉ đồng trong năm 2020, tương đương 293,3 triệu đồng/tháng, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thế Phương nhận lương 2,75 tỉ đồng/năm, tương đương gần 230 triệu đồng/tháng, Phó Tổng giám đốc Hoàng Việt Anh nhận lương 2,2 tỉ đồng/năm tương đương 183,3 triệu đồng/tháng… Tuy nhiên thu nhập của lãnh đạo FPT còn phải kể đến lượng cổ phiếu ESOP được phát hành hàng năm. 

Trong khi đó, ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) trong năm qua cũng không nhận thù lao. Còn bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng giám đốc KBC - năm 2020 nhận thu nhập 9,56 tỉ đồng (bao gồm số thuế thu nhập cá nhân phải đóng là hơn 3,16 tỉ đồng), tăng hơn 3 tỉ đồng so với năm 2019. Tính trung bình mỗi tháng, vị CEO của Kinh Bắc nhận lương khoảng 800 triệu đồng. Bên cạnh đó, tính đến hết năm 2020, bà Hương còn sở hữu gần 300.000 cổ phiếu KBC, tương đương khoảng 12 tỉ đồng theo thị giá hiện tại. Thu nhập của nữ CEO này năm 2020 vẫn tăng dù kết quả kinh doanh của công ty sụt giảm. Theo tài liệu trình đại hội đồng cổ đông thường niên, công ty có tổng doanh thu hợp nhất 2.468 tỉ đồng, giảm 25% so với năm 2019 và chỉ đạt 77% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế giảm đến 69%, xấp xỉ 320 tỉ đồng và chỉ hoàn thành 39% kế hoạch đề ra.

Một doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán là Tập đoàn Masan (MSN) cũng công bố Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang và 5 thành viên HĐQT không nhận thù lao trong năm 2020. Còn Tổng giám đốc của Masan - ông Danny Le có lương và thưởng cho cả năm qua là hơn 9,53 tỉ đồng. Như vậy lương thưởng của Tổng giám đốc Masan cũng chỉ ngang bằng của CEO Kinh Bắc dù doanh thu của Masan cao gấp 31 lần. Trong khi đó, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) năm vừa qua đạt doanh thu bán hàng năm 10.189 tỉ đồng, tăng 39,5% so với năm 2019 và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.400 tỉ đồng, gấp 4,58 lần năm 2019. Nhưng mức lương, thù lao của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So năm vừa qua vẫn giữ nguyên như 2019 là 1,64 tỉ đồng/năm, bình quân 136,6 triệu đồng/tháng và ông Nguyễn Khắc Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc nhận được 1,16 tỉ đồng/năm, tương đương bình quân 96,67 triệu đồng/tháng...

Theo báo cáo Hướng dẫn tiền lương Việt Nam 2022 của Adecco, mức lương của các vị trí phụ thuộc vào ngành làm việc, kinh nghiệm và khu vực làm việc của nhân sự. Với vị trí giám đốc điều hành, mức lương hàng tháng nhân sự nhận được khá cao, giao động từ 50 - 600 triệu đồng/tháng.

Đây là vị trí đòi hỏi chuyên môn và trách nhiệm khá cao nên thu nhập của chức vụ này cũng khá cao, mức lương ở đa số các ngành đều trên 100 triệu đồng/tháng. Ngành có mức lương thấp nhất là Tài chính – Kế toán, với thu nhập từ 50 – 250 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm từ 1 – 5 năm và làm việc tại Hà Nội, mức lương của giám đốc điều hành nhận được là 50 – 100 triệu đồng/tháng.

Tổng giám đốc lương bao nhiêu

Mức lương vị trí giám đốc điều hành ở một số ngành. Nguồn: Adecco Việt Nam

Đặc biệt với ngành Sales & marketing, thu nhập của giám đốc điều hành khá cao, trên 120 triệu đồng mỗi tháng. Cụ thể, ngành hàng tiêu dùng nhanh, với kinh nghiệm từ 1 – 5 năm, mức lương của giám đốc giao động từ 240 – 350 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào khu vực làm việc. Còn với kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, mức lương có thể lên đến 450 triệu đồng/tháng.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực có mức lương cao nhất trong nhóm ngành bán lẻ và tiếp thị. Đây cũng là ngành có mức lương cao nhất. Với kinh nghiệm trên 5 năm và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, giám đốc điều hành có thể nhận mức lương lên đến 600 triệu đồng/tháng. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa là chuyển đổi chăm sóc sức khỏe lớn nhất năm 2021 với hàng triệu người sử dụng khi phải giãn cách xã hội.

Covid-19 bùng nổ có thể trì hoãn sự thành lập và phát triển của nhiều doanh nghiệp vào thị trường Việt Nam, nhưng lại không thể ngăn chặn các công ty tuyển dụng nhân sự chủ chốt cho các vị trí Sales, Marketing và Medical Affairs trong năm nay.

Theo Adecco, trong năm 2022, sức khỏe số sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Các công ty dược và chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm nhiều nhân viên thuộc lĩnh vực kinh doanh cho các vị trí sales và marketing, cũng như chuyên gia tiếp cận thị trường để phục hồi hậu Covid-19.

Ngoài ra, với các ngành được báo cáo của Navigos Group chỉ ra sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao trong quý 3/2022 như tài chính, công nghệ thông tin, thu nhập của vị trí giám đốc điều hành cũng không hề thấp.

Ở ngành Tài chính, với kinh nghiệm trên 5 năm, nhân sự có thể nhận mức lương từ 200 triệu đồng trở lên.mỗi tháng.

Với ngành công nghệ thông tin, tổng thu nhập mỗi tháng của giám đốc điều hành với kinh nghiệm từ 1 - 5 năm là 90 - 250 triệu đồng. Nếu có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, mức lương của vị trí này có thể lên đến 400 triệu đồng/tháng.

Những địa phương thu hút người di cư nhất có thu nhập bình quân bao nhiêu?

https://cafef.vn/lo-dien-muc-luong-giam-doc-dieu-hanh-cua-cac-nganh-co-nganh-len-toi-600-trieu-dong-thang-20220726104733725.chn