Trẻ sơ sinh xì xoẹt đến khi nào năm 2024

- “Con gái cháu mới được 5 tháng tuổi, mọi khi bú khỏe, đi ngoài bình thường, tự nhiên hai hôm nay đi ngoài phân lỏng xì xoẹt ngày 5 - 6 lần”. “Con trai cháu 7 tháng tuổi đã ăn dặm, ngày nào cháu cũng cho cháu ăn nước ninh thịt nạc, ninh xương quấy bột, mấy hôm nay bị đi ngoài, bú kém, quấy khóc”.

“Em vất vả mấy tuần nay vì cháu ngoại đi ngoài nhiều lần, cháu đã 10 tháng, ăn bột dinh dưỡng, bú mẹ kèm bú bình vì mẹ cháu đã đi làm”. “Con gái cháu gần đầy năm, đã ăn được cháo, bột, vẫn được bú mẹ ngày 2 lần nhưng hay bị đi ngoài, cháu đã cho uống men tiêu hóa nhưng vẫn đi phân lỏng...” (Trích những lời kể bệnh với bác sĩ của các mẹ các bà đi khám cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy).

- Chuyện trẻ sơ sinh bị đi tướt, đi ngoài phân hoa cà hoa cải gần như là chuyện thường gặp đương nhiên khi nuôi con nhỏ. Nếu đi ngoài nhiều lần, phân có nhày có máu kèm theo bỏ bú, sốt, có dấu hiệu mất nước lại là chuyện khác. Trẻ sơ sinh đang thích nghi dần với ngoại cảnh, với các loại thức ăn thức uống để lớn và hoàn chỉnh dần hệ tiêu hóa của mình, đôi lúc bị chệch choạc trong tiêu hóa là chuyện thường. Nhưng vì trẻ đang non nớt, sức đề kháng trông chờ vào kháng thể trong máu mẹ, vào sức đề kháng tự thân đang hình thành nên cần cẩn trọng không để mất nước điện giải, loạn khuẩn tiêu hóa, nhiễm độc tiêu hóa làm trẻ chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, dễ bị nhiễm khuẩn, nấm và virus, thậm chí nguy cấp đến tính mạng.

- Chúng cháu cũng tìm hiểu trên mạng những bài viết của các bác sĩ, các ý kiến tư vấn, các trang web của bệnh viện, trung tâm, phòng khám... nhưng thấy quá nhiều thông tin cứ như đi mua hàng trong siêu thị không biết lựa chọn nào là đúng.

- Đầu tiên cần biết là con mình bị đi tướt hay bị bệnh tiêu chảy. Kinh nghiệm dân gian các cụ nuôi con phải sam sưa một tí trẻ mới khỏe, nuôi con quá câu nệ vào những kiểu tân tiến hiện đại giống như giữ con trong lồng ấp không phải là hay. Khi trẻ bị đi tướt, như các cụ gọi là tướt mọc răng, tướt ăn dặm, lại cả tướt biết bò... chính là dấu hiệu trẻ lớn lên thêm một bước, đúng hơn là trưởng thành thêm một bước cho đến khi biết đi là qua giai đoạn sơ sinh. Khi tướt mọc răng, hệ tiêu hóa được sắp đặt để thay đổi từ bú sữa ăn thức lỏng sang kỳ bắt đầu ăn đặc. Ứng với thức ăn mới, răng sẽ mọc, nước dãi tiết nhiều hơn và các loại men tiêu hóa bắt đầu tiết ra để tiêu hóa các thức ăn phức tạp hơn. Trong ruột già, vi khuẩn chí (là phân bố chủng loại, số lượng của các loại vi khuẩn) cũng thay đổi theo do các loại vi khuẩn mới nhập khẩu có sự kiểm soát của hệ thống bạch mạch bạch cầu của cơ thể. Hoạt động này rất tinh tế, phức tạp nên cần có vài ba ngày để mọi thứ thu xếp ổn thỏa với nhau, không cần sự can thiệp của thuốc men.

- Chúng cháu có nghe ông bà bảo, khéo con mày tướt mọc răng, nhưng sốt ruột lắm nên thấy bảo men tiêu hóa giúp trẻ khỏi bị tiêu chảy nên cho uống nhưng vẫn bị.

- Chính bố mẹ làm rắc rối chuyện đi tướt, hệ tiêu hóa đang tự điều chỉnh, các cháu lại cho thêm men tiêu hóa vào làm thay đổi vi khuẩn chí của ruột. Thực chất, men tiêu hóa là các vi khuẩn có lợi cho cơ thể giúp tiêu hóa một số thành phần thức ăn nhưng khi tự nhiên cho thêm vào làm phá vỡ cân bằng vi khuẩn đường ruột đang gần hình thành nên lợi bất cập hại, quá trình hình thành vi khuẩn chí lại phải làm lại từ đầu.

Các loại tướt khác cũng cùng một kiểu cơ chế trẻ đang tự tập để thích nghi với thức ăn phong phú hơn, đầy đủ chất hơn giúp trẻ cứng cáp. Nên cho trẻ tập làm quen dần với thức ăn đồ uống mới, cho ăn ít một, cách quãng, khi trẻ ăn ngon miệng, không bị tiêu chảy mới tiếp tục cho ăn thử một món khác. Chỉ phải khám bệnh, thuốc men khi trẻ bị sốt, bỏ ăn, khóc quằn quại hay dấu hiệu mất nước rõ.

Về cơ bản, trẻ sơ sinh khỏe mạnh sẽ đi tiêu thường xuyên hơn so với người lớn. Nhưng nếu nhận thấy bé sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, da xanh xao, nôn mửa, li bì,… bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần như thế nào là bình thường?

Tần suất, màu sắc và kết cấu phân của trẻ sẽ có sự thay đổi thường xuyên hơn ở giai đoạn sơ sinh. Thông thường, ở trẻ sơ sinh bú mẹ, trẻ có thể đi ngoài ít nhất khoảng 3-4 lần/ngày và có thể lên đến 12 lần/ngày với phân lỏng, màu vàng. Ở trẻ bú sữa công thức, trẻ có thể đi ngoài 1-4 lần/ngày với phân đặc hơn, thường có màu nâu nhạt hoặc xanh.

Các chuyên gia cho biết, ở những lần đi ngoài đầu tiên, phân của trẻ sẽ có màu tựa như hắc ín hoặc màu xanh như oliu, sẫm, dẻo, rất dính và không có mùi. Loại phân này được gọi là phân su, có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi sinh nhưng chủ yếu là sau khi trẻ chào đời và bú sữa non. Phân su là do hoạt động nuốt của trẻ từ thai tuần thứ 24, gồm các tế bào biểu mô ruột, lông tơ, mật, nước ối, nước và các chất nhầy khác.

Trong điều kiện trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường, sau khoảng 4-5 ngày màu phân của trẻ sơ sinh sẽ dần chuyển sang màu vàng với kết cấu mềm, sệt. Trung bình trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng 6-8 lần/ngày. Tần suất này sẽ giảm xuống khi trẻ lớn hơn và ngày dần ổn định hơn. (1)

Lưu ý, khi đi ngoài, trẻ thường sẽ quấy khóc và căng thẳng hơn nhưng nếu phân trẻ vẫn mềm, bố mẹ không nên lo lắng quá vì đây là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu phân trẻ có dạng như phân dê, nhỏ và cứng hơn bình thường, trẻ có biểu hiện rặn, đỏ mặt khi đi tiêu, trẻ có thể đang bị táo bón. Mặt khác, nếu màu phân của trẻ bất thường (đỏ, xám, trắng, đen), trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức.

Trẻ sơ sinh bú mẹ thường sẽ đi ngoài khoảng 6 – 8 lần/ngày, thường xảy ra sau khi trẻ được bú no

Các trường hợp phân trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày phổ biến

Dựa vào các hình thái, kết cấu phân, trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần được chia làm nhiều trường hợp, cụ thể:

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước

Nếu phân của trẻ sơ sinh lỏng, nhiều nước hơn bình thường, thậm chí bị rò rỉ ra bên ngoài tã, trẻ có thể đang bị tiêu chảy. Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần với phân lỏng như nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, ngộ độc thực phẩm,…

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có hạt

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần, có hạt nhưng không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, bố mẹ không nên quá lo lắng bởi đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn. Hạt trong phân của trẻ có thể có màu trắng hay vàng. Nhưng nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám sớm bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý.

\>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng: Nguyên nhân và cách điều trị

3. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nhầy

Bình thường, niêm mạc đường ruột sẽ tiết ra chất nhầy nhắm giúp trẻ tiêu hóa thức ăn và vận chuyển chung trong hệ thống ruột dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa và khi trẻ bú sữa, hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ chúng một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, bố mẹ sẽ thấy phân của trẻ sơ sinh chứa nhiều chất nhầy. Nhưng nếu chất nhầy có lẫn máu, phân có mùi hôi và trẻ có một số triệu chứng bất thường khác, trẻ có thể đang bị tiêu chảy, dị ứng thức ăn hay mắc phải các bệnh lý khác như lồng ruột, xơ nang.

4. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có bọt

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nhiều bọt li ti, phân lỏng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như bất dung nạp lactose, loạn khuẩn đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, hội chứng kém hấp thu,… Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về loại sữa, chế độ dinh dưỡng của mẹ hay cho trẻ bú quá sai cách, trẻ bú nhiều sữa đầu ít sữa cuối cũng có thể gây nên tình trạng này.

5. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có mùi chua

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có mùi chua do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ chưa thể hấp thụ các dưỡng chất có trong sữa mẹ hay sữa công thức một cách tối ưu nhất. Do vậy, nếu trẻ không có dấu hiệu bất thường đi kèm, bố mẹ không nên lo lắng quá vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường và có thể sẽ tự cải thiện sau đó vài ngày.

Trường hợp đi ngoài nhiều lần, phân chua kèm theo các bất thường như sủi bọt, có dịch nhầy,… trẻ có thể đang mắc phải hội chứng kém hấp thu, loạn khuẩn đường ruột, bệnh Crohn hay bị xơ nang.

6. Trẻ sơ sinh bị són ị nhiều lần

Trẻ sơ sinh bị són ị nhiều lần là tình trạng trẻ liên tục đi ngoài với một lượng phân rất ít kèm theo hiện tượng sôi bụng (bụng phát ra âm thanh ọc ọc), ợ hơi dẫn đến nôn trớ, ọc sữa thường xuyên hơn. Trẻ són ị nhiều lần thường gặp khi bị táo bón. Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột về thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ hay sữa công thức cũng có thể khiến trẻ són ị nhiều lần trong ngày. Một số trường hợp ít gặp hơn, trẻ sơ sinh bị són ị nhiều lần có thể gây ra bởi hiện tượng phình đại tràng, hẹp hậu môn,…

Lưu ý, trong bất kỳ trường hợp nào khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, bố mẹ nên bình tĩnh quan sát các biểu hiện đi kèm để đưa trẻ đến bệnh viện hỗ trợ kịp thời. Ngăn ngừa sự mất nước và điện giải cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn để bù nước cho trẻ. Trường hợp không xác định được nguyên nhân, trẻ có dấu hiệu bất thường hay nghi ngờ trẻ đi ngoài do bệnh lý, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ tích cực khẩn cấp.

Nguyên nhân bé sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn các trường hợp đều liên quan đến lượng sữa và loại sữa trẻ bú mỗi ngày. Sữa khi được trẻ bú sẽ được đưa xuống dạ dày, đến ruột non để hấp thụ các dưỡng chất, tiếp đến đẩy phần còn lại xuống đại tràng để hấp thu nước từ các chất này. Cuối cùng, các chất còn lại sẽ được chuyển xuống trực tràng để tống ra bên ngoài qua đường hậu môn. (2)

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu và rất nhạy cảm nên khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn, thành phần dinh dưỡng của sữa đều có thể dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm khuẩn hay ăn uống thực phẩm không lành mạnh có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, đi ngoài nhiều lần. Các vấn đề vệ sinh như vệ sinh vú mẹ trước và sau khi bú, vệ sinh bình sữa, bảo quản sữa, rửa tay trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh không được đảm bảo cũng có thể gây nên hiện tượng này.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày như có thể xảy ra như: tác dụng phụ khi mẹ cho con bú dùng thuốc (thường là thuốc nhuận tràng), dị ứng đạm sữa bò, mẹ pha sữa công thức không đúng tỷ lệ, bất dung hoạt lactose, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và đường ruột, cúm dạ dày,…và một số bệnh lý hiếm gặp khác.

Triệu chứng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày như thế nào là nguy hiểm? Việc đi ngoài thường xuyên có thể sẽ khiến trẻ mất nước và có nguy cơ đối mặt với các triệu chứng nặng nề do tình trạng mất nước gây ra. Do vậy nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt:

  • Tần suất đi ngoài tăng đột ngột.
  • Phân trẻ có mùi hôi chua khó chịu, có bọt, có dịch nhầy.
  • Trẻ sốt cao, bú kém, thậm chí bỏ bú, sụt cân.
  • Trẻ mệt mỏi, li bì, có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn.
  • Trẻ quấy khóc bất thường, khó dỗ nín.

Cách điều trị bé sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày

Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày bất thường, tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân và hướng dẫn điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú đủ sữa để bổ sung đủ nước và năng lượng, dưỡng chất, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Đối với trường hợp trẻ sốt, bố mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm lau người cho trẻ, nhất là vùng trán, nách, bẹn,… Trẻ sốt cao cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp nhất nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ở trẻ uống sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ăn uống đủ chất, khoa học và lành mạnh để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ. Một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mẹ cho con bú nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày như rau xanh, chuối, ngũ cốc,…

Ở trẻ bú sữa công thức, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về một số loại sữa dành cho trẻ sơ sinh khác. Tùy thuộc vào mức độ mất nước, bác sĩ có thể chỉ định dùng dung dịch bổ sung điện giải cho trẻ. Các trường hợp mất nước nghiêm trọng, trẻ có thể cần được truyền dịch qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa biến chứng.

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày nên được đưa đến bệnh viện thăm khám và hướng dẫn chăm sóc phù hợp

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần

Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, còn rất non yếu nên trẻ rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về đường tiêu hóa. Điều ngày dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Do vậy khi chăm sóc trẻ, đặc biệt là chăm sóc trẻ sơ sinh đang gặp phải tình trạng đi ngoài nhiều lần, bố mẹ nên lưu ý:

  • Cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ.
  • Cho trẻ bú nhiều hơn, tăng số lượng cữ bú trong ngày cho trẻ.
  • Đảm bảo các vấn đề vệ sinh khu vực sinh hoạt, đồ dùng, bình sữa,… cho trẻ sơ sinh.
  • Hạn chế tình trạng thay đổi sữa công thức liên tục (mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần dinh dưỡng, xuất xứ, hạn sử dụng,… của sản phẩm trước khi cho trẻ dùng).
  • Thường xuyên vệ sinh, thay tã, giữ cho vùng mông, bẹn khô thoáng, sạch sẽ (mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại kem ngừa hăm tã cho trẻ).
  • Tạo không gian yên tĩnh, thoải mái để trẻ sơ sinh ngủ nghỉ nhiều hơn, ngủ sâu và ngon giấc. (3)

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về vấn đề “ bé sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày”. Trẻ sơ sinh còn rất non nớt, do vậy, khi chăm sóc trẻ, bố mẹ nên chú ý đến các biểu hiện của trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường và có phương hướng xử lý phù hợp, kịp thời.

Chủ đề