Trạm xử lý nước thải tập trung kcn hòa khánh

Trạm xử lý nước thải xây xong đã lâu, đến nay mới hoạt động được khoảng 1/5 công suất… Nhiều nhà máy trong KCN Hòa Khánh và KCN Thanh Vinh mở rộng vẫn không đấu nối được vào tuyến ống thu gom của Trạm nên xả bừa ra đường mương thoát nước mưa làm cho cả khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Sau hơn 5 tháng thanh tra việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh, giai đoạn I, ngày 10/10, Thanh tra TP Đà Nẵng đã chính thức có kết luận về công trình đầy tai tiếng này…  

Với diện tích 423,5ha, KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng tập trung nhiều nhà máy có chức năng ngành nghề sản xuất đa dạng, vì vậy nguồn nước thải chứa nhiều loại chất độc hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Do đó, cuối tháng 3/2003, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung KCN Hòa Khánh, giai đoạn I, có công suất 5.000m3/ngày-đêm, với tổng mức đầu tư trên 18,153 tỉ đồng.

Việc xây dựng Trạm XLNT được giao cho Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Thế nhưng, Trạm xây xong đã lâu, đến nay mới hoạt động được khoảng 1/5 công suất…

Kết quả kiểm tra của Thanh tra TP Đà Nẵng, cho thấy: Vị trí xây dựng Trạm XLNT không đúng theo quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quy hoạch thì vị trí Trạm được cắt ra từ một góc nhỏ của hồ Bàu Tràm, sau thời gian lưu giữ nước thải được đổ ra hồ Bàu Tràm trước khi theo con rạch chảy về sông Cu Đê.

Nhưng, hiện tại vị trí xây dựng đã bị thay đổi cơ bản, lưu vực xả nước thải không được xác định trên bản vẽ và thực tế đã biến mương thoát nước mưa ở đường số 4 thành điểm xả và lưu vực xả, sau đó đổ tràn lan ra ruộng đồng…

Bên cạnh đó, công nghệ xử lý sinh học của Trạm XLNT cũng có sự khác nhau giữa báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Khánh đã được Bộ trưởng Bộ KHCN&MT phê duyệt. Việc thay đổi công nghệ xử lý không được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, đánh giá tính khả thi, cũng tạo ra nhiều hạn chế cho hoạt động của Trạm XLNT.

Cho đến nay, nhiều nhà máy trong KCN Hòa Khánh và KCN Thanh Vinh mở rộng vẫn không đấu nối được vào tuyến ống thu gom của Trạm nên xả bừa ra đường mương thoát nước mưa làm cho cả khu vực phía Tây và Bắc trạm bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Về thi công, đối với gói thầu số 1, thi công các bể gom, đường ống, mương thoát nước… Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng trúng thầu với giá trên 6,751 tỉ đồng. Song, thi công chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, 2 thành dọc bể thu gom bị nứt ngang, bê tông có tỉ lệ rỗ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình…

Trong báo cáo kết luận, Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Ngọc cũng đã chỉ rõ những sai phạm trong quá trình thi công Trạm XLNT KCN Hòa Khánh đối với chủ đầu tư dự án, các đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát; trách nhiệm của Ban Quản lý các KCN và chế xuất Đà Nẵng, các Sở KHCN&MT (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường), Xây dựng, Kế hoạch Đầu tư.

Từ đó, kiến nghị UBND TP Đà Nẵng kiểm điểm trách nhiệm đối với các cơ quan liên quan, làm rõ trách nhiệm các cá nhân đã để xảy ra sai phạm trong quá trình quản lý điều hành dự án Trạm XLNT KCN Hòa Khánh

Tên dự án: Xử lý nước thải trong Khu Công nghiệp Hòa Khánh

Địa điểm: Khu công nghiệp Hòa Khánh

Thông số kỹ thuật:  

- Nâng cấp trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 10.000m3/ngày đêm;

- Đã hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi

Tổng vốn đầu tư (dự kiến): 500 tỷ đồng

Phân kỳ đầu tư: 2020 - 2025

Hình thức đầu tư: 100% vốn NĐT

Liên hệ:

Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư

Điện thoại: 236-3886243/3810054

Website: ipa.danang.gov.vn

Email:

Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh là một trong những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để đến năm 2020 theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1-10-2013

Từ năm 2016 đến nay, thành phố và các đơn vị chức năng đã đầu tư nâng cấp hệ thống thu gom, xử lý nước thải và một số hạng mục khác để khắc phục ô nhiễm môi trường.

Trạm xử lý nước thải tập trung kcn hòa khánh

Các nhà máy, xưởng sản xuất ở Khu công nghiệp Hòa Khánh đều có đầu tư, xây dựng trạm xử lý nước thải riêng.

KCN Hòa Khánh có tổng chiều dài hệ thống thu gom, thoát nước thải hơn 21km, trong đó, chiều dài ống HDPE chiếm 65%, còn lại là tuyến ống bê-tông ly tâm. Phần lớn tuyến ống bê-tông ly tâm được đầu tư từ năm 2002 đã bị hư hỏng, xuống cấp, ảnh hưởng việc thu gom nước thải về Trạm Xử lý nước thải (XLNT) tập trung của KCN.

Đặc biệt là tuyến đường số 4 (có chiều dài khoảng 2,5km), nơi tập trung nhiều doanh nghiệp đấu nối nước thải để dẫn về Trạm XLNT tập trung, nhưng do hệ thống thu gom nước thải bị hư hỏng nặng nên những lúc mưa lớn, nước thải tràn lên từ các hố ga chảy ra đường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, do có đến hơn 150 dự án đang hoạt động với nhiều ngành, nghề sản xuất khác nhau nên lưu lượng nước thải về Trạm XLNT KCN Hòa Khánh đã vượt quá công suất thiết kế ban đầu, gây nên tình trạng “sốc tải”.

Tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1-10-2013, Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố chỉ đạo Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico) thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm môi trường bằng biện pháp cải tạo hệ thống xử lý nước thải trong KCN Hòa Khánh trong thời gian từ năm 2013-2017.

Theo ông Đinh Hiển, Tổng Giám đốc Daizico, thực hiện chỉ đạo nói trên của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2016 đến nay, UBND thành phố giao cho Daizico sửa chữa, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải của KCN Hòa Khánh và đầu tư, nâng cấp một số hạng mục tại KCN để bảo đảm phục vụ sản xuất, kinh doanh của KCN; đến nay, đã hoàn thành thi công dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống thu gom nước thải đường số 4 (KCN Hòa Khánh), thay thế đường ống bê-tông ly tâm bằng ống HDPE với kinh phí hơn 50 tỷ đồng.

Hiện nay, Daizico đang thực hiện dự án đầu tư thay thế bằng ống bê-tông ly tâm thu gom nước thải bằng ống HDPE tại các tuyến đường nhánh số 2, 3, 7, 8, 9 và 10 của KCN Hòa Khánh với tổng kinh phí đầu tư hơn 73 tỷ đồng. Dự án này sẽ được thi công hoàn thành trong quý 3-2019. Cạnh đó, Daizico cũng đang cải tạo, sửa chữa một số hạng mục trong KCN Hòa Khánh với kinh phí đầu tư hơn 18 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO Hà Nội), Chi nhánh miền Trung - đơn vị vận hành Trạm XLNT KCN Hòa Khánh, cũng triển khai nâng cấp các hạng mục công trình cũng như thay đổi công nghệ xử lý tại trạm.

Tháng 3-2019, Daizico và URENCO Hà Nội đã rà soát tình hình hoạt động của Trạm XLNT KCN Hòa Khánh, lập phương án cải tạo, nâng cấp và đề ra giải pháp duy trì hoạt động ổn định của trạm. Daizico và URENCO Hà Nội cũng đã lập phương án cải tạo, nâng công suất xử lý nước thải từ 5.000m3/ngày lên 6.000m3/ngày với kinh phí thực hiện gần 17 tỷ đồng…

Ông Đinh Hiển cho hay: “Thời gian qua, UBND thành phố cũng đã chỉ đạo và các sở, ngành hướng dẫn các doanh nghiệp đấu nối hạ tầng nước thải, giám sát xả thải từ các doanh nghiệp. Daizico sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng hạ tầng để chủ động nạo vét, vệ sinh trong KCN nên môi trường ngày càng được cải thiện. Chúng tôi cũng đôn đốc URENCO Hà Nội thường xuyên duy tu và vận hành Trạm XLNT KCN bảo đảm chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép. Hiện nay, Daizico đã lập hồ sơ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất đưa KCN Hòa Khánh ra khỏi danh mục cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, tình hình ô nhiễm môi trường ở KCN Hòa Khánh đã được cải thiện. Sở ủng hộ chủ trương đưa KCN Hòa Khánh ra khỏi danh mục cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, tất cả các KCN và Khu Công nghệ cao trên địa bàn thành phố đều có trạm XLNT, hệ thống thoát nước mưa tách riêng với nước thải và hệ thống thu gom nước thải về trạm XLNT để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011 trước khi xả thải ra môi trường. Các doanh nghiệp có lượng nước thải lớn đều có hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải KCN; hoàn thành xây dựng hố ga trung gian nước mưa, nước thải ngoài tường rào doanh nghiệp và đặt biển báo.

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các KCN đều yêu cầu các chủ đầu tư, quản lý KCN phối hợp với đơn vị vận hành trạm XLNT KCN căn cứ năng lực xử lý của trạm, hồ sơ môi trường của các doanh nghiệp và các quy định của pháp luật đề xuất điều kiện xả thải vào trạm xử lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN; bảo đảm Trạm XLNT tại các KCN hoạt động ổn định; thường xuyên kiểm tra tình hình xả thải, đấu nối nước thải của các doanh nghiệp...

Theo "Báo Đà Nẵng" (Bài và ảnh: HOÀNG HIỆP)