Trò chơi phát triển tình cảm cho trẻ mầm non

12 trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non và cách chơi [Cập nhật 2020]

1 Tháng Mười, 2018 0 Comments

Trò chơi tĩnh là gì? Tổng hợp các trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non giúp các bé vui chơi lành mạnh, không quậy phá những lúc rảnh rỗi.Trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non giúp trẻ thích ứng với môi trường xung quanh, qua đó, phát triển kỹ năng tư duy lý luận cũng như trí tưởng tượng tiềm ẩn.

Trò chơi phát triển tình cảm cho trẻ mầm non
Tổng hợp 12 trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non hay nhất 2018

Nội dung chính

  • Ảnh hưởng của các trò chơi tĩnh đến giáo dục mầm non
  • Trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non góp phần phát huy sự sáng tạo.
  • Tổng hợp 12 trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non 2018
    • 1. Trò chơi nặn đất sét.
    • 2. Trò chơi lắp ráp, ghép hình.
    • 3. Kể truyện cho bé nghe (có thể xem là 1 trò chơi).
    • 4. Chấm và Ô.
    • 5. Đoán xem tay nào?
    • 6. Tôi đang nghĩ tới
    • 7.Chơi Cờ Ca Rô với ống hút và gói đường
    • 8. Tìm đồng xu.
    • 9. Bingo khi ngồi ghế sau.
    • 10. Vật ngón tay
    • 11 Oẳn tù tì trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non phổ biến nhất
    • 12. Các trò chơi trên ứng dụng

Ảnh hưởng của các trò chơi tĩnh đến giáo dục mầm non

Việc chơi đùa đóng một vai trò rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời của mọi đứa trẻ, bởi khi trẻ chơi cũng là lúc trẻ học một dạng thức tự học sơ khai. Bên cạnh những trò chơi động hay trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non cũng sẽ giúp trẻ tự khám phá bản thân, các mối quan hệ và thế giới xung quanh mình.

Liên quan:

  • 21 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non 2020
  • Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Giáo dục mầm non là giáo dục nền tảng, không nặng về cung cấp kiến thức mà chủ yếu là thông qua các trò chơi giúp các bé hình thành cách suy nghĩ, sinh hoạt, cách ứng xử trong tập thể cũng như rèn luyện thể lực và trí lực. Do đó, ngoài những trò chơi vận động, những trò chơi tĩnh cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tư duy, kích thích não bộ. Dưới đây là những gợi ý những trò chơi rèn luyện trí não và gợi mở sáng tạo mà chắc hẳn có rất nhiều cha mẹ đang tìm kiếm.

Trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non góp phần phát huy sự sáng tạo.

Vẽ và tô màu là hoạt động thú vị mà trẻ em nào cũng cảm thấy hứng thú lại không làm bé quá mệt. Hoạt động này có nhiều lợi ích như giúp bé phát huy tư duy logic, biết thực hiện theo thứ tự nhiệm vụ trước sau, trái phải hay trên dưới. Tư duy trừu tượng khi trẻ phác họa trong đầu thứ mình muốn vẽ hoặc tô màu. Ngoài ra, đây còn là hoạt động để thư giãn, rèn khả năng tập trung hiệu quả cho bé.

Trước tiên, bạn có thể chuẩn bị bút màu và hình mẫu có sẵn để bé tập tô màu theo. Sau đó, khi bé đã quen với hình ảnh, tô màu nhuần nhuyễn hơn, hãy gợi ý bé vẽ tranh về những đề tài quen thuộc như ông mặt trời, bông hoa, hình ảnh gia đình hay bất cứ thứ gì bé thích.

Không nhất thiết phải ép bé vẽ theo khuôn mẫu hoặc tô màu đúng theo sự vật. Bé có thể chọn màu xanh lá để tô chú heo hay có thể chọn màu hồng phết một con mèo. Tránh ép bé phải vẽ, tô màu theo một mẫu cố định vì điều này có thể hạn chế khả năng sáng tạo của bé.

Tổng hợp 12 trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non 2018

1. Trò chơi nặn đất sét.

Trong nhóm những trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non, nặn đất sét là trò chơi yêu thích với nhiều trẻ. Thông qua trò chời nhào nặn này, trẻ sẽ rèn được đôi tay khéo léo, kích thích trí tưởng tượng và phát triển trí thông minh ở bé.

Ở trò chơi này, bạn có thể để bé tự sáng tác ra những hình thù ngộ nghĩnh hoặc cho bé xem và bắt chước nặn theo những mẫu có sẵn trên mạng nếu bé còn loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu.

Mẹ có thể mua bộ đất sét ở ngoài hoặc tự làm ở nhà bằng bột mì, nước và màu thực phẩm. Khi mua, mẹ cần kiểm tra kỹ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ và chứng nhận an toàn với trẻ nhỏ. Mẹ cũng có thể cùng vui chơi để vừa khuyến khích trẻ, vừa dạy trẻ thêm những kỹ năng quan trọng thông qua trò chơi đòi hỏi tính kiên nhẫn và sự sáng tạo này.

2. Trò chơi lắp ráp, ghép hình.

Những món đồ chơi lắp ráp, ghép hình không chỉ giúp bé sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ mà còn dạy bé cách sắp xếp, giải quyết vấn đề. Cho bé chơi tranh ghép hình, từ các miếng ghép nhỏ, ghép thành hình lớn hoàn chỉnh hoặc những bộ xếp hình với những hình khối nhiều màu sắc được làm từ gỗ, nhựa.

Ghép, xếp hình là trò chơi có độ khó cao. Tuy nhiên, đây là trò chơi giúp bé phát huy khả năng liên tưởng và phán đoán nhằm rèn luyện tư duy cho bé.

3. Kể truyện cho bé nghe (có thể xem là 1 trò chơi).

Phần lớn các bé đều thích nghe đọc chuyện với sự tò mò và hứng thú cao độ. Vì thế, hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày, thường là vào trước giờ ngủ để đọc hoặc kể chuyện cho bé nghe. Nếu bé đã nhận diện được chữ cái thì bạn có thể kết hợp để ôn luyện cho bé bằng cách hỏi bé về những chữ cái trong sách.

Trò chơi phát triển tình cảm cho trẻ mầm non
Hãy kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích đẹp nhất nhé

Ở độ tuổi mầm non, mẹ nên lựa những câu chuyện có nội dung đơn giản, nhẹ nhàng và không quá dài. Có thể sưu tầm một số truyện có nội dung hay đồng thời cũng có tính giáo dục cao trong kho tàng truyện cổ tích hoặc truyện ngụ ngôn.

Chơi đùa bằng cách này hay cách khác là một phương pháp giúp trẻ cảm nhận những giá trị thực tế của thế giới xung quanh. Học thông qua các trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non là cách giáo dục dễ tiếp thu nhất dành cho trẻ.

4. Chấm và Ô.

Cách chơi: Sử dụng bút và giấy, tạo một bảng gồm 10 chấm ngang và 10 chấm dọc, tổng cộng sẽ có 100 chấm. (Nếu như thế có vẻ quá nhiều với bé tuổi mầm non, bạn có thể điều chỉnh kích thước bảng.) Lần lượt nối hai chấm theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Người chơi nào vẽ được một ô vuông sẽ viết chữ cái đầu tiên của tên mình vào giữa ô. Người nào được nhiều ô vuông được đánh dấu tên mình nhất khi kết thúc trò chơi là người chiến thắng.

5. Đoán xem tay nào?

Cách chơi: Để hai tay bạn ra sau lưng, đặt một vật nhỏ, như đồng xu, vào một tay và nắm tay lại để giấu đi. Đưa hai nắm đấm ra trước mặt con bạn và không nói đồng xu ở tay nào, rồi bảo các bé chọn tay nào đang giấu đồng xu. Điều chỉnh trò chơi bằng cách để nắm đấm ở các vị trí khác nhau, như một tay ở trên bàn và một tay bên dưới bàn, hoặc một tay phía trước bạn và một tay đưa ra phía sau, rồi hỏi con bạn, Tay nào trước hay sau? Sau khi chơi vài vòng, hãy đưa đồng xu cho con bạn làm phần thưởng.

6. Tôi đang nghĩ tới

Cách chơi:Chọn một con số, một màu sắc, một người, một địa danh hoặc một đồ vật. Sau đó, giống như khi chơi trò Hai Mươi Câu Hỏi, yêu cầu con bạn đặt câu hỏi để khoanh vùng bạn đang nghĩ đến thứ gì. Cũng chỉ dẫn cho bé bằng cách đưa ra các gợi ý.

7.Chơi Cờ Ca Rô với ống hút và gói đường

Đây có thể là phao cứu sinh cho bạn khi đang ở nhà hàng chờ đợi thức ăn được mang lên.

Cách chơi:Dùng các ống hút để tạo một bảng Cờ Ca Rô và dùng các gói đường và gói chất tạo ngọt thay cho dấu X và O. Trò chơi này có thể phù hợp hơn cho trẻ mẫu giáo lớn đã sẵn sàng học về chiến lược và cách thức đưa ra lựa chọn. Nếu bé 3 tuổi của bạn thích sử dụng ống hút và gói đường để tạo hình hoặc tập đếm, cách đó cũng hiệu quả. Bảo con bạn xếp chồng ba gói chất tạo ngọt màu vàng hoặc xếp bốn gói đường trắng thành một hàng. Các lựa chọn gần như là vô tận.

8. Tìm đồng xu.

Trò chơi bằng tay này, trong đó thường sử dụng các cốc uống nước và một quả bóng, có thể điều chỉnh khi chơi trên bàn nhà hàng với các gói đường và một đồng xu.

Cách chơi: Xếp ba gói đường thành một hàng. (Cần đảm bảo chúng có cùng màu.) Giấu đồng xu bên dưới một trong các gói, sau đó bắt đầu di chuyển các gói đường theo hình tròn nhanh nhất có thể. Khi bạn dừng lại, hãy hỏi con đồng xu đang ở đâu. Trò chơi này là một cơ hội nữa để kiếm thêm một ít tiền nếu bạn thưởng cho bé đồng xu khi kết thúc.

9. Bingo khi ngồi ghế sau.

Cách chơi: Để sẵn một bộ bài bingo (tải xuống bài bingo phù hợp với lứa tuổi miễn phí) và bút đánh dấu trong khoang để găng tay trên xe. Người chơi có thể tìm các số trên biển đăng ký xe, biển báo trên đường, bảng hiệu và các tòa nhà.

Các trò chơi tĩnh dưới đây sẽ thật hữu ích cho bé ở phòng chờ máy bay.

10. Vật ngón tay

Thật khó đứng yên khi đang xếp hàng chờ, nhưng những trò chơi như đuổi nhau hay trốn tìm có thể không phù hợp với phòng chờ đông đúc hay cửa hàng tạp hóa. Khi bạn phải đứng yên một chỗ, hãy thử trò chơi tĩnh cho bé vật ngón tay.

Cách chơi: Nắm chặt tay, giơ ngón cái lên và không sử dụng các ngón tay khác, cố gắng là người đầu tiên đè ngón cái của đối thủ xuống khi đếm đến ba.

Lưu ý: Dù là một trò chơi tĩnh nhưng vật ngón tay khá nguy hiểm nếu không trang bị bàn ghế mầm non tiêu chuẩn cho các bé.

11 Oẳn tù tì trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non phổ biến nhất

Có thể bé mầm non của bạn chưa sẵn sàng thi đấu ở giải đấu Oẳn Tù Tì Hoa Kỳ hàng năm, nhưng vài vòng chơi có thể khiến việc chờ đợi dễ dàng hơn.

Cách chơi:Khi đếm đến ba, mỗi người sẽ giơ ra cái búa (nắm đấm), tờ giấy (bàn tay xòe ra) hoặc cái kéo (giơ hai ngòn tay lên và hơi nghiêng bàn tay để bắt chước cái kéo đang cắt) Cần nhớ giấy bọc búa, búa làm vỡ kéo và kéo cắt giấy.

12. Các trò chơi trên ứng dụng

Có rất nhiều ứng dụng phù hợp với lứa tuổi mầm non dành cho điện thoại thông minh hoặc iPad của bạn. Jack, Owen, và Madeline đều thích các ứng dụng Toca Boca. Chúng rất đơn giản, an toàn và có thể sử dụng, Kris nói. Madeline có thể chơi hầu hết chúng khi 20 tháng và Jack vẫn còn yêu thích khi đã 5 tuổi.

Hi vọng với danh sách những trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non trên đây sẽ đem lại cho bạn và bé những giây phút vui vẻ, kiến thức và tư duy của bé cũng sẽ có môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển giúp bé thông minh hơn.

Đồ Chơi Phú Long tổng hợp


Đồ Chơi Phú Long Nhà cung cấp đồ chơi mầm non hàng đầu tại TPHCM

Có liên quan

  • Giáo án Hoạt động ngoài trời Download miễn phí
  • Trò chơi phát triển tình cảm cho trẻ mầm non
  • In "Giáo Án Mầm Non"
  • Tham khảo danh sách 5 trường mầm non tốt ở quận 4
  • Trò chơi phát triển tình cảm cho trẻ mầm non
  • In "Tin Tức Tổng Hợp"
  • Trang trí góc xây dựng mầm non mới nhất 2020
  • Trò chơi phát triển tình cảm cho trẻ mầm non
  • In "Trang Trí Lớp Mầm Non"