Trẻ sơ sinh bao lâu thì ăn bột

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm thì hợp lý là câu hỏi mà các phụ huynh thường băn khoăn, nhất là đối với các bậc cha mẹ có con đầu lòng. Bởi lẽ, thể trạng của mỗi trẻ khác nhau, cách biểu hiện cho biết bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm hay chưa cũng khác nhau.

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là tốt nhất? Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi sinh trẻ từ 4-6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm. Vì ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn. Nó có thể tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột trong các thực đơn ăn dặm.

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa… Trẻ dễ mắc các bệnh về đường ruột. Để biết chính xác thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm thì bố mẹ cần tìm hiểu thêm thể trạng của bé.

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là tốt nhất?

Nhiều cha mẹ thấy con mình có vẻ chậm tăng cân nên hay sốt ruột, muốn cho trẻ tập ăn sớm. Vậy mấy tháng cho trẻ ăn dặm là phù hợp? Thực tế, từ bé từ 6 tháng trở đi mẹ mới nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm, không nên cho con ăn dặm quá sớm vì:

  • Hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh để tiêu hóa tốt các thức ăn dặm hoặc bị đưa vi trùng vào thức ăn, nước uống. Do đó, trẻ dễ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
  • Thận chưa đủ sức lọc.
  • Hầu hết trẻ nhỏ không thành thạo phản xạ “ngậm, nuốt” đến khi trẻ được ít nhất 4 tháng tuổi, một số có thể chậm hơn. Vì vậy cho trẻ ăn dặm sớm trẻ dễ bị sặc nghẹn, gây viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng vì khi ăn dặm; trẻ thường sẽ giảm uống sữa lại.
  • Dễ ăn quá đà khiến trẻ dễ bị béo phì.
  • Tổn thương dạ dày.
  • Trẻ giảm bú mẹ dẫn đến lượng sữa mẹ giảm.
  • Trẻ chậm lớn do không hấp thu được hết các dưỡng chất từ thức ăn…

Mẹ cần biết rõ mấy tháng cho trẻ ăn dặm để tránh việc cho con ăn dặm quá sớm nhé!

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm? 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng nhất

Dấu hiệu cho biết trẻ đã tới tuổi ăn dặm

Ngoài việc đặt câu hỏi mấy tháng cho trẻ ăn dặm, bé cũng cần chú ý thêm những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm sau đây:

  • Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường mặc dù mới bú cách đó không lâu.
  • Trẻ thường khóc đêm và đòi bú.
  • Trẻ mút tay.
  • Bé nhìn người lớn ăn.
  • Trẻ hứng thú khi thấy bố mẹ mớm thức ăn cho bé.
  • Trẻ có thể ngồi được và không cần nhiều sự trợ giúp từ bố mẹ.
  • Trẻ bắt đầu tiếp nhận thức ăn, không dùng lưỡi để đầy thức ăn ra ngoài và có phản xạ nuốt.
  • Trẻ không còn chảy nhiều nước bọt ra ngoài.

Vậy là các mẹ đã có thể tự tin hơn khi xác định được mấy tháng cho trẻ ăn dặm là tốt nhất rồi nhé! Hãy quan sát trẻ và tập cho bé ăn dặm vào thời điểm vàng nhé!

Bé mấy tháng ăn bột? Bên cạnh việc tìm hiểu mấy tháng cho trẻ ăn dặm là thích hợp, các bố mẹ cũng cần phải biết tiêu chuẩn bữa ăn dặm cho trẻ.

  • Ăn bột ngọt: bột gạo, bột lúa mì, bột từ củ: khoai tây, khoai lang, khoai mỡ pha với sữa để trẻ quen khẩu vị dần. Trái cây gồm các loại mềm như chuối, xoài, đu đủ…, nước hoa quả gồm các loại nước ép như: nước cam, táo, dưa hấu…
  • Bột chỉ đặc hơn sữa 1 tí, khi trẻ ăn tốt, mẹ mới từ từ pha đặc dần.
  • Mỗi ngày chỉ cần 2 buổi vào thời gian nhất định, mỗi cữ chỉ từ 2 – 3 thìa cà phê, rồi sau đó mới từ từ tăng dần.
  • Mỗi ngày, mẹ chỉ nên cho trẻ thử 1 loại thức ăn để con làm quen mùi vị.
  • Khi cho trẻ ăn dặm, bạn cần theo dõi tình trạng ọc, ói, và đi tiêu. Nếu trẻ không ói, tiêu phân vàng mềm, chứng tỏ trẻ hấp thu và tiêu hóa tốt.
  • Một điều quan trọng nữa mà các mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm là nên khởi đầu từ chế độ ăn bột ngọt sang bột mặn với đầy đủ 4 thành phần dinh dưỡng: đạm, bột, rau, và dầu để giảm bớt tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cho trẻ.
  • Trong các món ăn dặm của trẻ dưới 12 tháng, mẹ không cần phải thêm bất cứ gia vị gì vào chén bột hoặc cháo nhé.
    Ngoài việc biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm, mẹ cũng lưu ý thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn dặm của bé cần đa dạng và dễ tiêu hóa

Những lợi ích khi biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm

1. Đảm bảo sức khỏe tiêu hóa cho trẻ

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm là vấn đề rất quan trọng. Các protein làm nhiệm vụ tiêu hóa chưa được hoàn thiện ngay lập tức khi bé chào đời. Nếu mẹ cho bé ăn dặm trước khi hệ tiêu hóa của con sẵn sàng để xử lý, bé sẽ bị khó tiêu và có thể gặp các phản ứng khó chịu như (trẻ bị đầy bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy…).

Ví dụ: Axit dạ dày và pepsin được tiết ra ngay khi bé mới chào đời với số lượng vừa đủ để giúp trẻ tiêu hóa sữa và chỉ gia tăng số lượng trong vòng 3 đến 4 tháng sau sinh.

Các amylase men tụy không đạt đến mức đủ số lượng để tiêu hóa được tinh bột cho đến khoảng 6 tháng. Các enzyme có arbohydrate như maltase, isomaltase và sucrose không đạt được mức độ trưởng thành cho đến khoảng 7 tháng.

Thậm chí, emzyme lipase giúp tiêu hóa chất béo cũng chỉ được đầy đủ khi trẻ được 6-9 tháng. Cho ăn sớm tức là mẹ đã vô tình bắt hệ tiêu hóa của con làm việc quá sức và rất hại dạ dày sau này.

Từ khi sinh ra cho đến khi đạt 4-6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ mới chỉ ở trạng thái “đường ruột mở”. Điều này có nghĩa là không gian giữa các tế bào của ruột non sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn bao gồm toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh, vượt qua và đi trực tiếp vào máu.

Điều này có hai mặt: Nó rất tốt cho trẻ bú sữa mẹ vì nó cho phép các kháng thể có lợi trong sữa mẹ xâm nhập trực tiếp vào máu trẻ.

Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là các protein từ thực phẩm dễ gậy dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập và làm trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau nếu mẹ cho con ăn dặm sớm. Vì vậy, biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm là vô cùng quan trọng.

3. Giảm nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt

Nghe lạ lùng nhưng là đúng thật khi biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm giảm nguy cơ thiếu sắt ở trẻ. Việc cho con ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt; đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên, lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt của em bé.

Thực sự là những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu luôn có đủ lượng sắt cần thiết và chỉ bị thiếu hụt khi bước qua tháng thứ 6, 7.

Biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm để tránh rủi ro cho sức khỏe của bé khi ăn dặm quá sớm

4. Biết mấy tháng cho trẻ ăn dặm sẽ giúp bé ăn hợp tác hơn

Được ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ hợp tác hơn, có hứng thú hơn với thức ăn và ăn ngon miệng hơn. Nếu ăn ngoan ngay từ những ngày đầu; trẻ sẽ có thói quen tốt suốt về sau; giúp bé đỡ rơi vào tình trạng chán ăn và khiến mẹ bớt căng thẳng.

Trẻ còn ăn cháo, ăn cơm cả cuộc đời sau này, do đó, mẹ không cần phải vội vã đặt vấn đề mấy tháng cho trẻ ăn dặm rồi cho con ăn dặm sớm 1, 2 tuần. Điều đó hoàn toàn không cần thiết.

Cách chọn bột ăn dặm cho trẻ

Bên cạnh lưu ý mấy tháng cho trẻ ăn dặm, mẹ cũng cần chú ý cách chọn bột ăn dặm cho bé:

  • Bột ăn dặm cho trẻ có nhiều loại: vị ngọt, vị mặn… và đa dạng mùi vị. Mẹ nên lưu ý và xem kỹ thành phần, hạn sử dụng cũng như xuất xứ và nhãn hiệu đáng tin cậy, nhãn hiệu mà các mẹ trên các diễn đàn tin dùng.
  • Bột ăn dặm của trẻ nên có đầy đủ dưỡng chất như vitamin (A, B, C, K…) và khoáng chất như canxi, magie, phốt pho… Bên cạnh đó cũng có những những axit amin giúp cải thiện sụt cân, còi cọc, suy dinh dưỡng và kích thích ngon miệng, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.
  • Bột ăn dặm dành cho trẻ phải có tiêu chí với hương vị gần giống sữa mẹ, bởi trong giai đoạn đầu đời con chỉ quen với hương vị sữa mẹ hoặc sữa bột cũng có hương vị gần giống sữa mẹ.
  • Yếu tố tạo nên bột ăn dặm tốt dành cho trẻ thích hợp là bột phải mềm mịn, độ mịn và thô tăng dần chứ không đột ngột. Trong vòng những tháng đầu đời, con chỉ bú mẹ nên chưa quen với những thức ăn lợn cợn. Trẻ chưa phát triển kỹ năng nhai nuốt nên trẻ cần một khoảng thời gian để làm quen.

Vậy mấy tháng cho trẻ ăn dặm là tốt nhất? Nhìn chung hầu hết các bé sẽ trưởng thành về độ phát triển và sinh lý để sẵn sàng ăn dặm vào khoảng từ 6-9 tháng tuổi. Chuyên gia y tế và các chuyên gia về trẻ em đồng ý rằng nên chờ đợi bé được khoảng sáu tháng tuổi mới tập ăn dặm.

Có rất nhiều tổ chức (WHO, UNICEF) đã đưa ra đề nghị tất cả các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn (không ngũ cốc, nước trái cây, sữa pha nước cháo hoặc bất kỳ loại thực phẩm khác) trong 6 tháng đầu đời.

Như vậy mẹ đã sáng tỏ vấn đề mấy tháng cho trẻ ăn dặm rồi phải không nào? Chúc mẹ chăm bé ngày khỏe mạnh, thông minh và vui vẻ nhé!

Minh An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề