Tổng hợp các dạng bài tập Hóa 8

Việc phân loại bài tập và phương pháp giải chung cho từng loại bài tập hoá học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức đã được học, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, kĩ xảo để học sinh thành thạo hơn trong việc sử dụng các kiến thức để làm các bài tập, tạo cho học sinh hứng thú say mê học tập bộ môn là biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học.

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, nội dung chương trình môn học, bài tập hoá học lớp 8 có thể chia thành các loại sau:

+ Bài tập tính theo công thứchoá học

+ Bài tập tính theo phươngtrình hoá học

+ Bài tập về dung dịch

+ Bài tập về chất khí

+ Bài tập về nhận biết, điều chế và tách chất.

2. Các kiến thức học sinh phải nắm được :

Các định luật:

  • Định luật thành phần không đổi.
  • Định luật bảo toàn khối lượng.
  • Định luật Avôgadrô.

Các khái niệm: Chất, nguyên tố, nguyên tử, phân tử, công thức hoá học, phản ứng hoá học, hoá trị, dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch

Các công thức tính : Số mol, khối lượng chất, nồng độ%, nồng độ mol/l

II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

A. BÀI TẬP TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC:


  1. Tính % về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất AxByhoặc AxByCz

  2. Cơ sở lí thuyết:

Cách giải :Tìm khối lượng mol phân tử AxByhoặc AxByCz

Áp dụng công thức :

%A = x.MAMAxBy x 100% ;

%B = y.MBMAxBy x 100%


  1. Bài tập vận dụng:


Đề bài: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CaCO3

Bài giải

Tính khối lượng mol:MCaCO3=40+ 12 + (16.3) =100 (gam)

Thành phần % về khối lượng các nguyên tố:

%Ca=40 x 100% = 40 %

% C = 12 x 100% = 12 %

% O = 3.16 x 100% = 48 %hoặc%O=100 ( 40 + 12 ) = 48%


  1. Tính khối lượng của nguyên tố trong a (gam) hợp chất AxByhoặc AxByCz

  2. Cơ sở lí thuyết:


Cách giải:Tìm khối lượng mol phân tử AxByhoặc AxByCz

áp dụng công thức :

mA=x.MAMAxByxa;

mB=y.MBMAxByxa

hoặcmB=a mA

  1. Bài tập vận dụng:


Đề bài: Tính khối lượng của nguyên tố Na và nguyên tố O trong 50 gam Na2CO3

Bài giải :

Tính khối lượng mol:MNa2CO3=2.23+12+ 16.3 = 106 gam

mNa=2.23 x 50= 21,69 gam

mO=3.16 x50= 22,64 gam


  1. Tìm công thức hóa học:


3.1.Bài tập tìm nguyên tố:


  1. Cơ sở lí thuyết:

Dựa vào cơ sở lí thuyết, dữ kiện đề bài cho để tính khối lượng mol của nguyên tố từ đó xác định được nguyên tố cần tìm.


  1. Bài tập vận dụng:


Đề bài: Oxit của kim loại R ở mức hóa trị thấp chứa 22,56% Oxi và cũng của kim loại đó ở mức hóa trị cao chứa 50,48% Oxi. Hãy xác định kim loại R.

Bài giải

Đặt công thức 2 oxit là R2Oxvà R2Oy.

Ta có tỉ lệ: 16x2R = 22,5677,44 (I)
16y2R = 50,4849,62 (II)

Từ (I) và (II) => xy = 13,5

Nếu :x = 1y =3,5( loại )

x = 2y =7

Hai oxit đó là RO và R2O7
Trong phân tử RO , oxi chiếm 22,56%nên :16R = 22,5677,44
Suy ra : R = 54,92 55
Vậy Rlà Mn

3.2 . Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất vô cơ:

Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần % các nguyên tố hoặc tỉ lệ khối lượng các nguyên tố:


  1. Cơ sở lí thuyết:

Nếu đề bài không cho dữ kiện M ( khối lượng mol )

.Gọi công thức cần tìm :AxByhoặcAxByCz(x, y, z nguyên dương)

.Tỉ lệ khối lượng các nguyên tố :

x:y:z= o/oAMA : o/oBMB : o/oCMC

hoặc =mAMA : mBMB : mCMC

=a:b:c( tỉ lệ các số nguyên,dương )
Công thứchóa học : AaBbCc
Nếu đề bài cho dữ kiện M

.Gọi công thức cần tìm :AxByhoặcAxByCz(x, y, z nguyên dương)

.Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố :

MA.xo/oA = MB.yo/oB = MC.zo/oC = MAxByCz100
.Giải ra tìm x, y, z


Chú ý:Nếu đề bài không cho dữ kiện M : Đặt tỉ lệ ngang

Nếu đề bài có dữ kiện M : Đặt tỉ lệ dọc


  1. Bài tập vận dụng:


Đề bài: Một hợp chất có thành phần % về khối lượng các nguyên tố : 70%Fe, 30%O .Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất đó.

Bài giải :

Chú ý:Đây là dạng bài không cho dữ kiện M

Gọi công thức hợp chất là : FexOy

Ta có tỉ lệ :x:y =7056 : 3016
=1,25:1,875

= 1:1,5=2:3

Vậy công thức hợp chất : Fe2O3

B. BÀI TẬP TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

I. Phương pháp chung :

Để giải được các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 yêu cầu học sinh phải nắm các nội dung:

  • Chuyển đổi giữa khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất
  • Viết đầy đủ chính xác phương trình hoá học xảy ra.
  • Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
  • Chuyển đổi số mol thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích chất khí ở đktc ( V= n.22,4).

II. Một số dạng bài tập:

  1. Bài toán dựa vào số mol tính khối lượng hoặc thể tích chất tham gia( hoặc chất tạo thành)
  2. Cơ sở lí thuyết:

Tìm số mol chất đề bài cho: n =mM hoặc n = V22,4

Lập phương trình hoá học

Dựa vào tỉ lệ các chất có trong phương trình tìm ra số mol chất cần tìm

Chuyển đổi ra số gam hoặc thể tích chất cần tìm .


  1. Bài tập vận dụng:

Ví dụ: Cho 6,5 gam Zn tác dụng với axit clohiđric .Tính :

  1. Thể tích khí hiđro thu được sau phản ứng(đktc)?
  2. Khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng?

Bài giải

nZn=mM=6,565 = 0.1mol

PTHH :Zn+2HCl ZnCl2+H2

1 mol2 mol1 mol

0,1 molx ? moly ? mol
Theo phương trình phản ứng, ta tính được:

x= 0,2 mol và y = 0,1 mol

Vậy thể tích khí hiđro :V=n.22,4=0,1.22,4 =2,24 lít

Khối lượng axit clohiđric : m =nM =0,2.36,5 =7,3 gam


  1. Tìm chất dư trong phản ứng
  2. Cơ sở lí thuyết:

Trong trường hợp bài toán cho biết lượng cả 2 chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong 2 chất tham gia sẽ có một chất phản ứng hết, chất còn lại có thể hết hoặc dư sau khi phản ứng kết thúc. Do đó phải tìm xem trong 2 chất tham gia phản ứng chất nào phản ứng hết.
Giả sử có PTPU:aA+bBcC+dD
Lập tỉ số:nAa và nBb

Trong đónA: số mol chất A theo đề bài

nB: số mol chất B theo đề bài

So sánh 2 tỉ số : nếu nAa > nBb : Chất A hết, chất B dư
nếunAa < nBb:Chất B hết, chất A dư.

Tính các lượng chất theo chất phản ứng hết


  1. Bài tập vận dụng


Ví dụ: Đốt cháy 6,2 gam Photpho trong bình chứa 6,72 lít khí Oxi ở đktc. Hãy cho biết sau khi cháy
a. Photpho hay oxi chất nào còn dư ?
b. Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu gam ?

Giải:
a. Xác định chất dư

nP=m.M = 6,2.31 = 0,2mol
nO2=v.22,4= 6,72.22,4= 0,3mol
PTHH:4P+5O2to2P2O5
Lập tỉ lệ : 0,24 = 0,5 < 0,35 = 0,6

Sau phản ứng Oxi dư, nên sẽ tính toán theo lượng chất đã dùng hết là 0,2 mol P

  1. Chất được tạo thành : P2O5

Theo phương trình hoá học :4P+5O2 to 2P2O5

4 mol 2 mol

0,2 molx?mol
Suy ra: x = 0,1 mol.

Khối lượng P2O5:m =n.M=0,1 . 152= 15,2 gam


  1. Bài tập tính hiệu suất của phản ứng

  2. Cơ sở lí thuyết:

Trong thực tế, một phản ứng hoá học xảy ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, chất xúc táclàm cho chất tham gia phản ứng không tác dụng hết, nghĩa là hiệu suất dưới 100%. Hiệu suất của phản ứng được tính theo một trong 2 cách sau:

Cách 1. Hiệu suất phản ứng liên quan đến khối lượng sản phẩm :

H% =Khối lượng sản phẩm thực tế Khối lượng sản phẩm lý thuyết.100%

Cách 2. Hiệu suất phản ứng liên quanđến chất tham gia:

H% =Khối lượng chất tham gia thực tế Khối lượng chất tham gia lý thuyết . 100%

Chú ý: Khối lượng thực tế là khối lượng đề bài cho

Khối lượng lý thuyết là khối lượng tính theo phương trình

b. Bài tập vận dụng


Ví dụ:Nung 150 kg CaCO3thu được 67,2 kg CaO. Tính hiệu suất phản ứng.

Bài giải

Phương trình hoá học :CaCO3toCaO+CO2

100 kg56 kg

150 kgx ? kg
Khối lượng CaO thu được ( theo lý thuyết) : x =150.56100=84 kg
Hiệu suất phản ứng : H =67,284 . 100% = 80%

Theo hochoahoc.com

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Loading...