Trình bày nội dung các hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp

Trình bày nội dung các hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp
Meoamerica là một tên khác của____ (Lịch sử - Lớp 6)

Trình bày nội dung các hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp

5 trả lời

Choose the correct answer (Lịch sử - Lớp 6)

2 trả lời

Quân Lê Lợi đã dùng mưu kế gì để đánh giặc (Lịch sử - Lớp 4)

4 trả lời

Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 5-6-1862.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 116 để trả lời

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

1. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
* Hoàn cảnh:
 đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh. Làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất. 
* Nội dung: nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường chiến phí cho Pháp; mở ba cửa biểncho thương nhân Pháp, Tây Ban Nha vào buôn bán.
* Nhận xét: – Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.2. Hiệp ước Giáp Tuất 1874* Hoàn cảnh:– Chiến thắng ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang còn quân và dân ta phấn khởi,hăng hái đánh giặc.– Triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất,để pháp rút khỏi Bắc Kì.* Nội dung: – Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

                    – Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.


* Nhận xét: – nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta

3. Hiệp ước Quý Mùi 1883* Hoàn cảnh:

– Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp

– Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
* Nội dung: triều định nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên đất nước ta, mọi công việc chính trị, kinh tế ngoại giao của Việt Nam đều do người Pháp nắm…

* Nhận xét: hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến.4. Hiệp ước Pa – tơ – nốt 1884* Hoàn cảnh– Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn,càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.

* Nội dung: nhằm xoa du sự công phẫn của nhân dân ta, mua chuộc, lung lạc quan lại triều định nhà Nguyễn.
* Nhận xét: triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.

Câu 1. Trình bày nội dung các bản Hiệp ước mà triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp? Hậu quả của những hiệp ước đó là gì?

Các câu hỏi tương tự

Câu 1 :

Trong thời gian này có 4 hiệp ước được kí: hiệp ước Giáp Tuất, hiệp ước Quý Mùi, hiệp ước Hác-măng, hiệp ước Pa-tơ-nốt

– Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán…

– Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp…

– Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì…; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.

– Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp…

Nhận xét:

- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
Câu 2 :

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược :

Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...

- Hiệp ước Giáp Tuất 1874: thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...

- Hiệp ước Hác-măng 1883: Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884: Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...

Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).

2)

-Chính trị : tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

- Kinh tế :

     + Nông nghiệp: cướp ruộng đất, lập đồn điền.

     + Công nghiệp: khai thác than, kim loại.

     + Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

     + Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.

- Văn hóa-Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.

Câu 3 :

Diễn biến:

   + Giai đoạn 1884 – 1892, nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa thống nhất sự chỉ huy của 1 người. Thủ lĩnh uy tín nhất là Đề Nắm chỉ huy đẩy lùi nhiều trận càn quét chùa quân Pháp. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở Bắc Yên Thế. Tháng 3 – 1892, Pháp huy động lực lượng tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, nhiều người bị bắt và giết hại. Tháng 4 – 1892, Đề Nắm bị sát hại.

   + Giai đoạn 1893 – 1897, Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, tìm cách giảng hòa với Pháp để củng cố lực lượng (10 – 1894). Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu, Pháp lại tổ chứa tấn công. Để bảo toàn lực lượng, Hoàng Hoa Thám xin giảng hòa lần hai(12 -1897) phải chấp nhận những điều kiện ngoặt nghèo do Pháp đề ra. Tuy nhiên, nghĩa quân vẫn ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

   + Giai đoạn 1898 – 1908, tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Hoàng Hoa Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự ® đội quân rất tinh nhuệ, thiện chiến.

   + Năm 1908, Pháp mở cuộc tấn công tiêu diệt phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, nhiều thủ lĩnh đã hi sinh. Tháng 2 – 1913, Hoàng Hoa Thám bị sát hại, phong trào tan rã.