Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lâu là đủ

18/08/2015

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé bằng quả anh đào, đủ sức chứa 5-7 ml sữa (1-1,4 thìa cà phê). Đến cuối tuần thứ nhất, dạ dày của bé có thể chứa khoảng 60 ml sữa. Thời gian đầu, cơ thể mẹ chỉ sản xuất một lượng sữa nhỏ, cho phù hợp với kích thước ‘tí hon’ của dạ dày trẻ sơ sinh.

Ở độ tuổi 1-6 tháng, khi đã quen với việc bú mẹ, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml. Bé bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú. Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không thể áp dụng cho mọi trẻ. Lượng sữa mẹ mà bé bú sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng. Tuổi và trọng lượng cơ thể của bé không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được bú mỗi ngày. Tuy nhiên, tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh (thường xuất hiện lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi), bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.

Diễn biến sản xuất sữa mẹ vài tuần đầu sau sinh

Thời gian Sữa Mẹ
Khi sinh Cơ thể mẹ sản sinh một lượng nhỏ sữa non (sữa đặc quánh, màu vàng). Sữa này giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật. – Có thể tỉnh táo trong giờ đầu sau khi sinh.
– Đây là thời điểm tốt để mẹ cho con bú.
Mệt mỏi nhưng hào hứng.
12-24 giờ đầu Bé nhận được khoảng 1 thìa cà phê sữa non trong mỗi cữ bú. Mẹ có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy sữa non tiết ra nhưng lượng sữa này vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. – Sẽ không có gì lạ nếu mẹ thấy bé ngủ mê mệt. Bé vừa trải qua một hành trình vô cùng vất vả. Một số bé sẽ không đủ tỉnh táo để nắm bắt vú đúng cách. – Các cữ bú có thể sẽ rất ngắn và chẳng theo giờ giấc. Khi bé tỉnh, hãy tận dụng bản năng bú rất mạnh của bé và cho bé bú mỗi 1-2 giờ.

-Nhiều bé thích bú hùng hục, nghỉ, rồi nhấm nháp, mơ màng, rồi lại bú.

Mẹ cũng mệt mỏi. Hãy cố gắng nghỉ ngơi.
3-5 ngày tiếp theo Sữa trắng sẽ về. Lúc đầu, sữa có thể có ánh vàng. – Bé sẽ bú rất nhiều (điều này giúp vú mẹ sản sinh nhiều sữa), ít nhất 8-12 lần/24 giờ. Thời gian đầu, bé sẽ bú không có giờ giấc. – Vì sữa mẹ dễ tiêu hơn sữa công thức, bé bú mẹ sẽ bú thường xuyên hơn bé bú bình. Bé có thể đòi bú 2-3 giờ một lần rồi ngủ thiếp đi 3-4 tiếng.

– Cữ bú có thể kéo dài 15-20 phút mỗi bên. Nhịp mút của bé chậm và dài. Bạn có thể nghe tiếng bé nuốt.

Ngực bạn có thể căng và rỉ sữa.
4-6 tuần đầu  Sữa trắng tiếp tục tiết ra. – Bé bú giỏi hơn và dạ dạy đã lớn hơn để chứa được nhiều sữa.
– Các cữ bú sẽ ngắn hơn và cách xa nhau hơn.
Cơ thể mẹ đã quen với việc cho con bú, vì vậy ngực sẽ mềm hơn và ít bị rỉ sữa hơn.

Khi nào cần cho bé bú ?

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.
Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú:

  • Ngọ nguậy đầu
  • Há miệng
  • Thè lưỡi
  • Cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng
  • Chụm môi như đang bú
  • Rúc vào ti mẹ
  • Thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má).

Làm sao biết bé đã bú đủ?

Có thể đánh giá việc trẻ đã bú no hay chưa dựa vào hai biểu hiện chính: bé hài lòng và tăng cân đều sau tuần đầu tiên.

Tăng cân 

  • Trẻ sơ sinh có thể mất khoảng 7% cân nặng trong 3-5 ngày đầu sau sinh.
  • Thường không tụt cân kể từ ngày thứ 5, khi sữa đã về đủ.
  • Cân nặng trở lại bằng khi mới sinh trong vòng 1-2 tuần.
  • Từ khi sinh tới 3 tháng, trẻ tăng trung bình 20-30 g mỗi ngày.
  • Bé sẽ trải qua một số giai đoạn tăng trưởng mạnh (khi 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi). Lúc này cân nặng tăng nhanh trong một thời gian, sau đó chững lại rồi tăng ít hơn. Điều này không có nghĩa là mẹ không đủ sữa, nhất là nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường, đi tiểu bình thường.

Một số biểu hiện khác để nhận biết bé đã bú đủ:

  • Bé nhanh nhẹn, tỉnh táo, khóc to, môi hồng hào và ẩm ướt.
  • Bé thỏa mãn và thư giãn sau cữ bú.
  • Bầu vú mẹ mềm hơn sau mỗi lần cho con bú.
  • Bé đi tiểu tiểu đủ, nước tiểu trong hoặc vàng nhạt, không có màu vàng đậm hay da cam, không có mùi khó chịu (xem bảng dưới).
  • Bé đại tiện đủ (xem bảng dưới).

Số lần tiểu tiện và đại tiện tối thiểu của bé trong tuần đầu sau khi sinh

Tuổi của bé Số lần

tiểu tiện

Số lần

đại tiện

Màu và tính chất phân
Ngày 1
(24h đầu sau sinh)
1 Đại tiện phân su lần đầu tiên trong vòng 8 giờ sau khi sinh. Phân đặc dính, đen như nhựa đường.
Ngày 2 2 3 Phân đặc dính, đen như nhựa đường.
Ngày 3 5-6 3 Phân loãng hơn, màu hơi xanh hay vàng.
Ngày 4 6 3 Phân mềm, màu vàng, có lẫn nước.
Ngày 5 6 3 Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng.
Ngày 6 6 3 Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng.
Ngày 7 6 3 Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng, số lượng nhiều hơn.


BS Trần Thu Thủy 

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng của bất cứ người phụ nữ nào. Đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con, bên cạnh niềm hạnh phúc thì cũng có không ít những bỡ ngỡ về việc chăm sóc bé yêu. Trong đó, có rất nhiều mẹ băn khoăn về việc cho trẻ bú như thế nào là đúng cách (bú mẹ, sản phẩm dinh dưỡng công thức), không biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ và khoảng cách giữa các cữ bú bao lâu là hợp lý . Vậy thì, xin mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Với trẻ sơ sinh thì ăn và ngủ là hai hoạt động chính trong thời gian này. Mỗi trẻ có một thể trạng và nhu cầu khác nhau nên lượng bú và cữ bú cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

Khoảng cách giữa 2 lần bú của trẻ sơ sinh bao lâu là tốt nhất

Khoảng cách giữa các cữ bú được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước tới khi bắt đầu cữ bú sau.

Cho tới 1 tháng sau sinh thì trẻ thường không có quy tắc nào cả. Khoảng cách giữa các cữ bú nên là 2-3 giờ và càng đói càng tốt. Nếu trẻ khóc, đừng cho trẻ ăn ngay lập tức. Thay vào đó, hãy ôm chúng một lúc, cho trẻ một chút nước, kiểm tra nhiệt độ phòng và quần áo. Điều này sẽ tạo cho trẻ môi trường thoải mái hơn khi bú. Tùy theo lượng sữa cần thiết của 1 ngày, lực bú của trẻ và nhịp sinh hoạt để chia ra cho trẻ bú. Hơn nữa, lượng sữa mẹ tiết ra mỗi ngày cũng không hoàn toàn cố định như nhau nên số lần bú mỗi ngày cũng không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy kể cả khi trẻ có không theo quy tắc nhưng trẻ vẫn phát triển tốt thì không cần quan tâm quá mức về số lần. Tuy nhiên nếu trẻ có nhịp sinh hoạt tương đối thì cũng tốt cho trẻ, nên có thể điều chỉnh nhịp tiêu chuẩn là 3~4 tiếng.

Khoảng cách giữa 2 lần bú chuẩn nhất

Một số yếu tố khiến thời gian bú mẹ của trẻ dài hơn cần thiết

  • Cách ngậm bắt vú của trẻ không đúng
  • Trẻ ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ
  • Trẻ bú chơi, nếu động tác này của con làm đau núm vú, mẹ có thể chọn cách ngừng cữ bú

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang muốn bú

  • Vừa há miệng vừa di chuyển khuôn mặt như đang tìm kiếm ti mẹ
  • Mút tay, ngón tay, đệm….
  • Phát ra âm thanh như nói thầm nhẹ nhàng

Cách để trẻ bú tốt nhất

Thời gian cho bú là lúc hai mẹ con da kề da với nhau. Đối với trẻ thời gian giao tiếp với người mẹ yêu quý là khoảng thời gian rất quan trọng. Các cơ ở cổ họng vẫn chưa phát triển tốt, vì vậy hãy chọn tư thế bú phù hợp để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách cho bé bú tốt nhất

Vừa nói chuyện vừa thư giãn: giao tiếp bằng mắt với trẻ, vừa cười nói chuyện để trẻ bú trong tâm trạng thoải mái. Nghiêng bình để sữa ở núm ti luôn được lấp đầy. Đừng bỏ núm ti ngay sau khi trẻ uống xong và hãy bế trẻ thêm một chút.

Hãy chắc chắn cho trẻ ợ hơi: Trong trường hợp trẻ bú bình, sẽ rất dễ nuốt không khí cùng với sữa, vì vậy hãy đảm bảo cho trẻ ợ hơi sau khi bú. Khi trẻ khó ợ hơi thì hãy đặt trẻ nằm nghiêng khi ngủ.

Dù bú mẹ hay sản phẩm dinh dưỡng công thức, mẹ hãy để trẻ được bú theo nhu cầu của mình. Với những trẻ bú sản phẩm dinh dưỡng công thức, mẹ có thể tham khảo bảng gợi ý lượng bú chuẩn theo từng tháng tuổi dưới đây:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ, tuy nhiên nếu mẹ vẫn không đủ sữa cung cấp cho trẻ trong thời kỳ phát triển thì sữa công thức Meiji là lựa chọn hàng đầu. Sản phẩm dinh dưỡng công thức Infant Formula dành cho trẻ từ 0-1 tuổi được sản xuất dựa trên nghiên cứu khoa học sữa mẹ của Meiji với rất nhiều đặc trưng:

Đảm bảo tăng trưởng và phát triển vững chắc Các nghiên cứu cho thấy trẻ được nuôi dưỡng bằng sản phẩm dinh dưỡng công thức của Meiji phát triển theo chuẩn phát triển của WHO. Hơn nữa, sản phẩm được bổ sung đầy đủ DHA và ARA cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ với hàm lượng bổ sung đứng đầu Việt Nam.

Theo dõi tình trạng phân của trẻ

Sau khi theo dõi phân của trẻ, Meiji đã bổ sung thêm fructooligosaccharide (FOS) – chất xơ hòa tan giúp tăng lợi khuẩn đường ruột Bifidus nhằm cải thiện tình trạng phân.

Cân nhắc đến khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ

Sản phẩm dinh dưỡng công thức được làm từ sữa bò, trong đó có chứa chất đạm khó tiêu hóa, dễ gây dị ứng (β-lactoglobulin). Nhưng bằng kĩ thuật đặc biệt của mình, Meiji đã tiến hành phân giải chúng thành trạng thái dễ tiêu hóa.

Chú trọng đến việc tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ


Sản phẩm được tăng cường “lactadherin” có chức năng phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột do virus (rotavirus).

Mẹ có thể tìm hiểu thêm sản phẩm dinh dưỡng công thức Meiji Infant Formula tại đây.

Mẹ cần biết:

Thông qua bài viết này chắc hẳn các mẹ đã biết được cách tính cữ bú của bé rồi đúng không? Chúc mẹ và trẻ luôn có những niềm vui trên hành trình đầy yêu thương này.

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Post tag

Video liên quan

Chủ đề