TPHCM đi Đà Lạt có bị cách ly không

Quy định này khiến người dân và du khách phản ứng, vì trái với nghị quyết 128 về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" của Chính phủ, cũng như văn bản trước đó do UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành. Không chỉ phản ứng, người dân còn bối rối không biết phải tuân thủ theo quy định nào cho đúng luật.

Theo nghị quyết 128, người dân không phải xét nghiệm, trừ người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3. Những người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh chỉ phải thực hiện xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; người thuộc diện cách ly y tế hoặc theo dõi y tế; người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Thực tế tại Lâm Đồng, bất kỳ ai qua các cửa ngõ để vào địa phương đều buộc phải có chứng nhận xét nghiệm COVID-19 có hiệu lực trong vòng 72 giờ kể từ ngày 20-11. Chị Nguyễn Hà Thanh, một du khách từ TP.HCM lên Đà Lạt nghỉ dưỡng, cho biết gia đình hết sức bất ngờ khi có người thân báo phải đi xét nghiệm mới vào được địa phận Lâm Đồng.

Chị Thanh cho biết: "Gia đình mình đều đã tiêm đủ 2 mũi, đang ở TP.HCM, tức vùng vàng. Như vậy mình mặc nhiên được đến Đà Lạt sau khi làm các thủ tục khai báo y tế. Sau khi nhận được thông báo, mình phải đưa gia đình mình đi xét nghiệm để có giấy "thông hành". Nếu không phải đã trả tiền khách sạn trước, chắc chắn mình sẽ hủy chuyến đi, vì quá nhiêu khê".

Chị Hà Thanh còn may mắn vì không bị khách sạn yêu cầu đi xét nghiệm tại y tế phường. Nhiều phản ảnh của người dân dù đã thủ sẵn giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 do bệnh viện tại TP.HCM cấp, nhưng khi đến khách sạn tại TP Bảo Lộc, Đà Lạt thì bị y tế phường yêu cầu test lần nữa và phải trả tiền.

Tại TP Bảo Lộc, kể cả người di chuyển trong tỉnh Lâm Đồng khi liên lạc với khách sạn để lưu trú vẫn bị yêu cầu phải đi làm xét nghiệm trước khi làm thủ tục nhận phòng.

Có du khách liên phản ảnh, khách lưu trú ở phường 4 (TP Đà Lạt) và đã làm xét nghiệm tại y tế phường này nhưng khi tham gia lớp học ngoại khóa tổ chức tại phường 2 thì phường 2 lại đòi cung cấp giấy xét nghiệm mới được vào lớp.

Trạm y tế phường 4 không có chức năng cấp giấy chứng nhận xét nghiệm, cả lớp học phải bỏ thêm gần 9 triệu đồng để xét nghiệm cho hơn 20 người.

"Chúng tôi không hiểu tại sao Lâm Đồng lại thực hiện nhiều xét nghiệm đến vậy, thậm chí từ phường này qua phường khác, du khách, người đến từ các tỉnh như chúng tôi phải liên tục làm xét nghiệm", một thành viên của khóa học phản ảnh.

TPHCM đi Đà Lạt có bị cách ly không

Từ cuối tháng 10, du khách từ TP.HCM đến Đà Lạt mỗi ngày đạt khoảng 5.000 người. Khi xét nghiệm sàng lọc, cơ quan chức năng phát hiện nhiều ca dương tính - Ảnh: PHÚC KHÁNH

UBND TP Đà Lạt cho biết sẽ thống nhất về quy trình xét nghiệm và hướng dẫn liên thông dữ liệu xét nghiệm để tránh làm phiền du khách. Thực tế, Đà Lạt đã xét nghiệm miễn phí đối với du khách lưu trú từ khi tỉnh nới lỏng giãn cách và cho đón du khách, tuy nhiên do kinh phí xét nghiệm quá lớn, từ ngày 20-11 Đà Lạt yêu cầu du khách tự chi trả. Đối với các trường hợp khó khăn, Đà Lạt vẫn hỗ trợ.

Ông Nguyễn Đức Thuận, giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, nói: "Trên địa bàn tỉnh thời gian ngắn vừa qua diễn biến dịch hết sức phức tạp, theo thống kê hơn 40,3% người đã tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 dương tính trong cộng đồng, là cực kỳ nguy hiểm. Người ngoài tỉnh vào Lâm Đồng, không xét nghiệm, không cách ly y tế thì nguy cơ lây nhiễm bệnh cao là điều không tránh khỏi".

Tuy nhiên, ông Thuận nhấn mạnh, việc xét nghiệm vẫn thực hiện theo nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định 4800 của Bộ Y tế. Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể để các ngành y tế các huyện thực hiện đúng, tránh lạm dụng xét nghiệm, làm khó người dân.

Về việc yêu cầu xét nghiệm 3 ngày/lần, ông Thuận cho rằng có sự nhầm lẫn trong tiếp nhận thông tin. Quy định này chỉ áp dụng với cơ quan nhà nước nhằm tăng cường giám sát dịch ở các cơ quan đơn vị hành chính.

Theo Tuổi Trẻ

Chuyên gia cảnh báo thế giới chưa sẵn sàng ứng phó với những đại dịch mới

Cập nhật lúc: 05:55, 19/05/2022

TPHCM đi Đà Lạt có bị cách ly không

Những nỗ lực cải cách toàn cầu nhằm ngăn ngừa các mối đe dọa dịch bệnh mới trong tương lai vẫn còn chậm chạm và rời rạc...

Giám sát bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân

Cập nhật lúc: 10:51, 13/05/2022

TPHCM đi Đà Lạt có bị cách ly không

(LĐ online) - Ngày 13/5, Sở Y tế Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng, Bệnh viện Nhi tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân.

Sáng 27/12, thông tin từ Cục Quản lý đường bộ IV cho biết, các chốt kiểm soát dịch trên QL20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng đã chính thức dừng hoạt động từ hôm nay.

Chiều qua 26/12, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản về việc dừng hoạt động các chốt kiểm soát liên tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kể từ 6h ngày 27/12.

Theo UBND tỉnh, tính đến nay, tỉ lệ dân số trên địa bàn tỉnh tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 đạt 75,9% (trong đó, dân số trên 18 tuổi tiêm đủ liều vaccine đạt 96,1%). Nhằm đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh thống nhất với đề xuất của Sở Y tế về việc dừng hoạt động các chốt kiểm soát liên tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

TPHCM đi Đà Lạt có bị cách ly không

Trước khi dỡ bỏ, chốt kiểm soát trên Quốc lộ 20 qua Lâm Đồng thường xuyên ùn tắc.

2 chốt kiểm soát dịch bệnh liên tỉnh được dỡ bỏ là chốt số 1 nằm trên đèo Chuối (quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), kiểm soát người dân vào tỉnh Lâm Đồng từ TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh phía Nam.

Và chốt số 2 nằm tại xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương), kiểm soát người dân vào địa phương từ tỉnh Khánh Hòa. Trong các chốt kiểm soát dịch bệnh, chốt số 1 là chốt thường xuyên quá tải do lượng người vào tỉnh Lâm Đồng nhiều và tăng đột biến khi các tỉnh thành mở cửa đi lại, thực hiện bình thường mới.

Trước đó, tỉnh Lâm Đồng lập chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên đèo Chuối, tại Km 82+300 (QL20, huyện Đạ Huoai), kiểm soát người dân vào tỉnh Lâm Đồng từ TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh phía Nam. Trong khi đó chốt số 1 trên QL20 là chốt thường xuyên quá tải do lượng xe cộ hướng đi Đà Lạt luôn đông đúc. Tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên hơn khi nhiều tỉnh, thành mở cửa đi lại, thực hiện bình thường mới khi đến chốt phải dừng khai báo y tế cùng lúc bằng 2-3 ứng dụng và giấy cam kết viết tay.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.


Trước đó, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã ra văn bản yêu cầu tất cả người dân đến tỉnh này đều phải có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong vòng 72h.

Theo hướng dẫn mới, việc xét nghiệm Covid-19 chỉ áp dụng đối với người dân đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Toàn bộ người dân khi đến tỉnh Lâm Đồng từ các vùng nguy cơ khác phải thực hiện khai báo y tế với chính quyền UBND các xã, phường, thị trấn nơi ở hoặc nơi lưu trú và tự nguyện làm xét nghiệm COVID-19.

Mùa hoa dã quỳ thu hút du khách đến Đà Lạt. Ảnh: Quỳnh Danh.

Những người đã tiêm đủ liều vaccine và người khỏi bệnh chỉ phải thực hiện xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ.

Trong văn bản hướng dẫn của Sở Y tế, việc yêu cầu xét nghiệm 3 ngày/lần chỉ áp dụng với cán bộ công nhân viên, người lao động thuộc khối Nhà nước. Người đến liên hệ công tác phải có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong vòng 72h.

Từ cuối tháng 10, tỉnh Lâm Đồng bắt đầu mở cửa, cho phép du khách ngoại tỉnh đi du lịch Đà Lạt.

Theo UBND TP Đà Lạt, trong tháng 10, đầu tháng 11, địa phương đón hơn 13.000 lượt khách lưu trú. Trong đó có 208 khách quốc tế, 12.992 khách nội địa.

Lãnh đạo địa phương này cho biết lượng du khách đến Đà Lạt bắt đầu tăng sau nhiều tháng giãn cách xã hội. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn.

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết TP Đà Lạt đang là địa phương có số ca dương tính cao nhất tỉnh và là địa phương có nhiều vùng vàng nhất (cấp độ 2)

Trước thực trạng số ca nhiễm tăng nhanh, chủ yếu bắt nguồn từ người ngoài tỉnh, TP Đà Lạt đã cho tạm dừng các hoạt động dịch vụ như karaoke, massage, rạp chiếu phim, quán bar, vũ trường, chợ đêm… từ 0h ngày 9/11.

Nguồn: Zing News