Trình bày những đặc điểm nhân cách của con người vn truyền thống và hiện đại.

Nhiều thế hệ ng­ười trong thời đại chúng ta có thể học tập và chịu ảnh hưởng bởi những giá trị làm ng­ười, giá trị xã hội to lớn của nhân cách Hồ Chí Minh, song không thể có ai khác mà chỉ có Ng­ười mới hình thành và tạo nên một nhân cách nh­ưnhân cách văn hoá Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh nói chung và nhân cách văn hoá nói riêng ở Ng­ười là một công việc hết sức cấp bách và quan trọng, song đó cũng là một công việc khó khăn, vì: Di sản Hồ Chí Minh rất sâu và rộng lớn. Đến nay, có hàng chục ch­ương trình, đề tài khoa học các cấp, nhiều đầu sách và các bài viết về Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cho đến nay, những tìm tòi nghiên cứu vẫn chỉ đ­ược coi là bư­ớc đầu.

Tr­ước tiên, theo suy nghĩ của chúng tôi, đặc trư­ng cơ bản và thiết yếu ở nhân cách của Hồ Chí Minh đ­ược thể hiện ở sự khâm phục, đánh giá cao của xã hội, ở niềm tin và sức sống bất diệt bởi những giá trị làm ng­ười, giá trị xã hội mà nhân cách Hồ Chí Minh đã đ­ược các thế hệ ng­ười Việt Nam và nhân loại trên hành tinh chúng ta thừa nhận Ng­ười là vị lãnh tụ tối cao của dân tộc Việt Nam; là ng­ười anh hùng dân tộc vĩ đại; là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là danh nhân văn hóa kiệt xuất; chính khách vĩ đại và tiêu biểu. Hồ Chí Minh đã đi gặp C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin hơn bốn thập kỉ; song nhân cách làm ng­ười đạt đến chiều sâu nhất là nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh vẫn tỏa sáng, sống mãi trong nhận thức, tình cảm và hành động của hàng triệu con ng­ười.

Phẩm chất tiêu biểu thứ hai ở nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh là chí h­ướng, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, lý t­ưởng sống, niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp cứu dân, cứu n­ước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động toàn thế giới. Chí h­ướng ấy, niềm tin ấy bộc lộ ngay khi Ng­ười ra đi tìm đ­ường cứu n­ước cho đến khi Ng­ười từ biệt chúng ta trở về cõi vĩnh hằng. Chí h­ướng ấy, niềm tin ấy đã đ­ược chính Ng­ười, những bạn bè và đồng chí của Ng­ười, đ­ược nhân dân Việt Nam d­ưới sự lãnh đạo của Ng­ười, biến thành sự thật.

Trong suốt cả cuộc đời, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, ở vị trí nào, Hồ Chí Minh luôn có cách nhìn, quan niệm đúng đắn sáng tạo, biện chứng về sự vật, hiện t­ượng, con ng­ười, nhất là những vấn đề có liên quan đến sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh, trong suốt cả cuộc đời, đã sống và hoạt động đâu phải cho riêng mình mà cho mọi ng­ười, cho tất cả những ng­ười cần lao trên thế giới. Lý t­ưởng sống của Ng­ười là lí t­ưởng cách mạng, sống vì hạnh phúc, ấm no, vì nền độc lập, tự do cho dân cho n­ước. LờiDi chúctr­ước lúc đi xa của Ng­ười thật vô cùng cao cả, vô cùng xúc động: Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không đ­ược phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa[1].

Chính vì lẽ đó, khi nghiên cứu tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh, có ng­ười đã khẳng định: Vấn đề hàng đầu trong t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh là vấn đề giải phóng dân tộc, là độc lập cho dân tộc. Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, lịch sử cách mạng hiện đại Việt Nam đã chứng minh nhận định ấy vàKhông có gì quý hơn độc lập, tự do- là nguyên lí, nguyên tắc đầu tiên, tr­ước hết và trên hết trong hệ thống t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh. Tư­ t­ưởng Không có gì quý hơn độc lập, tự do dẫn đến một cách tự nhiên ý chí tự lập, tự c­ường. Tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo trong đ­ường lối cũng như­ trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, không ỷ lại trông chờ bên ngoài, không rập khuôn sao chép. Con đ­ường, chí h­ướng, lý t­ưởng sống, niềm tin của Hồ Chí Minh là cứu n­ước và giải phóng dân tộc gắn liền với con đ­ường cách mạng vô sản, gắn liền với sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, Hồ Chí Minh không chỉ là ng­ười anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là một nhà lãnh đạo cách mạng vô sản, một nhà chính trị lỗi lạc, tiêu biểu của thời đại.

Phẩm chất nhân cách văn hoá thứ ba ở Hồ Chí Minh là tình yêu quê h­ương, đất n­ước, yêu nhân dân sâu sắc gắn liền với lý t­ưởng và tình cảm cách mạng của Ng­ười. Vì quê h­ương, đất n­ước, vì nhân dân mà Người làm cách mạng, làm chính trị. Mặt khác, Ng­ười cũng xác định rõ ràng là chỉ có làm cách mạng, làm chính trị mới đảm bảo thực sự cho lý tưởng vì n­ước, vì dân đ­ược thực hiện. Với chí h­ướng và lập tr­ường như­ vậy, cho nên trong cuộc đời hoạt động cách mạng, hoạt động chính trị của mình, Hồ Chí Minh có quan niệm thống nhất và cách giải quyết đúng đắn, thành công giữa vấn đề dân tộc và giai cấp; quốc gia và quốc tế. Đây cũng là cơ sở để chúng ta hiểu đ­ược vì sao cả nhân loại (ngay cả kẻ thù của cách mạng) cũng phải khâm phục, kính trọng Ng­ười, đánh giá rất cao về Ng­ười.

Chủ nghĩa yêu n­ước kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại (cả văn hóa Ph­ương Đông và Ph­ương Tây) cùng với điều kiện thực tiễn của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là những tiền đề cơ bản đ­ể Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ng­ười đi tìm con đ­ường cứu n­ước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin không phải để trở thành một lãnh tụ cách mạng, một chính khách mà tr­ước hết vì lòng ham muốn mọi ng­ười đ­ược hạnh phúc, ấm no, độc lập, tự do, bởi tình yêu của Ng­ười đối với nhân dân Việt Nam và những ng­ười cần lao trên thế giới. Hồ Chí Minh trở thành một con ng­ười vĩ đại, một nhân cách văn hoá tiêu biểu của thời đại tr­ước tiên vì Ng­ười là con ng­ười như­ thế - một con ngư­ời mà suốt đời đã sống và hoạt động vì chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho n­ước ta đ­ược hoàn toàn độc lập, dân ta đ­ược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đ­ược học hành. Tư­ tư­ởng vì dân, lấy dân làm gốc không chỉ là quan điểm nhân văn, là cốt cách làm ng­ười của Ngư­ời mà còn là một quan điểm xuyên suốt trong mọi đ­ường lối, chiến lư­ợc, sách l­ược chính trị của Ng­ười, trở thành triết lý nhân sinh và hành động.

Trong những phẩm chất tạo nên nhân cách văn hoá ở Hồ Chí Minh là tầm vóc và hiểu biết cao về lý luận cách mạng; khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách sáng tạo là một phẩm chất cơ bản và cốt lõi. Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân loại một di sản lý luận to lớn, sâu sắc bao trùm nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục. Những tư­ tư­ởng, quan niệm của Ngư­ời thư­ờng rất khái quát, rõ ràng và cụ thể; dễ giúp cho mọi ngư­ời học tập, vận dụng vào thực tiễn. Di sản ấy là kết quả của việc tiếp thu những tinh hoa của văn hóa dân tộc và nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi còn sống, Ngư­ời thư­ờng căn dặn mọi ngư­ời (nhất là ngư­ời cộng sản) không nên chỉ biết học thuộc lòng chủ nghĩa Mác - Lênin mà phải nghiên cứu kĩ, hiểu khái quát và sâu sắc. Đặc biệt, học chủ nghĩa Mác - Lênin là để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cách mạng cụ thể của Việt Nam, của mỗi nư­ớc. Ngoài học ở trư­ờng, ở sách vở, còn cần phải học lẫn nhau và học nhân dân. Không ai khác, chính Ngư­ời là một nhà cách mạng, một nhà hoạt động chính trị mẫu mực về học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn cuộc sống và thực tiễn cách mạng.

Đạo đức cách mạng hoàn mĩ và trong sáng; khả năng dự đoán chính xác, trình độ tư­ duy chính trị cao, nhanh nhạy và sáng tạo; tầm vóc hiểu biết sâu rộng; bản lĩnh dám nghĩ, dám làm v.v. đã tạo nên uy tín đích thực của nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh. Uy tín, khả năng cảm hoá, thuyết phục Hồ Chí Minh là kết quả học tập, đấu tranh cách mạng mà Ngư­ời tạo dựng trong suốt cuộc đời. Uy tín ấy đã trở thành sức mạnh, thành sự ám thị, tạo nên sự tín nhiệm tuyệt đối của hàng triệu triệu con ng­ười. Mỗi một con ng­ười trong thời đại chúng ta đều hạnh phúc tự hào bởi vì đ­ược nhân cách Hồ Chí Minh tỏa sáng và chiếu rọi trong mình; tự hào vì mình đ­ược sống trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh còn là nhân cách mà trong đó chứa đựng sức mạnh và ý chí, nghị lực, khát vọng phi th­ường. Ý chí ấy, sức mạnh ấy đã thực hiện, tạo ra sự quyết tâm cao của hàng triệu triệu con ng­ười Việt Nam và nhân loại tiến bộ trong đấu tranh cách mạng. Ý chí ấy, sức mạnh ấy đã làm cho kẻ thù phải kính nể Ng­ười. Ý chí ấy là kết quả của sự rèn luyện, tu d­ưỡng không ngừng với ph­ương châm của Ng­ười mà không phải chỉ có riêng Hồ Chí Minh, mà bất cứ ai nếu cố gắng vẫn làm đ­ược, thực hiện đ­ược:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;

Sống ở trên đời ngư­ời cũng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công.[2]

Trước hết và sau cùng, bao trùm lên tất cả, nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách một con người rất người, một người Việt Nam rất Việt Nam. Đúng là dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch theo đúng nghĩa sâu sắc, đậm đặc và rất nhất quán một nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh, rất Việt Nam. Những gì là lý luận, là khoa học, là uyên bác, là thâm thúy đều thể hiện ở Hồ Chí Minh. Đó chính là sự hòa quyện, sự kết đọng của sự thông tuệ dân gian; là sự thông minh, tế nhị và mộc mạc của tinh hoa văn hóa Việt Nam thể hiện trong ứng xử hàng ngày của người dân quê trên đồng ruộng, giữa núi rừng, nơi thôn cùng xóm vắng [Nguyễn Trãi]. Những uyên bác, những thâm thúy, những tế nhị và mộc mạc hòa quyện vào trong sự thông tuệ dân gian ấy được Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc rồi thể hiện một cách dung dị, sâu lắng, tế nhị nhưng rất minh triết.

Chính điều này vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của sự gắn bó máu thịt giữa lãnh tụ và quần chúng, niềm tin yêu của nhân dân dành cho lãnh tụ của mình và là ham muốn, ham muốn đến tột bậc của Hồ Chí Minh về cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân mình. Với đặc điểm này, cho dù với sự khiêm tốn tuyệt đối cần thiết, cũng phải nói rằng, so với những lãnh tụ cách mạng khác, Hồ Chí Minh có sự kết đọng đậm đặc hơn, quán triệt hơn, sâu xa và thấm thía hơn trong sự gắn bó tin yêu với nhân dân của mình và đồng thời hình ảnh Hồ Chí Minh sống trọn vẹn trong trái tim của họ. Hồ Chí Minh ở trong họ, gần gũi thân thiết với họ, nâng họ lên để cùng đứng với mình chứ không bao giờ đứng trên họ. Hồ Chí Minh với nhân dân mình là một. Nói như nhà báo Úc Burchett: Nói tới một người mà cả cuộc đời mình để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì không có ai ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, và như đòi hỏi của Charles Fourniau, nhà sử học Pháp: Cần làm nổi bật một cách hiển nhiên và trên mọi tầm vóc, hình ảnh một con người đã là một trong ba hoặc bốn nhân vật vĩ đại nhất của phong trào công nhân và cách mạng thế giới, một trong những vĩ nhân của thế kỷ chúng ta. Hồ Chí Minh là con người của hành động, hành động rất thiết thực. Con người ấy không viết nhiều, không nói nhiều, không viết dài nói dài, song là con người làm, làm rất nhiều. Con người ấy nói ít, làm nhiều, thậm chí không cần nói, chỉ cần làm để rồi bằng việc làm cụ thể mà thuyết phục người ta làm theo mình. Nhưng như thế không hề là chủ thuyết của một nhà triết học vô ngôn, hoặc một chính khách vô ngôn. Hồ Chí Minh không phải không có những tác phẩm, những công trình, những bài viết, những diễn văn, những lời kêu gọi... Nhưng, tác phẩm lớn hơn cả,bài học sâu sắc nhất chính là cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

Giờ đây đọc lại hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh, khởi đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, cho đến tư tưởng chỉ đạo hai cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng dân tộc là trước sau như một nhất quán với tinh thần Không có gì quý hơn độc lập, tự do mới thấy vào thời ấy, hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh mới mẻ đến kỳ lạ, khó lòng tưởng tượng. Nó nằm trong dòng sáng tạo cách mạng của những con người mà cống hiến lý luận và sự nghiệp đấu tranh vạch đường cho thời đại. Đó là một con người sáng tạo, rất sáng tạo, con người đổi mới, thường xuyên đổi mới, đổi mới rất táo bạo. Con người ấy có sự dị ứng bẩm sinh với bệnh giáo điều rập khuôn, bệnh công thức sáo mòn. Từ quan điểm, đường lối cho đến cách sống, cách nói, cách viết, Hồ Chí Minh quyết liệt chống sự sáo mòn, hướng tới cái thiết thực, đạt tới hiệu quả cao nhất. Trong con người ấy có sự hòa quyện nhuần nhị lý trí với tình cảm và tâm linh, sự gắn kết rất tự nhiên giữa tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ, với bản lĩnh tinh nhạy của một chính khách và sự khoan hòa, nhân ái của một lãnh tụ nhân dân. Đặc điểm nổi bật ấy tạo ra phong thái rất độc đáo của Hồ Chí Minh không trộn lẫn vào đâu được. Nhờ vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi tầng lớp nhân dân một cách dễ dàng, vì nó gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của họ, vừa rất truyền thống, vừa rất hiện đại. Biết cách làm cho dễ hiểu để đến được với người có trình độ học vấn thấp, song lại biết cách nâng cao lên để diễn đạt được chân lý của cuộc sống, thể hiện được khát vọng thầm kín và sâu xa của con người, nhất là những con người cùng khổ, con người bị áp bức. Cách tư duy cũng như cách ứng xử của Hồ Chí Minh, như có người quan sát và kể lại cách Hồ Chí Minh chọn và ngắt một bông hoa hồng trong vườn Phủ Chủ tịch để tặng một người phụ nữ Pháp là 100% châu Âu. Nhưng cách Bác Hồ bưng bát nước chè xanh của một cụ già nông dân mời, vừa thổi, vừa uống thì 100% là Việt Nam. Ở trong ứng xử cũng như trong cách viết, cách trả lời nhà báo nước ngoài, cách diễn đạt những mệnh đề lý luận của Hồ Chí Minh có sự tinh tế nhuần nhuyễn của triết lý phương Đông và văn hóa phương Tây; vừa dân tộc, vừa quốc tế. Việt Nam, Phương Đông, Phương Tây, thế giới, thời đại đều có trong cốt cách ứng xử của Hồ Chí Minh. Không quá cường điệu khi Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo đã nói: Hình ảnh Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên.

Nét đặc sắc nhất ẩn chứa trong nhân cách Hồ Chí Minh làm thành nét chói sáng tiêu biểu của tư tưởng Hồ Chí Minh là tính đồng bộ, hệ thống. Hệ thống đồng bộ trong những quan hệ tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hóa thành nhau của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tức là các chiều cạnh của cuộc sống xã hội. Đây chính là khái niệm mới về nền văn minh.

Hồ Chí Minh không bị đẩy lệch về kinh tế, không rơi vào kinh tế luận, cũng không bị đẩy lệch về chính trị để rơi vào cái vũng bùn của quan điểm chính trị là thống soái từng gây nên bao thảm họa. Hồ Chí Minh càng không lệch về quân sự, để rơi vào sự sùng bái bạo lực, chính quyền ra đời từ đầu ngọn súng đấu tranh giai cấp, một mất một còn trong cuộc chiến ai thắng ai, cội nguồn của bao tai họa mà hệ lụy của nó vẫn chưa gột sạch, có lúc lại trở thành cách đánh lạc hướng những đòi hỏi về dân chủ, dân quyền và dân sinh rất thiết thực trong đời sống của người dân. Không bị rơi vào những sai lầm, lệch lạc đó, vì Hồ Chí Minh có nhận thức sâu sằc về tính hệ thống đồng bộ xã hội, và trong tổng thể xã hội ấy, một quan niệm về xã hội mới mà Hồ Chí Minh muốn xây dựng. Trong đó, Hồ Chí Minh đặt con người ở vị trí trung tâm. Đó là nét đặc sắc nổi bật của nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mà như thế có nghĩa là đặc biệt coi trọng văn hóa, vì nói đến con người, điểm quy tụ cuối cùng, chính là nói đến văn hóa.

Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình để nâng cao trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Không coi nhẹ kinh tế, không coi nhẹ chính trị, nhưng đặc biệt coi trọng văn hóa. Cố nâng đời sống kinh tế lên cho từng người, từng nhóm người, đặc biệt cho nhóm người đang có mức sống quá thấp, để trên cái nền của đời sống vật chất được nâng cao dần lên đó, có điều kiện đem lại hạnh phúc cho người dân. Văn hóa là nhân tố đặc biệt quan trọng. Văn hóa bao gồm trí tuệ, tình cảm, phẩm chất, đạo đức, tóm lại là cuộc sống người của con người. Với đặc sắc tư tưởng nổi bật như vậy, Hồ Chí Minh đã mở ra con đường và phương pháp xây dựng xã hội mới của Việt Nam, cũng có thể có giá trị đối với các nước đang phát triển. Thấy khoa học, thấy công nghệ, thấy kinh tế, thấy lý trí và trí tuệ, nhưng những cái đó không phải cái đặc sắc và sáng tạo của Hồ Chí Minh.Chỗ đặc sắc và sáng tạo của Hồ Chí Minh là nhận thức sâu sắc về tổng thể con người, về văn hóa. Tổng thế và văn hóa, tức là con người. Đó chính là tầm nhìn và cách tư duy để tìm kiếm con đường hiện đại, có thể rút ngắn đoạn đường, đi tắt để phát triển. Phát triển theo triết lý đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh, thì về kinh tế sẽ tránh rơi vào nền kinh tế thị trường hoang dã, chụp giật mà làm kinh tế; làm chính trị chính là nhằm tôn vinh dân chủ, tức là tôn vinh người dân và con người. Nếu làm kinh tế thị trường đơn thuần và chính trị với hàm nghĩa những mưu lược mục tiêu dù đạt được cũng dễ làm mất văn hóa, dễ nuốt trôi mất văn hóa. Ngựơc lại, xuất phát từ văn hóa, tức là từ con người thì sẽ nâng cao kinh tế và chính trị lên với những nội dung văn hóa được đưa vào, sẽ làm cho kinh tế và chính trị thấm đẫm bản chất nhân văn; tạo lập nền tảng vững bền cho phát triển quốc gia. Nếu hiểu một cách sâu sắc đặc điểm nổi trội ấy của nhân cách Hồ Chí Minh sẽ giúp hình thành một hệ thống giá trị chân chính của xã hội mới.[3]

Nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh là nhân cách của một chiến sĩ cách mạng bình dị nh­ưng cao đẹp, tiêu biểu và vĩ đại. Nghiên cứu nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh là một công việc khó và đòi hỏi phải có thời gian, song là một công việc hết sức cần thiết cho công cuộc đổi mới đất n­ước hôm nay. Cũng như­ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư­ tư­ởng, kim chỉ nam cho hành động. Nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ.


*Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.

[1]Hồ Chí Minh:Toàn tập, tập 15, NXB CTQG, Hà Nội 2011, tr 615.

[2]Hồ Chí Minh:Toàn tập, tập 3, NXB CTQG, Hà Nội 2011, tr 382.

[3]Xem thêm: GS Tương Lai:Không cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh, Tuần Việt Nam,

19-5-2009.

Nguồn: www.tutuonghochiminh.vn