Triple test làm từ tuần bao nhiêu năm 2024

Triple Test là xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết khi nào nên làm Triple Test và thực hiện như thế nào. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple Test.

Menu xem nhanh:

1. Đôi nét về xét nghiệm Triple Test

Triple Test là một xét nghiệm để phát hiện thai nhi có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh hay không. Xét nghiệm này được thực hiện bằng mẫu máu của mẹ bầu và kết quả thường có sau khoảng 3 – 4 ngày.

Triple Test còn được gọi là bộ ba xét nghiệm vì nó cho biết ba chỉ số là AFP, hCG và Estriol. Dựa vào những chỉ số này, bác sĩ sẽ xác định được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi.

– AFP là protein được sản xuất bởi bào thai.

– hCG là một loại nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong quá trình mẹ bầu mang thai.

– Estriol là một loại nội tiết tố Estrogen được cả nhau thai và bào thai sản xuất.

Sàng lọc trước sinh Triple Test là xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới mẹ bầu lẫn thai nhi. Xét nghiệm này được thực hiện sau khi mẹ bầu làm Double Test có kết quả nguy cơ cao thai nhi mắc dị tật bẩm sinh.

Mẹ bầu nào cũng nên làm Triple Test

2. Khi nào mẹ bầu nên làm Triple Test?

Xét nghiệm Double Test được thực hiện từ khoảng 11 tuần 1 ngày – 12 tuần 6 ngày để sàng lọc các nguy cơ mắc những hội chứng dị tật thường gặp như Edwards, Down, Patau. Kết hợp với tuổi của người mẹ, tuổi thai và kết quả siêu âm để xác định nguy cơ của thai nhi.

Nếu kết quả xét nghiệm Double Test cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm Triple Test để rõ hơn nguy cơ. Triple Test nên được thực hiện từ tuần thai 15 – 18 để phát hiện nguy cơ mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp các mẹ bầu phát hiện nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Nên thực hiện Triple Test khi nào là điều các mẹ bầu luôn quan tâm

3. Sàng lọc trước sinh Triple Test được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm Triple Test được thực hiện bằng cách đo lượng β-hCG, AFP và Estriol tự do trong máu của mẹ bầu. Những chất sinh hóa trong xét nghiệm Triple Test được sản xuất một cách bình thường và xuất hiện ở trong máu của người mẹ trong quá trình phát triển của nhau thai, bào thai.

Nếu thai nhi có sự lệch bội lẻ nhiễm sắc thể thì nồng độ của những thông số này sẽ thay đổi trong máu của người mẹ. Mẫu máu được bác sĩ mang đi phân tích rồi được tính toán cẩn thận cùng với chiều cao, cân nặng, tuổi tác của mẹ, tuổi thai,… để đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh như Edward, Down hoặc dị tật ống thần kinh của thai nhi ở tuần 15 – 18 của thai kỳ. Triple Test là sàng lọc trước sinh giúp khẳng định rõ hơn kết quả của xét nghiệm Double Test.

Triple Test được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt

4. Những đối tượng nên làm Triple Test

Về cơ bản, tất cả các mẹ bầu đều nên thực hiện xét nghiệm Triple Test. Đặc biệt là các mẹ bầu có kết quả Double Test cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc phải hội chứng dị tật bẩm sinh. Thông thường, những mẹ bầu sau nên làm Triple Test:

– Gia đình có tiền sử mắc phải những dị tật bẩm sinh.

– Mẹ bầu từ 35 tuổi trở lên.

– Mẹ bầu bị nhiễm virus trong khi mang thai.

– Người mẹ sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích trong quá trình mang thai.

– Bố hoặc mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm.

– Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường phải tiêm Insulin.

– Người mẹ thường xuyên sinh sống trong môi trường nhiễm phóng xạ trong quá trình mang thai.

5. Hướng dẫn cách đọc kết quả sàng lọc trước sinh Triple Test

Kết quả sàng lọc trước sinh Triple Test được đánh giá dựa vào hàm lượng thấp hoặc cao của hCG, AFP và Estriol:

– Hàm lượng AFP cao cho thấy thai nhi có nguy cơ thiếu một phần não hoặc mắc khuyết tật ống thần kinh.

– Hàm lượng AFP thấp và nồng độ Estriol, hCG bất thường cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc phải hội chứng Edwards hoặc Down.

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp các mẹ bầu có cái nhìn tổng quát nhất về sàng lọc trước sinh Triple Test. Sau khi làm Triple Test nhận kết quả nguy cơ cao, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Khi nào thì nên làm xét nghiệm Triple test?

Khi thai nhi được 11 - 13 tuần tuổi thì nên thực hiện xét nghiệm Double Test, trong đó, kết quả chính xác nhất là khi làm vào tuần thai 12. Xét nghiệm Triple Test được thực hiện sau xét nghiệm Double Test, khoảng từ tuần thai thứ 15 - 20, tốt nhất là mốc 16 - 18 tuần.

Xét nghiệm NIPT ở tuần bao nhiêu là tốt nhất?

Quyết định này cho thấy NIPT có thể được sử dụng như một xét nghiệm đầu tiên, ngay từ tuần thứ 09 hay 10.

Xét nghiệm Triple test là như thế nào?

Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện thai nhi có nguy cơ cao hay không với các dị tật bẩm sinh. Xét nghiệm được thực hiện bằng mẫu máu của người mẹ mang thai, kết quả xét nghiệm thường có sau khoảng 3 – 4 ngày. Triple test sử dụng AFP, hCG và Estriol để tiến hành xét nghiệm.

Kết quả Triple test như thế nào là bình thường?

Kết quả triple test thế nào là bình thường. Kết quả Triple test bình thường là một kết quả được kết luận thai có “nguy cơ thấp” mang dị tật bẩm sinh. Ngưỡng an toàn của các chỉ số này là < 1/250 với hội chứng Down, < 1/350 với hội chứng Edward và MoM AFP nhỏ hơn 2,5 với dị tật ống thần kinh.

Chủ đề