Top 1.000 người giàu nhất the giới năm 2022

Theo dữ liệu thời gian thực từ Forbes, kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 3/3/2022, Việt Nam có 6 đại diện trong danh sách tỷ phú USD.

Theo đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch HĐQT Vingroup) vẫn đang là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 6,2 tỷ USD và đứng thứ 430 trong danh sách toàn cầu.

Ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT Hòa Phát) đứng thứ hai Việt Nam với tài sản 3,2 tỷ USD và đứng thứ 954 trong danh sách toàn cầu. Nếu so với một năm trước, giá trị tài sản của ông Long đã tăng tới 1 tỷ USD.

Top 1.000 người giàu nhất the giới năm 2022

Tỷ phú Trần Đình Long một lần nữa trở lại Top 1000 người giàu nhất thế giới

Đây là lần thứ hai ông chủ Hòa Phát vươn lên lọt top 1.000 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh. Trước đó, trong ngày 1/3, doanh nhân 61 tuổi người Hải Dương cũng đã có ít giờ lọt vào Top 1000 những người giàu nhất hành tinh với vị trí thứ 980.

Năm 2018 là lần đầu tiên tỷ phú người Hải Dương có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes, thời điểm đó, ông Trần Đình Long có 1,3 tỷ USD, xếp hạng 1.756 thế giới.

Với việc gia tăng 1 tỷ USD tài sản ròng, ông Long đã vượt qua bà Nguyễn Thị Phương Thảo để trở thành người giàu thứ 2 Việt Nam.

Hiện nữ CEO VietJet Air là người giàu thứ ba theo danh sách, với tài sản 2,9 tỷ USD và đứng thứ 1.084 toàn cầu.

Ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch HĐQT Techcombank) nắm giữ vị trí thứ tư với 2,5 tỷ USD, đứng thứ 1.253 toàn cầu.

Ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT Masan) đứng thứ năm với 2,1 tỷ USD, đứng thứ 1.493 và ông Trần Bá Dương (Chủ tịch HĐQT Thaco) cùng gia đình đứng thứ sáu, với 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1.874 toàn cầu.

Theo thống kê, trong sáng ngày 3/3, tổng tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam là 18,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc thăng hạng của tỷ phú Trần Đình Long và các tỷ phú USD Việt Nam trong sáng ngày 3/3 nhiều khả năng do các tỷ phú khác trên thế giới "nghèo đi" trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu gặp nhiều biến động giữa căng thẳng Nga - Ukraine.  

Tính đến hết phiên giao dịch sáng ngày 3/3/2022, tỷ phú Trần Đình Long sở hữu khối tài sản trị giá 56.628 tỷ đồng trên sàn chứng khoán, tăng hơn 2.500 tỷ đồng so với ngày 31/12/2021. Thời điểm trước Tết nguyên đán, đã có lúc tài sản ông Long giảm xuống dưới 47.500 tỷ đồng do cổ phiếu Hòa Phát giảm giá mạnh. 

Top 1.000 người giàu nhất the giới năm 2022

Kết thúc phiên giao dịch sáng 3/3, ông Trần Đình Long đứng đứng thứ 954 những người giàu nhất thế giới

Về kết quả kinh doanh, năm 2021 vừa qua Tập đoàn Hòa Phát của doanh nhân người Hải Dương ghi nhận doanh thu thuần gần 150.000 tỷ đồng, tăng trưởng 66% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 34.520 tỷ đồng, tăng trưởng 155%.

Trong tháng 2/2022, sản lượng bán hàng thép xây dựng Hòa Phát đạt 450.000 tấn, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ 2021 và tăng 17% so với tháng 1/2022. Trong đó lượng thép xây dựng xuất khẩu đạt 60.000 tấn, gấp gần 2 lần cùng kỳ. Thép xây dựng Hòa Phát đã nhận đơn hàng xuất khẩu đến tháng 5/2022 với 720.000 tấn.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, thép xây dựng Hòa Phát đã đạt 828.000 tấn, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ 2021. Trong đó lượng thép xây dựng xuất khẩu đã giao hàng đạt 174.000 tấn, gấp 2,6 lần cùng kỳ với các thị trường chính gồm Singapore, Hồng Kông, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia…

Với thị trường có nhiều tín hiệu khả quan, dự kiến sản lượng bán hàng thép xây dựng thành phẩm của Hòa Phát năm 2022 sẽ tăng trưởng trên 20% so với 2021.

Mới đây, HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát cũng đã có quyết định thông qua kế hoạch tăng vốn góp với việc rót thêm 3.300 tỷ đồng vào công ty con là Công ty CP Phát triển Bất động sản Hòa Phát.

Sau khi được tăng thêm khoản kinh phí trên, vốn điều lệ của Công ty CP Phát triển Bất động sản Hòa Phát dự kiến sẽ tăng từ 2.700 tỷ lên 6.000 tỷ; trong đó Tập đoàn Hòa Phát sở hữu 99,967%.

Để chuẩn bị cho việc đánh mạnh vào thị trường địa ốc, Hòa Phát cũng đã liên tục “săn” quỹ đất trong năm vừa qua.

Công nghệ là ngành công nghiệp đem lại nhiều nguồn thu thứ ba thế giới cho các tỉ phú. 2022 là một năm thách thức đối với lĩnh vực công nghệ, khi chỉ số Nasdaq Technology 100 không thể duy trì mức điểm cao trong thời điểm đại dịch COVID-19, giảm 12% từ đầu năm nay.

Đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc đã đẩy chỉ số công nghệ Hang Seng xuống 20% kể từ đầu năm 2022. Cũng như phần còn lại của thị trường, các nhà đầu tư công nghệ lo ngại về tình trạng lạm phát và căng thẳng chiến sự Nga – Ukraine.

Theo ước tính của Forbes, 332 tỉ phú làm giàu từ lĩnh vực công nghệ, giảm từ 365 người trong năm 2021. Công nghệ là lĩnh vực sở hữu nhiều tỉ phú thứ ba thế giới, xếp sau hai ngành tài chính và đầu tư, với 393 tỉ phú và lĩnh vực sản xuất là 337 người. Tổng giá trị tài sản ròng của những vị tỉ phú công nghệ là 2.100 tỉ USD, giảm từ 2.500 tỉ USD trong năm 2021. Tuy vậy, tài sản của họ vẫn có giá trị cao hơn bất kỳ ngành nghề nào khác trên thế giới.

Top 1.000 người giàu nhất the giới năm 2022
Ảnh: Forbes

Vậy điều gì không thay đổi? Đó là công nghệ chiếm thế áp đảo danh sách người giàu nhất thế giới với 6 cái tên, gồm Jeff Bezos – nhà sáng lập Amazon; nhà sáng lập của Microsoft – Bill Gates; Larry Page và Sergey Brin (đồng sáng lập Google); Larry Ellison – nhà sáng lập của Oracle và cựu CEO Microsoft, Steve Ballmer.

Ngành công nghệ chắc chắn là đang chịu tác động từ thị trường chứng khoán hạ nhiệt, nhưng còn một lý do khác phần nào lý giải cho số tỉ phú công nghệ suy giảm. Đó là Forbes thay đổi phương pháp phân loại tỉ phú truyền thông xã hội, chuyển những cái tên như CEO của Meta – Mark Zuckerberg và hai nhà sáng lập Snapchat là Evan Spiegel và Bobby Murphy sang nhóm tỉ phú lĩnh vực giải trí và truyền thông thay vì công nghệ, nhằm thể hiện tốt hơn mô hình hoạt động của những công ty này.

Ảnh hưởng lớn nhất đến đa số tỉ phú công nghệ là lệnh giám sát chặt chẽ lên phần lớn công ty công nghệ tại Bắc Kinh, gây thiệt hại cho những nhà tài phiệt công nghệ của Trung Quốc. Trong năm 2021, 9 trong số 20 tỉ phú công nghệ đến từ Trung Quốc, nhưng lần này chỉ còn 3 người.

Sau đây là danh sách 20 tỉ phú công nghệ giàu nhất thế giới:
(Khối tài sản ròng tính từ ngày 11.3.2022)

1. Jeff Bezos
Tài sản ròng: 171 tỉ USD
Nguồn tài sản: Amazon
Quốc tịch: Mỹ

Top 1.000 người giàu nhất the giới năm 2022
Jeff Bezos. Ảnh: Forbes

2. Bill Gates
Tài sản ròng: 129 tỉ USD
Nguồn tài sản: Microsoft
Quốc tịch: Mỹ

3. Larry Page
Tài sản ròng: 111 tỉ USD
Nguồn tài sản: Alphabet
Quốc tịch: Mỹ

4. Sergey Brin
Tài sản ròng: 107 tỉ USD
Nguồn tài sản: Alphabet
Quốc tịch: Mỹ

Top 1.000 người giàu nhất the giới năm 2022
Sergey Brin. Ảnh: Xavier Collin/Ipa/Splash News/Newscom

5. Larry Ellison
Tài sản ròng: 106 tỉ USD
Nguồn tài sản: Oracle
Quốc tịch: Mỹ

6. Steve Ballmer
Tài sản ròng: 91,4 tỉ USD
Nguồn tài sản: Microsoft
Quốc tịch: Mỹ

7. Michael Dell
Tài sản ròng: 55,1 tỉ USD
Nguồn tài sản: Dell Technologies
Quốc tịch: Mỹ

Michael Dell. Ảnh: Getty Images

8. MacKenzie Scott
Tài sản ròng: 43,6 tỉ USD
Nguồn tài sản: Amazon
Quốc tịch: Mỹ

9. Mã Hóa Đằng
Tài sản ròng: 37,2 tỉ USD
Nguồn tài sản: Tencent
Quốc tịch: Trung Quốc

10. Shiv Nadar
Tài sản ròng: 28,7 tỉ USD
Nguồn tài sản: HCL Technologies
Quốc tịch: Ấn Độ

11. Đinh Lôi
Tài sản ròng: 25,2 tỉ USD
Nguồn tài sản: Netease
Quốc tịch: Trung Quốc

12. Jack Ma
Tài sản ròng: 22,8 tỉ USD
Nguồn tài sản: Alibaba
Quốc tịch: Trung Quốc

Jack Ma. Ảnh: Getty Images

13. Eric Schmidt
Tài sản ròng: 22,1 tỉ USD
Nguồn tài sản: Alphabet
Quốc tịch: Mỹ

14. Jensen Huang
Tài sản ròng: 20,6 tỉ USD
Nguồn tài sản: NVIDIA
Quốc tịch: Mỹ

15. Laurene Powell và gia đình
Tài sản ròng: 16,4 tỉ USD
Nguồn tài sản: Apple, Disney
Quốc tịch: Mỹ

Laurene Powell. Ảnh: Getty Images

16. Mike Cannon-Brookes
Tài sản ròng: 15,3 tỉ USD
Nguồn tài sản: Atlassian
Quốc tịch: Úc

17. Pavel Durov
Tài sản ròng: 15,1 tỉ USD
Nguồn tài sản: Telegram
Quốc tịch: Nga

18. Scott Farquhar
Tài sản ròng: 15,1 tỉ USD
Nguồn tài sản: Atlassian
Quốc tịch: Mỹ

19. Robert Pera
Tài sản ròng: 14,6 tỉ USD
Nguồn tài sản: Ubiquiti Networks
Quốc tịch: Mỹ

20. David Duffield
Tài sản ròng: 12,9 tỉ USD
Nguồn tài sản: Workday
Quốc tịch: Mỹ

Biên dịch: Minh Tuấn