Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư IoS gọi là gì

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư IoS gọi là gì

Bài 17 trang 46 SBT Tin học 9

Trang trước Trang sau

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư IoS gọi là gì


BÁO CÁO TỔNG HỢP

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ:

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG, TÁC ĐỘNG VÀ HÀM Ý

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là gì?

Định nghĩa về cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (4IR) hay Công nghiệp 4.0 là một phương thức mô tả sự kết nối giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số hiện đại. Công nghiệp 4.0 manh nha xuất hiện vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, tên gọi của thuật ngữ này được gọi chính xác vào năm 2016 do Klaus Schwab – CEO điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư IoS gọi là gì

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ hiện đại, bao gồm: công nghệ sinh học, IoT (Internet vạn vật), công nghệ nano, công nghệ kỹ thuật số (ADP), in 3D, trí tuệ nhân tạo (AI),… Công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành xu hướng biến đổi của bối cảnh xã hội toàn cầu

Nhiều người cho rằng, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 chính là kết quả của cơn bão công nghệ số. Chúng mở ra một chặng đường mới mang tính chuyển đổi về lối sống, cách làm việc và các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Cách mạng 4.0 đã phá vỡ hoàn toàn những nguyên tắc cũ trong mọi lĩnh vực kinh doanh.

Nguồn gốc hình thành cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Nền tảng hình thành 4IR chính là sự thành công của ba cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là: cách mạng Công nghiệp lần thứ 1, 2 và 3.

  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ 1: Thế kỷ 18, sự ra đời của động cơ hơi nước đã dẫn đến cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 1. Quá trình này đã thúc đẩy khả năng cơ giới hóa ngành sản xuất. Từ đó, xã hội loài người bước vào giai đoạn đô thị hóa, hiện đại hóa.
  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2: Điện năng và các tiến bộ khoa học khác chính là “sản phẩm” của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 2.
  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3: Cuộc cách mạng này diễn ra vào những năm 1960 với sự phát triển của máy tính và công nghệ kỹ thuật số. Đây chính là những sản phẩm hiện nay mà chúng ta vẫn còn thụ hưởng.

Vì vậy, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 không đơn thuần là một bước tiến nhảy vọt về công nghệ. Đây chính là sự hình thành và kết tinh của các phát minh hiện đại trước đó.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư IoS gọi là gì

Sự kiện khởi đầu Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Khái niệm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 lần đầu được đề cập qua bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” của GS. Klaus Schwab. Ông là chủ tịch Diễn đàn Kinh thế Thế giới Industry 4.0.

Trong hơn 75 năm qua, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng. Năm 2011, khái niệm Industry 4.0 được nhắc đến đầu tiên tại Hội chợ công nghiệp Hannover (Công hòa Liên bang Đức). Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ tại Đức và lan rộng ra ra những quốc gia tiên tiến khác như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Năm 2013, theo đà phát triển, từ khóa “Công nghệ 4.0” tiếp tục nổi lên qua một bài báo cáo của chính phủ Đức. Theo báo cao, cụm từ này đề cập đến những chiến lược công nghệ cao, tự động hóa các hoạt động sản xuất mà không cần sự góp sức của con người.

Khái niệm Công nghiệp 4.0 tiếp tục được khai thác tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 (Thụy Sĩ). Hiện tại, Công nghiệp 4.0 không còn là dự án thuộc khuôn khổ của Đức. Thuật ngữ này đã trở thành chủ đề chung của nhiều quốc gia và trở thành nền tảng quan trọng của cuộc sống hiện đại bây giờ.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư IoS gọi là gì

Quyền riêng tư và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0

Lương Minh

A legal researcher

+ Follow

Lương Lê Minh

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội

(Bài viết tham luận tại Hội thảo khoa học "Cách mạng 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam", Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 12/01/2018)

1. Khái quát về quyền riêng tư trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 và những thách thức đối với bảo đảm quyền riêng tư trong không gian số

1.1. Những nhận thức và hành lang pháp lý cổ điển về quyền riêng tư

Khoa học công nghệ nói chung, và đặc biệt là công nghệ thông tin nói riêng đã thay đổi mọi mặt đời sống của con người. Những tiến bộ khoa học, một mặt mang lại nhiều tiện nghi cho cuộc sống con người, mặt khác cũng đặt ra những thách thức và yêu cầu mới trong quản lý và giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội bằng công cụ pháp luật.

Trường hợp của quyền riêng tư (privacy right) cũng không ngoại lệ. Rất khó có thể định nghĩa được khái niệm quyền riêng tư. Ở nhiều quốc gia, khái niệm này đã được hợp nhất với khái niệm bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó sự riêng tư chính là việc quản lý thông tin cá nhân. Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ sự riêng tư thường xuyên được hiểu theo nghĩa rộng như là một cách để hướng dẫn xã hội hạn chế can thiệp vào công việc của cá nhân, nhằm đảm bảo quyền tự chủ của cá nhân đó[1]. Quyền tự chủ (autonomy right) là một nhân tố phái sinh từ quyền riêng tư. Chỉ khi có được một không gian riêng tư, con người mới có được sự tự do đầy đủ và tự chủ trong suy nghĩ và hành động, mà không lo lắng bản thân mình bị đánh giá hay phán xét bởi xã hội. Nhà văn, nhà triết học người Mỹ Ayn Rand (1905-1982) đã nhận xét: “Văn minh là quá trình tiến bộ hướng tới một xã hội của riêng tư. Toàn bộ sự tồn tại của người hoang dã xảy ra nơi công cộng, được thống trị bởi luật lệ của bộ lạc anh ta. Văn minh là quá trình giải phóng con người khỏi con người.”

Những ý niệm về quyền riêng tư đã được thai nghén ngay từ thời cổ đại[2], cũng như được nghiên cứu liên tục với tư cách một quyền con người ngay từ thời kỳ trung - cận đại[3]. Trong thế kỷ XX, quyền riêng tư đã được ghi nhận trong hai văn bản chính trị - pháp lý quốc tế quan trọng của nhân loại, đó là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền[4] (Universal Declaration of Human Rights - UDHR) năm 1948 và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự - chính trị[5] (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR) năm 1966 của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, vấn đề quyền riêng tư chỉ thật sự được quan tâm rộng rãi từ thập niên 1960-1970, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin[6]. Sự xuất hiện của máy tính cá nhân và mạng internet đã đặt ra nhiều vấn đề mới về phương diện pháp lý trong bảo vệ quyền riêng tư. Bằng chứng là tại phiên họp lần thứ 31 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc (Human Rights Committee - HRC) năm 1988 đã thông qua bình luận chung số 16 để giải thích thêm những khía cạnh của quy định về quyền riêng tư tại Điều 17 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin vừa mới bắt đầu. Theo đoạn 10 của bình luận chung số 16, việc thu thập và lưu giữ các thông tin cá nhân trong máy tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các quan chức nhà nước hay các thể nhân, pháp nhân khác, đều phải được quy định trong pháp luật. Nhà nước phải có những biện pháp hiệu quả để bảo đảm rằng những thông tin cá nhân đó không rơi vào tay những người không được pháp luật cho phép và không bị sử dụng vào các mục đích trái với Công ước. Để bảo đảm bảo vệ đời tư một cách hiệu quả, mỗi cá nhân cần có quyền được biết một cách dễ hiểu, rằng liệu thông tin cá nhân của mình có bị thu thập, lưu giữ tại tệp dữ liệu tự động nào không, và nếu có, thì ở đâu, nhằm mục đích gì, chủ thể quản lý thông tin cá nhân của mình là ai? Thêm vào đó, mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc xóa bỏ thông tin cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu trữ trong các tệp dữ liệu là không chính xác, hoặc bị thu thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật[7].

Bên cạnh các văn bản pháp lý quốc tế ở quy mô toàn cầu, điều 8 Công ước Nhân quyền châu Âu 1950 và điều 11 Công ước Nhân quyền châu Mỹ cũng đã đưa ra những quy định khung về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân. Những văn bản này đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản cho các quốc gia trong bảo vệ quyền riêng tư cho mỗi cá nhân.

1.2. Đột phá công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 và vai trò của thông tin trong cách mạng 4.0

Mặc dù đã có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với kỷ nguyên công nghệ thông tin, song trước những bước phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, khung pháp lý quy định và bảo vệ quyền riêng tư lại một lần nữa bị thách thức. Để so sánh, vào thập niên 80 của thế kỷ XX, các máy tính cá nhân mới chỉ bắt đầu hạ giá thành và thu gọn kích thước đến mức đủ cho phép sử dụng rộng rãi ở quy mô cá nhân, văn phòng nhỏ hay hộ gia đình. Máy tính cá nhân IBM 5150 - hiện tượng công nghệ của giai đoạn này, ra mắt năm 1981 - nặng đến 9.5kg và chỉ có 16KB bộ nhớ, nhưng lại có giá đến 1.565USD[8]. Năng lực xử lý và lưu trữ thông tin của IBM 5150 thua kém hàng triệu lần so với các máy tính xách tay (laptop) đương đại với giá rẻ và kích thước nhỏ gọn. Thậm chí, ngay cả các máy tính bảng (tablet) và điện thoại thông minh (smartphone) thuộc phân khúc phổ thông của thế kỷ XXI với kích cỡ bỏ túi và chỉ nặng vài trăm gram cũng có năng lực vượt trội như vậy. Chưa kể các thiết bị nêu trên đều sở hữu nhiều tiện ích trong việc thu thập và truyền thông tin, như ghi âm, ghi hình, bluetooth, thu phát vô tuyến … Cũng chỉ trong vòng vài chục năm tính từ khi ra đời (năm 1969), mạng internet đã thoát khỏi vị trí của một mạng quân sự ARPANET để trở thành một mạng lưới liên kết và chia sẻ thông tin ở quy mô toàn cầu. Đi kèm với sự phát triển vượt bậc của hạ tầng thiết bị phần cứng, mạng internet cũng đã có quy mô, số lượng người sử dụng, tốc độ và chất lượng đường truyền truy cập tăng lên một cách mạnh mẽ.

Tất cả những điều kiện kỹ thuật nêu trên đã tạo điều kiện sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0 trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, khi những thành tựu của khoa học công nghệ thông tin (information technology - IT) được ứng dụng sâu sắc vào mọi mặt của đời sống, hình thành nên nền công nghiệp 4.0 và tạo ra những tiến bộ đột phá về kinh tế - kỹ thuật. Tên gọi “công nghiệp 4.0” ám chỉ một sự thay đổi mang tầm cỡ một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lịch sử loài người. Khác với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỷ XVIII) dựa trên nền tảng sản xuất cơ khí và động cơ hơi nước, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (cuối thế kỷ XIX) dựa trên nền tảng sản xuất hàng loạt và năng lượng điện, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (cuối thế kỷ XX) dựa trên nền tảng sản xuất tự động và máy tính điện tử, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng sản xuất thông minh và những đột phá của công nghệ số (digital technology).

Những thành tựu của cách mạng 4.0 rất đa dạng, như công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), điện toán nhận thức (cognitive computing), công nghệ internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT) … Nhưng cối lõi của những đột phá công nghệ của cách mạng 4.0 chính là những tiến bộ của công nghệ số (digital technology)- tiếp nối thành quả của cuộc cách mạng số hoá (digital revolution) diễn ra trong khoảng vài chục năm từ khi có máy tính điện tử, tức kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

Công nghệ số là công nghệ về các tài nguyên số, khởi đầu từ giữa thế kỷ trước cùng với sự xuất hiện của máy tính điện tử, đã và đang thay đổi nhiều lĩnh vực. Công nghệ số có hai khía cạnh: (i) số hóa dữ liệu và (ii) quản trị và xử lý dữ liệu được số hóa[9]. Máy tính điện tử có sức mạnh tính toán rất mạnh, nhưng chỉ có thể làm việc trên cơ sở xử lý các thông tin dưới dạng mã nhị phân, tức các chữ số 0 và 1. Do đó, để khai thác năng lực của máy tính, cần tạo ra các “phiên bản số hóa” của các thực thể - tức thu thập, đo đạc các dữ liệu, thông tin về chúng. Có thể hình dung sơ bộ rằng: “phiên bản số hóa” của một chiếc xe ô tô là các số liệu kỹ thuật của xe khi xuất xưởng, là số liệu, hình ảnh thu được khi xe chạy trên đường; “phiên bản số hóa” của một giống lúa là hệ gene và những số liệu về sự biến đổi của giống lúa đó trong các môi trường khác nhau như đất phù sa, đất nhiễm phèn, chua mặn … Thậm chí, có thể xây dựng cả “phiên bản số hóa” của một cá nhân, như một bệnh án điện tử (tập hợp các số liệu sinh học về y tế - sức khỏe), hay một hồ sơ phân tích các ý kiến của người này thể hiện trên mạng xã hội. Nhìn rộng ra, nếu như có các thiết bị và phương pháp thu thập được đủ dữ liệu, còn có thể xây dựng cả “phiên bản số hóa” của cả một cộng đồng xã hội, như các tập hợp dữ liệu về mật độ giao thông đô thị (phục vụ quy hoạch, chống tắc đường) hay dữ liệu về thói quen mua sắm hàng hóa trực tuyến (phục vụ thương mại).

Như đã trình bày ở trên, công nghệ số có phần chung với công nghệ thông tin, đó là phần quản trị và xử lý dữ liệu đã được số hóa. Điểm khác biệt chính là ở việc thu thập dữ liệu ở quy mô rất lớn, cho phép xây dựng các “phiên bản số hóa” mô tả cực kỳ chi tiết các thực thể. Các thực thể này khó có thể kết nối với nhau trên thực tế, nhưng các “phiên bản số hóa” của chúng lại có thể kết nối với nhau trên một mạng thống nhất, tạo ra các không gian số (cyber space) tương ứng với thế giới thực thể vật lý (physical world). Ví dụ điển hình nhất cho ưu thế của kết nối số, là một cá nhân ở Việt Nam muốn gặp mặt trực tiếp một cá nhân ở Hoa Kỳ thì sẽ phải đi nửa vòng trái đất trong thế giới thực, nhưng trên không gian số thì tài khoản Facebook của một người Việt Nam hoàn toàn có thể tương tác với một tài khoản Facebook ở Hoa Kỳ gần như ngay tức khắc. Đã tồn tại một liên kết giữa các thực thể và “phiên bản số hóa” của chúng, được gọi là các kết nối không gian số - thực thể (cyber-physical systems). Đây là một khái niệm cơ bản của cách mạng công nghệ 4.0, phản ánh mối liên hệ của quá trình sản xuất được tiến hành trong thế giới các thực thể nhưng quá trình tính toán được làm trên không gian số và kết quả tính toán này được trả về dùng cho sản xuất trong thế giới các thực thể. Đây là thay đổi cơ bản về phương thức sản xuất của con người, khi mà sản xuất được điều khiển và hỗ trợ quyết định từ không gian số. Trong những năm vừa qua, các tiến bộ đột phá của công nghệ số đã và đang cho phép thực hiện các tính toán phức tạp liên quan đến trí thông minh con người, làm cho sản xuất thông minh và hiệu quả hơn.

Trên cơ sở công nghệ số, tức những tiến bộ vượt bậc của thu thập và xử lý dữ liệu, khoa học đã làm nên những điều kỳ diệu tưởng chừng như không thể trong đời sống con người. Tất cả các thiết bị gia dụng đều có thể được điều khiển qua mạng internet, tạo thành “ngôi nhà thông minh”, đó là thành quả của công nghệ internet kết nối vạn vật. Ngành trí tuệ nhân tạo cho phép máy tính không chỉ biết tính toán, mà còn có các khả năng của trí thông minh con người, như lập luận, hiểu biết ngôn ngữ, thậm chí học tập (machine learning - học máy). Các ứng dụng dịch thuật như Google Translate, chương trình máy tính đánh cờ vây Alpha Go … đều là kết quả của trí tuệ nhân tạo – một thành tựu của công nghệ số. Gần đây, với sự bùng nổ của dữ liệu, kết quả của việc số hoá và kết nối internet khắp nơi, khoa học dữ liệu (data science) - với trung tâm là phân tích dữ liệu (data analytics) dựa vào học máy và thống kê - đang trở thành nền tảng của cách mạng công nghệ 4.0[10].

Như vậy, có thể khẳng định rằng: Tất cả những thành tựu đột phá của cách mạng công nghệ 4.0 trong thế kỷ XXI, đều có chìa khóa từ hoạt động thu thập, lưu trữ, quản trị và xử lý thông tin. Nói cách khác, không có thông tin sẽ không có cách mạng công nghệ.

1.3. Cách mạng công nghệ 4.0 và những thách thức trong bảo vệ quyền riêng tư thời đại công nghệ số

Có khá nhiều cách định nghĩa khái niệm quyền riêng tư, tùy theo quan điểm học thuật của mỗi học giả và chính sách xây dựng pháp luật của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, dù được định nghĩa như thế nào, thì bản chất cốt lõi của quyền riêng tư vẫn là sự bảo vệ các thông tin, dữ liệu riêng tư của mỗi cá nhân. Mặt khác, con người vừa là chủ thể, nhưng cũng là một thực thể của cách mạng công nghệ 4.0, nghĩa là một đối tượng để thu thập dữ liệu và xây dựng các “phiên bản số hóa”. Như vậy, một khi đã coi quyền riêng tư là quyền bảo vệ dữ liệu, thì sẽ thấy được những thách thức mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 - cuộc cách mạng về dữ liệu - đang tạo ra cho việc bảo vệ quyền riêng tư:

Thứ nhất, để được thụ hưởng những lợi ích của công nghệ, mỗi cá nhân phải tiết lộ một số thông tin riêng tư của mình. Để tham gia vào những kết nối của không gian số, việc phải tự xây dựng một “phiên bản số hóa” của chính mình là điều tất yếu với mỗi cá nhân. Các “phiên bản số hóa” - tức những tập hợp dữ liệu của cá nhân - lại được lưu trữ tại các máy chủ (server) của các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng internet. Nói cách khác, tiết lộ thông tin (có thể bao gồm cả thông tin riêng tư) là điều tất yếu với mỗi người để có thể được thụ hưởng những thành quả công nghệ. Ví dụ điển hình là những người sử dụng các tài khoản mạng xã hội như Facebook: Khi họ tài lên tài khoản của mình một bức ảnh, thì họ chỉ có thể thiết lập các tùy chỉnh để hạn chế chia sẻ các hình ảnh của mình cho những người dùng Facebook khác[11], còn bản thân bên cung cấp dịch vụ (tức Facebook) sẽ luôn luôn được biết về hình ảnh này. Như vậy, để được thụ hưởng dịch vụ “tưởng chừng như miễn phí” của mạng xã hội Facebook, cái giá người dùng phải trả chính là việc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba cung cấp dịch vụ, và đứng trước nguy cơ thông tin bị rò rỉ. Điều kiện đầu tiên để được sử dụng một tài khoản mạng xã hội như Facebook, bao giờ cũng là phải chấp nhận một chính sách quyền riêng tư do nhà cung cấp dịch vụ áp đặt, không có ngoại lệ nào khác.

Thứ hai, môi trường không gian số là nơi dễ khiến con người từ bỏ những quyền riêng tư của mình. Khác với không gian thực tế, các tương tác trong không gian số diễn ra rất nhanh và gần như ngay lập tức, khiến con người có xu hướng thiếu suy nghĩ và dễ dàng chấp nhận những thỏa thuận tiết lộ thông tin cá nhân của mình. Chẳng hạn, khi đăng ký các tài khoản mạng xã hội, hay tài khoản thành viên của các website, trò chơi … trên mạng internet hiện nay, nhiều người dùng không hề biết rằng mình đã chấp thuận một thỏa thuận về quyền riêng tư với nhà cung cấp dịch vụ trên internet. Bởi lẽ, để tạo thuận lợi cho người sử dụng khi đăng ký dịch vụ, thỏa thuận này chỉ được trình bày dưới dạng một câu ngắn gọn, in bằng chữ nhỏ, mờ, chẳng hạn: “Bằng cách nhấp vào Tạo tài khoản, bạn đồng ý với Điều khoản của chúng tôi và rằng bạn đã đọc Chính sách dữ liệu của chúng tôi, bao gồm Sử dụng cookie. Bạn có thể nhận được thông báo qua SMS từ Facebook và có thể bỏ chọn bất kỳ lúc nào”[12]. Như vậy, chỉ bằng một cú nhấp chuột, tức một hành vi, người sử dụng xem như đã chấp thuận toàn bộ chính sách quyền riêng tư của nhà cung cấp dịch vụ trên internet. Chính sách dữ liệu nói chung, chính sách quyền riêng tư của nhà cung cấp dịch vụ được trình bày dưới dạng một cửa sổ với thanh trượt để đọc nội dung, nhưng hiếm có người sử dụng dịch vụ nào đọc hết các chính sách quyền riêng tư của nhà cung cấp dịch vụ trên internet. Vào thời điểm đăng ký tài khoản Facebook, khát khao được sử dụng và tham gia vào thế giới ảo rộng lớn của mạng xã hội này dễ dàng vượt qua nỗi lo bị mất quyền riêng tư, khiến người sử dụng dịch vụ dễ dàng chấp thuận các thỏa thuận quyền riêng tư được đưa ra mà không hề suy nghĩ cẩn trọng. Đặc biệt là tại Việt Nam, đa số người sử dụng các dịch vụ mạng xã hội như Facebook không hề có hiểu biết về quyền riêng tư, một phần rất lớn trong số họ là các thanh thiếu niên chưa có đầy đủ nhận thức với cuộc sống, về hiểm họa khi thông tin riêng tư bị lợi dụng. Vấn đề này càng trở nên trầm trọng, khi Facebook không chỉ là một bên cung cấp dịch vụ thứ ba duy nhất, mà còn là trung gian để rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ khác đến với người sử dụng - kèm theo đó là các thỏa thuận tiếp cận và sử dụng một số thông tin cá nhân (có thể bao gồm các dữ liệu riêng tư) trên tài khoản mạng xã hội của người sử dụng. Hiện nay, người sử dụng có thể dùng tài khoản Facebook để đăng ký tài khoản thành viên của các trang mạng khác, theo cơ chế “một chìa nhiều ổ”[13]. Điều này tạo ra sự tiện lợi, nhưng cũng đặt ra nguy cơ về bảo mật, đồng thời, thông tin cá nhân của người sử dụng sẽ có thể bị “chia sẻ chéo” giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Những thông tin được “chia sẻ chéo” giữa các bên cung cấp dịch vụ, cho phép tạo ra những “phiên bản số hóa” ngày càng hoàn chỉnh về người sử dụng. Chẳng hạn, nếu như người sử dụng dùng tài khoản mạng xã hội A để đăng ký tài khoản mua sắm trực tuyến B, thì những nội dung người sử dụng đăng trên tài khoản mạng xã hội A có thể được nhà cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến B phân tích sở thích và thói quen mua sắm của người sử dụng, từ đó sẽ tối ưu hóa những nội dung, mặt hàng hiển thị cho người dùng trên trang mua sắm trực tuyến B. Một trào lưu thường thấy trên mạng xã hội Facebook, đó là người sử dụng thường thích truy cập vào các ứng dụng nghe có tên rất hấp dẫn, như “Tưởng tượng mười năm sau bạn sẽ như thế nào?”, hay “Bạn là ai trong thế giới siêu anh hùng của Marvel?” … Đây là các ứng dụng “rác”, sử dụng những thuật toán đơn giản, nhưng lại thu hút sự quan tâm của những người dùng vốn tò mò. Thỏa thuận quyền riêng tư khi tham gia những ứng dụng này cũng chỉ là một thông báo nhỏ, được chấp nhận bằng một cú nhấp chuột. Người dùng chỉ được thỏa mãn sự tò mò bằng một trò chơi vô thưởng vô phạt, nhưng đã vô tình tiết lộ thông tin cá nhân.

Thứ ba, môi trường không gian số là nơi khiến con người dễ xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác. Xuất phát từ hạn chế nhận thức, nên nhiều người không có ý thức trong việc tự bảo vệ quyền riêng tư của mình, cũng như tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Trong thời đại công nghệ số, những thiết bị điện tử có chức năng ghi âm, ghi hình, kết nối internet trở nên rất phổ biến, cho phép người sử dụng nhanh chóng chia sẻ các thông tin mình thu được lên mạng. Điều này khiến cho quyền riêng tư của mỗi cá nhân đều có thể dễ dàng bị xâm phạm chỉ bởi một chiếc điện thoại thông minh nhỏ trong lòng bàn tay người khác. Điển hình là tại Việt Nam, trên mạng xã hội đã xuất hiện những “hội hóng biến”, tức những biến cố, biến động trong đời sống. Các thành viên của những “hội hóng biến” này chỉ cần một máy điện thoại thông minh là đã có thể quay lại những hình ảnh tai nạn giao thông, những vụ đánh ghen, những sự kiện thu hút nhiều sự tò mò, quan tâm của dư luận mà mình bắt gặp … để đăng tải lên mạng xã hội, mà không biết rằng mình đang xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác. Tiếp tay cho hành động này, nhiều tờ báo điện tử hay trang thông tin điện tử ở Việt Nam đang trở thành “cánh tay nối dài” cho Facebook, khi đăng tải lại những thông tin này thành bài báo mà không cần biên tập hay chỉ biên tập sơ sài, nhằm “câu view”, tức thu hút lượt xem của người đọc. Không khó để thấy thực tế của hiện tượng này ở Việt Nam: Bất cứ vụ xô xát nào, một va chạm nào trên đường phố cũng đều có rất đông người đứng lại xem. Nhưng kể từ khi điện thoại thông minh xuất hiện và trở nên phổ biến ở nước ta, người ta không chỉ “xem” đơn thuần để thỏa mãn trí tò mò của mình, mà còn ghi hình, quay phim lại để chia sẻ cho người khác. Nói cách khác, chỉ để thỏa mãn sự tò mò của số đông, có rất nhiều người sẵn sàng xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác mà không hề có sự suy xét và cũng không cần bất cứ lợi ích vật chất nào. Có thể nhận xét một cách cay đắng rằng: Sự kết hợp của những thành tựu công nghệ như điện thoại thông minh, với những con người thiếu ý thức pháp luật và đạo đức xã hội, đã và đang khiến cho không gian riêng tư gần như không còn tồn tại.

Thứ tư, trong thời đại công nghệ số, thông tin cá nhân (bao gồm cả những dữ liệu riêng tư) đang là một loại hàng hóa có giá trị kinh tế. Như đã phân tích ở trên, việc thu thập đủ các dữ liệu về mỗi cá nhân hay một cộng đồng người để xây dựng những “phiên bản số hóa” của cá nhân hay cộng đồng đó, sẽ cho phép đưa ra những quyết định chính xác trong đầu tư, kinh doanh … từ đó tạo ra lợi nhuận. Đã tồn tại một “thị trường” trao đổi những thông tin cá nhân người sử dụng như vậy. Đặc biệt, trên “thị trường” đó, những thông tin càng riêng tư sẽ lại càng có giá trị, vì thông tin đó phản ánh rõ nét và thực chất nhất cá nhân người sử dụng, phân tích những thông tin riêng tư sẽ cho phép đưa ra kết luận sát với thực tế. Điều đó khiến cho những dữ liệu riêng tư của cá nhân trở thành “mặt hàng” có giá trị và được săn lùng chủ yếu bởi các nhà cung cấp dịch vụ trên internet dưới những vỏ bọc “miễn phí”. Ở mức sơ khai nhất, việc mua bán thông tin cá nhân đã được ứng dụng vào quảng cáo, đã có những công ty chuyên thu thập và mua bán những dữ liệu về địa chỉ, số điện thoại, email … của các nhóm khách hàng nhằm phục vụ cho quảng cáo. Chẳng hạn, những người sử dụng dịch vụ đặt vé máy bay trực tuyến có thể bị bán dữ liệu thông tin cá nhân cho các hãng xe taxi phục vụ tại sân bay, và sẽ nhận được những tin nhắn quảng cáo dịch vụ vào máy điện thoại di động của mình. Ở mức cao hơn, với sự trợ giúp của khoa học dữ liệu, thông tin về mỗi cá nhân sẽ được phân tích để chỉ ra xu hướng hành vi mua sắm, tiêu dùng … của cá nhân đó, từ đó ứng dụng vào thương mại. Ví dụ: Những người thường xuyên đặt mua các báo, tạp chí về bất động sản, thường xuyên tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm (search engine) về mua căn hộ chung cư tại Hà Nội sẽ bị bán dữ liệu cho các công ty bất động sản để nhận được quảng cáo về các dự án chung cư sắp được mở bán tại Hà Nội. Rõ ràng, việc quảng cáo, chào mời “hướng đối tượng” như vậy sẽ có hiệu quả cao hơn những cách thức truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, báo chí hay phát tờ rơi, tờ bướm ở những nơi đông người … Bản thân các tập đoàn bất động sản cũng sẽ dựa trên những số liệu thu được để tối ưu hóa các sản phẩm của mình, như thiết kế diện tích nhà sao cho phù hợp với mong muốn của đa số người mua, bố trí nội thất để vừa túi tiền khách hàng … Có thể khẳng định rằng: Trong thời đại công nghệ số, những thông tin riêng tư cá nhân đang trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế, và do đó đã và đang tạo ra động lực rất lớn cho những chủ thể khác trong việc thu thập và mua bán những dữ liệu như vậy. Đó là một thách thức to lớn cho pháp luật trong bảo vệ quyền riêng tư, nhất là trong bối cảnh nhận thức của người dân còn thấp như ở Việt Nam.

Thứ năm, môi trường không gian số là nơi những thông tin riêng tư dễ bị lợi dụng cho mục đích xấu. Không chỉ lợi dụng thông tin cá nhân của người khác cho mục đích thương mại, nhiều chủ thể còn có những hành vi sử dụng những thông tin này cho các hành vi mạo danh, bôi nhọ, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác. Ví dụ điển hình cho hành vi này, đó là việc lập những tài khoản giả mạo người khác trên mạng xã hội, và dùng tài khoản này để thực hiện những việc làm xấu gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm người bị mạo danh. Tại Việt Nam, do đa số người dân chưa có ý thức bảo vệ sự riêng tư của cá nhân mình, nên trên tài khoản mạng xã hội của họ công khai hầu hết các thông tin, hình ảnh, bao gồm cả các hình ảnh có tính chất riêng tư, các thông tin như tên tuổi, quê quán, ngày tháng năm sinh, nơi học tập, công tác, quan hệ bạn bè, trường lớp, công việc … Điều đó vô hình chung tạo điều kiện cho những hành vi xấu như mạo danh tài khoản, trộm cắp hay cướp tài sản, bắt cóc (hung thủ sẽ biết chính xác thời điểm người sử dụng Facebook đi du lịch vắng nhà, hay trường học của con em họ, vì họ đã công khai những thông tin này lên mạng xã hội) … Một dạng hành vi lợi dụng thông tin riêng tư thường gặp khác, đó là lăng mạ qua mạng (cyberbullying hay cyberharassment), thường được biết đến trên các mạng xã hội ở Việt Nam với tên gọi “bóc phốt”. Khi một cá nhân có những hành vi sai trái, như mua hàng qua mạng mà không trả tiền, ăn cắp đồ, quan hệ luyến ái ngoài hôn thú với người đã có vợ, chồng … lập tức tên tuổi, địa chỉ nhà ở, trường học, nơi làm việc của họ sẽ được đưa lên mạng xã hội để cho người khác phỉ nhổ, chửi rủa ... Không một bộ máy cảnh sát hay mật vụ nào có thể hoạt động hiệu quả hơn hàng triệu con người đang phẫn nộ vì những việc làm sai trái, và có điện thoại thông minh trên tay. Họ sẽ nhanh chóng biến cuộc sống của “kẻ vô đạo đức” trở thành địa ngục với sự tẩy chay của tất cả những người xung quanh, và họ coi đó như sự trừng phạt hay sự răn đe cho những người khác có ý định làm những việc xấu. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, đó là những “kẻ vô đạo đức” ở trên bị kết tội mà không cần có bất cứ bằng chứng nào, chỉ đơn giản là một “lời tố giác” qua mạng ảo, bằng một tài khoản Facebook cũng là ảo. Mấu chốt của vấn đề, là những thông tin riêng tư của “kẻ vô đạo đức” có thể được đưa lên cùng với lời tố giác, nhằm tạo ra một ảo giác cho những người xem, rằng sự việc là có thật. Người xem sẽ mải tập trung vào yếu tố “người thật”, mà quên đi “việc thật”, quên đi sự suy xét xem có bằng chứng về việc người đó có thực sự thực hiện hành vi xấu hay không. Đôi khi, chỉ để thu hút người xem cho một tài khoản Facebook bán hàng online, rất nhiều người sẵn sàng bịa đặt ra những tin đồn xấu xa nhất về người khác, dựa trên cách tạo niềm tin cho người xem bằng những thông tin riêng tư họ thu được về người đó. Kể cả khi việc làm xấu của một người là có thực, thì họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ không thể bị tấn công và lăng mạ nhân danh đạo đức. Bản chất của việc lợi dụng thông tin riêng tư của người khác để thực hiện những hành vi xấu là xâm phạm đến quyền về hình ảnh, quyền được bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm hay các quyền khác của mỗi cá nhân; nhưng những hành vi xâm phạm quyền như vậy chỉ được thực hiện trên cơ sở xâm phạm quyền riêng tư của người khác, và kết quả của những hành vi như vậy cũng dẫn đến sự xâm phạm quyền riêng tư. Mô hình đơn giản nhất của quá trình nêu trên, đó là một người do thiếu ý thức đã đăng tải những hình ảnh, cũng như chia sẻ địa chỉ cơ quan của mình lên mạng xã hội. Việc làm tưởng chừng như vô hại này cho phép kẻ khác lợi dụng những dữ liệu này cho một hành vi lăng mạ trên mạng, và sau đó, như một hệ quả của hành vi nói trên, người bị lăng mạ sẽ chịu sự soi mói, lăng nhục của tất cả mọi người trong xã hội - những người đã vô tình tin vào thông điệp lăng mạ nói trên mà không mảy may suy nghĩ hay lắng nghe một lời giải thích của nạn nhân. Hậu quả của những hành vi như vậy gây ra cho nạn nhân là vô cùng to lớn, do tốc độ và quy mô lan tỏa thông tin trên mạng internet là rất nhanh và không thể kiểm soát.

Thứ năm, công nghệ số cũng thúc đẩy chính quyền xâm phạm quyền riêng tư nhân danh các mục đích an ninh quốc gia. Một mặt, do những tiến bộ công nghệ, nên ngày nay, việc theo dõi điện thoại, email, theo dõi sự di chuyển của hàng chục triệu người trong một quốc gia, theo dõi những diễn biến trên tất cả các đường phố trong một đô thị hàng ngàn km2 bằng camera hay vệ tinh là hoàn toàn khả thi. Mặt khác, trong hoạt động bảo vệ trị an của chính quyền luôn tồn tại nhu cầu giám sát người dân. Trước đây, nhu cầu này khó có thể được thỏa mãn bởi những hạn chế do năng lực công nghệ. Nhưng khi rào cản công nghệ đã không còn, và lại thiếu một hành lang pháp lý đủ mạnh để bảo vệ các quyền con người cơ bản, thì nhu cầu theo dõi quy mô lớn của chính quyền dễ dàng được thỏa mãn. Ngày 28/11/2015, theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) đã phải dừng chương trình nghe lén điện thoại kéo dài suốt nhiều năm trời[14]. Trước đó, NSA đã có quyền thu thập hàng tỷ cuộc gọi điện thoại mỗi năm, không chỉ của công dân Mỹ, mà còn cả của người dân nhiều quốc gia khác, nhân danh mục tiêu chống khủng bố. Vụ việc nói trên và nhiều bê bối liên quan đến xâm phạm các quyền riêng tư khác của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, như NSA hay CIA (Central Intelligence Agency - Cục Tình báo Trung ương Mỹ) chỉ vỡ lở khi cựu nhân viên kỹ thuật Edward Snowden tiết lộ nhiều tài liệu mật của các tổ chức trên cho báo chí, cho thấy quy mô rộng lớn của các hoạt động theo dõi và nghe lén. Chắc chắn rằng, trong hàng chục triệu người bị theo dõi, nghe lén, chỉ có một phần rất nhỏ là những nghi phạm khủng bố. Vì vậy, việc nghe lén rộng rãi mà không hề phải trải qua một thủ tục tố tụng, hay không hề có sự chấp thuận nào của cơ quan tư pháp của các cơ quan tình báo nói trên là hành vi xâm phạm quyền riêng tư không thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, song song với những hoạt động theo dõi rộng rãi trên phạm vi hàng chục triệu người, thì đối với từng nghi phạm khủng bố, các cơ quan an ninh - tình báo cũng luôn luôn muốn tiếp cận với “phiên bản số hóa” chi tiết của những cá nhân này. Có rất nhiều thông tin không thể khai thác được từ việc hỏi cung, thẩm vấn nghi phạm trong thế giới vật lý, nhưng sẽ có thể thu được từ phân tích những dữ liệu được số hóa trong máy tính xách tay hay điện thoại thông minh của đối tượng. Những dữ liệu thu được như lịch sử truy cập internet, lịch sử mua sắm trực tuyến, các bức ảnh được lưu trong điện thoại, các thông báo về nguồn tiền vào - ra trong tài khoản ngân hàng … sẽ cho phép xác định động cơ phạm tội, cũng như các đồng phạm còn đang lẩn trốn và những kẻ tài trợ khủng bố. Vì vậy, những thông tin nằm trong các thiết bị điện tử của nghi phạm - tức “phiên bản số hóa” của các nghi phạm - luôn là “báu vật” đối với các cơ quan điều tra. Tuy nhiên, việc tiếp cận với những thông tin như vậy sẽ vướng phải các rào cản công nghệ và pháp lý. Điển hình là vụ kiện giữa Tập đoàn công nghệ Apple và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (Federal Bureau of Investigation - FBI): Theo đó, ngày 02/12/2015, hai đối tượng Syed Rizwan Farook - 28 tuổi, đã cùng với vợ mình là Tashfeen Malik - 29 tuổi - thực hiên một vụ xả súng tại thành phố San Bernardino, bang California, Mỹ, khiến 14 người chết và ít nhất 21 người bị thương. Cặp đôi này sau đó bị cảnh sát tiêu diệt trong một trận đấu súng trong khi trên đường chạy trốn. Tuy nhiên, cảnh sát sau đó đã thu giữ được một chiếc iPhone 5C trong một bãi rác gần hiện trường. Đây là chiếc iPhone thuộc sở hữu của Farook, nhưng đã được mã hóa và cài chức năng tự động xóa dữ liệu sau một số lần nhập sai mật khẩu. FBI tin rằng việc giải mã chiếc iPhone 5C này có thể giúp có thêm những đầu mối đến những kẻ đồng phạm khác của tên khủng bố và những kế hoạch khủng bố khác. Một Thẩm phán Liên bang sau đó đã yêu cầu Apple phải hỗ trợ các nhà chức trách mở khóa chiếc iPhone 5C của kẻ khủng bố, tuy nhiên, Apple đã từ chối yêu cầu này[15]. Theo đại diện của Apple, họ nhận được yêu cầu từ các nhà chức trách phải làm suy yếu nền tảng bảo mật của hệ điều hành iOS cài đặt trên các máy điện thoại thông minh iPhone để giúp phá khóa chiếc iPhone 5C của tên khủng bố Farook. Điều này một mặt sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng triệu người sử dụng các sản phẩm của Apple, vì cơ quan tình báo Mỹ sẽ có được một công cụ cho phép xâm phạm quyền riêng tư của họ. Mặt khác, việc này sẽ tạo ra tiền lệ pháp lý buộc Apple phải hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phá khóa hàng trăm máy điện thoại iPhone khác của các nghi can tội phạm. Cả hai điều này, vô hình chung sẽ làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của Apple với khách hàng của mình. Vụ việc này chưa chắc đã cho thấy ý thức “bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng” đến từ một tập đoàn lớn như Apple (Apple chỉ hành động dựa trên cân nhắc những thiệt hại kinh tế có thể phải gánh chịu nếu trợ giúp cho FBI phá khóa chiếc điện thoại iPhone), mà chỉ cho thấy: thông tin riêng tư của mỗi cá nhân không chỉ là “mặt hàng” có giá trị với các tập đoàn kinh tế, mà còn là mối quan tâm của các chính quyền với tiềm lực công nghệ - tài chính hùng mạnh. Đây cũng là thách thức to lớn cho hoạt động bảo vệ quyền riêng tư, bởi lợi ích cá nhân phải được đặt dưới lợi ích công cộng của cả cộng đồng.

Thứ sáu, công nghệ số cũng cung cấp những công cụ cho phép bảo vệ dữ liệu riêng tư một cách hiệu quả hơn, mặt khác cũng có góp phần tạo ra sự hỗn loạn trong thực thi pháp luật về quyền riêng tư. Các công nghệ của thế kỷ XXI không chỉ tạo ra mối đe dọa với quyền riêng tư, mà cũng trợ giúp cho mỗi người trong việc tự bảo vệ quyền của mình. Nếu như vào năm 1940, giáo sư Arne Beurling ở Đại học Upsala, Thụy Điển chỉ cần làm việc một mình bằng giấy và bút chì trong 2 tuần là đã có thể bẻ khóa được mật mã ngoại giao và quân sự của Đức, thì đến ngày nay, việc bẻ khóa các mật mã là điều cực kỳ nan giải ngay cả với các tổ chức tình báo hay các chính phủ với tiềm lực hùng mạnh, sở hữu nhiều siêu máy tính với năng lực xử lý và tính toán mạnh mẽ. Ví dụ điển hình là trường hợp của công nghệ mã hóa đầu cuối (end-to-end - E2E), đã được sử dụng cho nhiều ứng dụng gửi tin nhắn qua mạng internet như Whatsapp, Wire, Telegram, Wire, Signal hay Dust … Theo đó, các nội dung tin nhắn được mã hóa ngay trên điện thoại của người gửi, sau đó gửi nội dung đã mã hóa đến điện thoại của người nhận để giải mã. Cơ chế này khác với những hình thức mã hóa thông thường khác, đó là việc mã hóa được thực hiện ngay trên thiết bị của người gửi, chứ không phải trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ trên internet. Do đó, không chỉ các cơ quan tình báo - an ninh, mà ngay cả chính nhà cung cấp dịch vụ trên internet cũng không thể giải mã được nội dung tin nhắn. Để phá mã được các dữ liệu mã hóa đầu cuối dạng 256 bit thông thường, sẽ cần đến 50 siêu máy tính hoạt động liên tục trong 3.000 năm[16]. Nói cách khác, nếu như không phải là người gửi và người nhận tin nhắn, sẽ không một bên thứ ba nào khác có thể biết được nội dung tin nhắn. Tưởng chừng như công nghệ mã hóa đầu cuối sẽ là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền riêng tư của mỗi cá nhân, nhưng công nghệ này không chỉ ngăn chặn gián điệp, tội phạm mạng hay nhà cung cấp dịch vụ lợi dụng thông tin cá nhân của người dùng, mà còn ngăn chặn luôn cả những cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra theo những trình tự thủ tục tố tụng hợp pháp. Điều này, vô hình chung làm gia tăng sự hỗn loạn, không thống nhất trong thực hiện pháp luật về quyền riêng tư, vì ngay cả các cơ quan chức năng cũng không thể tiếp cận với các thông tin của mỗi cá nhân kể cả khi được phép, và trong những trường hợp hạn chế quyền riêng tư về lợi ích công cộng. Vấn đề sử dụng công nghệ mã hóa đầu cuối nhằm tự bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người cũng tương tự như những tranh luận về quyền sở hữu súng đạn để tự vệ của người dân. Đối với Việt Nam, cũng như đa số quốc gia khác, cần thấy rằng: Vì lợi ích công cộng, những công nghệ mã hóa đặc biệt cần phải được quản lý chặt chẽ, tương tự như súng đạn, thay vì sử dụng một cách tự phát như hiện nay. Trên thực tế, đã có tiền lệ về việc tên khủng bố Khalid Masood, kẻ đã tấn công Tòa nhà Nghị viện Anh ở cung điện Westminster, London ngày 22/03/2017 đã sử dụng ứng dụng tin nhắn mã hóa đầu cuối Whatsapp trước khi tham gia tấn công, và hoạt động điều tra đã lâm vào bế tắc vì các công nghệ của Chính phủ Anh đương thời đã không thể giải mã được tin nhắn Whatsapp của Masood[17].

Thứ bảy, những thông tin riêng tư của cá nhân không thể bị xóa bỏ và lãng quên trên không gian số. Bộ não con người có cơ chế nhanh chóng xóa đi những thông tin không quan trọng với bản thân, khiến cho việc nhớ lại nhiều sự việc trong quá khứ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, trên không gian số, khả năng lưu trữ thông tin là vô hạn. Mặt khác, với các công cụ tìm kiếm như Google, việc truy xuất những thông tin trong quá khứ là rất dễ dàng. TS. Đặng Hoàng Giang đã phân tích một số tình huống cụ thể trong cuốn sách “Thiện, ác và smartphone”, đó là (i) vụ việc hai khách du lịch Nhâm Thị Hồng Phương và Nhâm Tiến Dũng ăn cắp 3 cặp kính mắt Gucci và Louis Vuitton với trị giá khoảng 300 EUR/chiếc, khi hai người này đi du lịch tại Thụy Sỹ, (ii) vụ việc hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý có hành vi hành hạ, đánh đập trẻ em. Hai vụ việc nói trên đã diễn ra lần lượt từ năm 2015 và 2014. nhưng sau nhiều năm, những nội dung về hành vi vi phạm pháp luật của họ vẫn xuất hiện trên các kết quả trả về của máy tìm kiếm Google, khi tìm kiếm về họ và tên của họ. Nói cách khác, trên không gian số, cụ thể là trên một máy tìm kiếm cụ thể như Google, những kết quả được nhiều người xem nhất sẽ được hiển thị đầu tiên, bất chấp trình tự thời gian. Nói cách khác, Google không quan tâm rằng một người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt tù và được xóa án tích, cũng không quan tâm hiện nay anh ta đã tu chí hoàn lương. Những người tìm kiếm tên anh ta sẽ chỉ nhận được những kết quả về hành vi phạm pháp của anh ta từ nhiều năm về trước. TS. Đặng Hoàng Giang gọi đó là những “vết nhơ online” không thể nào xóa sạch, và điều này vô hình chung ngăn cản sự hoàn lương và hòa nhập với đời thường của những người từng phạm tội. Ông kết luận: “Quyền riêng tư, đó không những là “quyền được để yên”, mà còn là quyền được quên. Nó là quyền được phủ tấm màn của sự im lặng lên trên quá khứ”[18]. Sự phát triển của mạng internet và những công cụ tìm kiếm mạnh như Google đã đặt ra vấn đề về “quyền được lãng quên” trên mạng internet. Ví dụ điển hình là trường hợp của công dân Tây Ban Nha Mario Costeja Gonzalez - một luật sư đã từng bị ngân hàng phát mãi một bất động sản để cấn trừ khoản nợ mà anh ta không trả được từ năm 1998. Với một luật sư, thì điều này có thể xem như “tai nạn nghề nghiệp” đáng tiếc, và câu chuyện này được đăng tải trên một tờ báo điện tử. Gonzalez cảm thấy quyền riêng tư của mình bị xâm phạm, khi đã qua 12 năm nhưng câu chuyện của anh vẫn được tìm thấy khi tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm Google. Gonzalez khởi kiện lên Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu EU, và đến năm 2014 đã nhận được phán quyết, buộc Google phải hủy bỏ kết quả tìm kiếm dẫn đến bài báo nói trên, khi có người sử dụng tìm kiếm tên của Mario Gonzalez. Nói cách khác, bài báo vẫn nằm trên trang tin điện tử của tờ báo, và nếu như bất cứ ai còn giữ đường dẫn đến bài báo vẫn sẽ có thể truy cập vào nội dung này. Nhưng nếu như tìm kiếm tên của Mario Gonzalez trên máy tìm kiếm Google thì sẽ không thể tìm ra bài báo này. Kho thông tin trên không gian số là rất đồ sộ, nhưng thiếu đi năng lực tìm kiếm thông tin của Google, thì việc truy xuất những thông tin trong quá khứ về tai tiếng của Mario Gonzalez sẽ là bất khả thi. Phán quyết của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu về vụ kiện của Gonzalez mang một ý nghĩa lịch sử. Kể từ dấu mốc này, các công dân EU có quyền yêu cầu Google hủy bỏ những kết quả tìm kiếm dẫn chiếu đến những đường dẫn “không thích đáng, không liên quan, hoặc mang tính chất quá đáng trong tương quan với mục đích của nó, khi xem xét quãng thời gian đã qua”[19]. Ước tính đến nay đã có hàng triệu yêu cầu “quyền được lãng quên” như vậy được gửi đến Google, và 43% đã được chấp thuận. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho việc bảo vệ quyền riêng tư, song tiền lệ này cần được nhân rộng ở các quốc gia khác, bằng ràng buộc pháp lý với những nhà cung cấp dịch vụ trên internet.

2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền riêng tư và đảm bảo thực hiện quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

2.1. Định hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền riêng tư và đảm bảo thực hiện quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

Theo báo cáo “Quyền riêng tư và nhân quyền - Khảo sát quốc tế về pháp luật và thực tiễn về quyền riêng tư” (Privacy and human righgts - An International Survey of Privacy Laws and Practice) năm 2004 của Trung tâm bảo mật thông tin điện tử quốc tế, thì quyền riêng tư được thể hiện ở bốn nội dung cơ bản: (i) sự riêng tư về thông tin cá nhân (tức “bảo vệ dữ liệu”, bao gồm việc quản lý các hoạt động thu thập, lưu trữ và sử dụng các dữ liệu cá nhân có tính chất riêng tư như thông tin tín dụng, bệnh án, tài sản, thu nhập, ảnh riêng tư), (ii) sự riêng tư về cơ thể (bảo vệ cơ thể chống lại các hình thức xâm hại hay cưỡng ép như khám người, đo nồng độ chất kích thích, xét nghiệm, thử nghiệm lâm sàng … trừ khi thuộc trường hợp luật định), (iii) sự riêng tư về không gian sống (bảo vệ mỗi cá nhân khỏi sự xâm phạm không gian sống, bao gồm nơi cư trú, nơi làm việc hay không gian riêng tư khác), (iv) sự riêng tư về thông tin liên lạc (bao gồm bảo mật và riêng tư về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác).

Có thể thấy rõ ràng từ những phân tích ở trên: Trong môi trường công nghệ số, sự riêng tư về thông tin cá nhân là khía cạnh dễ bị tổn hại nhất. Thậm chí, ở nhiều nước, khái niệm bảo vệ quyền riêng tư được thu hẹp như bảo vệ dữ liệu cá nhân. Do đó, trong thời đại số, việc điều chỉnh bằng công cụ pháp luật trong bảo vệ quyền riêng tư cần đặc biệt chú ý đến bảo vệ thông tin cá nhân có tính chất riêng tư, đồng thời vẫn tăng cường bảo vệ các khía cạnh riêng tư khác. Quan điểm này là phù hợp với thực tiễn pháp luật Việt Nam, khi các quyền riêng tư về thân thể và về không gian sống khá tương đồng với các quyền bất khả xâm phạm về thân thể và về chỗ ở (quy định tại điều 20 và điều 22 của Hiến pháp 2013). Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 - cụ thể hóa điều 21 Hiến pháp 2013 - chỉ quy định về bảo vệ quyền riêng tư đối với hai khía cạnh riêng tư thông tin cá nhân và riêng tư thông tin liên lạc. Và suy cho cùng, việc bảo vệ sự riêng tư thông tin liên lạc cũng chủ yếu hướng đến bảo vệ sự riêng tư về thông tin cá nhân:

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

(Trích Bộ luật Dân sự năm 2015)

Như vậy, có thể thấy rõ: Ngay trong quan điểm xây dựng các quy định về quyền riêng tư của Bộ luật Dân sự 2015 đã thể hiện sự tập trung vào bảo vệ quyền riêng tư dưới khía cạnh thông tin cá nhân. Đây là điểm mới có tính đột phá so với Bộ luật Dân sự năm 1995 và 2005, đồng thời cũng là quy định phù hợp với các lý thuyết khoa học pháp lý về quyền riêng tư, cũng như bắt kịp với thực tiễn nhu cầu bảo vệ quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, quy định về bảo vệ quyền riêng tư trong Bộ luật Dân sự 2015 còn rất sơ lược, giản dị, chỉ giữ vai trò nền tảng cho những điều chỉnh pháp luật tiếp theo ở các đạo luật chuyên ngành.

Từ bản chất những đột phá của công nghệ số là quá trình thu thập, lưu trữ, truy xuất và xử lý dữ liệu với quy mô cực lớn và tốc độ rất nhanh, nên hoạt động xây dựng pháp luật để bảo vệ quyền riêng tư cũng cần bám theo quá trình này, với tôn chỉ ưu tiên bảo vệ quyền riêng tư cho mỗi cá nhân, song không tạo ra rào cản cho sự phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh hợp pháp. Có thể thấy rõ những ưu điểm vượt trội của công nghệ số, đó là (i) thu thập dữ liệu mức sâu trên diện rộng, (ii) lưu trữ dữ liệu quy mô lớn và gần như không giới hạn, (iii) truy xuất dữ liệu nhanh chóng và (iv) sử dụng với hiệu quả kinh tế cao. Để bảo vệ quyền riêng tư, đặc biệt là quyền riêng tư dưới khía cạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân, cần đặc biệt chú trọng vào việc ngăn cản việc thu thập dữ liệu riêng tư trái pháp luật và không có sự đồng ý của cá nhân đó. Việc ngăn chặn các hành vi lưu trữ, truy xuất và sử dụng dữ liệu riêng tư chỉ mang ý nghĩa thứ yếu, vì khi thông tin riêng tư đã bị thu thập, thì cá nhân bị thu thập thông tin đã bị xâm phạm quyền riêng tư, và trở nên mất tự chủ. Ví dụ điển hình là trường hợp các cơ quan tình báo như NSA nghe lén điện thoại của người dân Mỹ. Ngay cả khi những dữ liệu nghe lén chỉ được thu về lưu trữ tại các máy chủ của NSA, và không hề được các đặc vụ của cơ quan này mổ băng xem xét (vì đơn giản là NSA chỉ quan tâm đến một số ít các cuộc điện thoại của những nghi can khủng bố mà họ quan tâm, trong số rất nhiều cuộc điện thoại diễn ra mỗi ngày trên nước Mỹ), thì chỉ riêng việc biết rằng điện thoại của mình có thể bị nghe lén đã khiến cho người sử dụng bị mất đi quyền riêng tư và mất đi quyền tự chủ trong không gian riêng tư của mình. Ngăn chặn việc lưu trữ, truy xuất và sử dụng thông tin riêng tư trái phép chỉ là ngăn chặn việc khai thác các dữ liệu này cho những mục đích trái pháp luật của chủ thể thu thập, từ đó triệt tiêu động cơ thực hiện các hành vi xâm phạm quyền riêng tư của các chủ thể này.

Cụ thể hơn, đối với hoạt động thu thập dữ liệu riêng tư cá nhân, trên cơ sở điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, cần chú ý quy định rõ các trường hợp cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu thập dữ liệu riêng tư của cá nhân trong những tình huống do luật định, vì lí do an ninh quốc gia hay vì lợi ích cộng đồng. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng internet, cần siết chặt quản lý việc thu thập dữ liệu riêng tư của người sử dụng dịch vụ. Cần đưa ra quy định chi tiết về thỏa thuận chính sách quyền riêng tư khi sử dụng dịch vụ trên mạng internet theo hướng đưa ra những cảnh báo rõ ràng hơn cho người sử dụng dịch vụ về những thông tin riêng tư sẽ được chia sẻ cho nhà cung cấp dịch vụ. Song song với các quy định sẽ là những chế tài đối với các hành vi thu thập dữ liệu riêng tư của cá nhân trái luật định. Đối với việc lưu trữ, truy xuất dữ liệu riêng tư, cần có quy định cụ thể để cho phép các cơ quan chức năng có thể truy cập vào những dữ liệu người dùng đang được lưu trữ bởi các nhà cung cấp dịch vụ trên internet trong những trường hợp cần thiết do luật định. Dựa trên tiền lệ của vụ kiện Mario Gonzalez năm 2010, cần có quy định về “quyền được lãng quên” trên các công cụ tìm kiếm. Đối với các hoạt động mua bán, sử dụng dữ liệu riêng tư cá nhân cho mục đích trái pháp luật hay không có sự đồng ý của cá nhân đó, cần có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn những hành vi này.

Bên cạnh đó, việc xây dựng pháp luật về quyền riêng tư phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực này. Bởi lẽ: Trong bối cảnh giao lưu kinh tế đang phát triển mạnh như hiện nay, đặc biệt là khối ngành thương mại điện tử, thì nhu cầu được bảo vệ sự riêng tư trên không gian số đang rất được quan tâm. Nếu như Việt Nam muốn tham gia các hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) với đối tác là các nước tiên tiến, thì nhất thiết sẽ phải phê chuẩn những “gói pháp luật” phù hợp với luật pháp của các nước đó, trong đó có các quy định về quyền riêng tư. Ví dụ điển hình là khối Liên minh châu Âu EU, do nhận thức về quyền riêng tư của người dân EU là rất cao, nên nếu như pháp luật Việt Nam không có những cam kết thỏa đáng về bảo vệ quyền riêng tư, sẽ rất khó được tham gia các FTA với EU. Mặt khác, việc xây dựng và bảo đảm thực hiện pháp luật vè quyền riêng tư ở Việt Nam phải đi cùng với nâng cao nhận thức của người dân về quyền riêng tư, để người dân có thể sử dụng những công cụ bảo vệ quyền riêng tư tiện lợi nhất mà pháp luật cung cấp nhằm tự bảo vệ mình.

Như vậy, định hướng xây dựng hành lang pháp lý về quyền riêng tư ở Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, cần bổ sung những cơ sở pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư theo hướng tập trung vào việc ngăn chặn việc thu thập dữ liệu riêng tư cá nhân trái luật. Cụ thể là quy định các trường hợp ngoại lệ cho phép cơ quan chức năng thu thập dữ liệu riêng tư cá nhân vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Siết chặt quản lý và có chế tài mạnh cho các đối tượng có hành vi thu thập dữ liệu riêng tư của cá nhân trái pháp luật hay không có sự đồng ý của cá nhân đó. Có quy định cụ thể về thể thức của thỏa thuận quyền riêng tư khi sử dụng dịch vụ trên mạng internet.

Thứ hai, cần có quy định về “quyền được lãng quên” trên các công cụ tìm kiếm.

Thứ ba, cần có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng dữ liệu thông tin riêng tư cá nhân trái pháp luật hay không được được sự đồng ý của cá nhân đó. Bên cạnh cơ chế xử phạt hành chính hay xử lí hình sự, cần hoàn thiện cả chế định về bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền riêng tư.

Thứ tư, việc xây dựng pháp luật phải phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho hội nhập với khu vực và thế giới, đồng thời phải đi kèm với hoạt động tuyên truyền, giáo dục về quyền riêng tư cho người dân.

2.2. Những mô hình bảo vệ quyền riêng tư

Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế, việc bảo vệ quyền riêng tư có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau. Tùy thuộc vào việc áp dụng chúng, các mô hình này có thể bổ sung cho nhau hoặc mâu thuẫn với nhau. Thực tiễn ở các nước tiên tiến cho thấy: Cần vận dụng linh hoạt tất cả các mô hình để đảm bảo thực hiện quyền riêng tư trên thực tế.

Thứ nhất là mô hình ban hành đạo luật bảo vệ dữ liệu riêng tư cá nhân hợp nhất. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước thuộc khối Liên minh châu Âu EU đã ban hành một đạo luật chung để điều chỉnh việc thu thập, sử dụng và phổ biến các thông tin cá nhân trong cả khu vực công và tư. Đạo luật bảo vệ dữ liệu được bảo đảm thực hiện bởi một cơ quan giám sát với thẩm quyền rộng rãi. Một biến thể của luật này, được mô tả như là một “mô hình hợp tác quản lý”, đã được áp dụng tại Canada và Úc. Theo đó, các ngành công nghiệp tự ban hành các quy tắc cho việc bảo vệ sự riêng tư và được giám sát bởi các cơ quan bảo mật[20].

Thứ hai là mô hình ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành về bảo vệ quyền riêng tư. Đây là mô hình được Hoa Kỳ lựa chọn: Thay vì ban hành một đạo luật bảo vệ dữ liệu thống nhất, hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật trong bảo vệ quyền riêng tư được trao cho các cơ quan chuyên ngành trong mỗi lĩnh vực. Cách làm này tuy cho phép cập nhật và sửa đổi pháp luật về quyền riêng tư một cách nhanh chóng, bắt kịp với những biến chuyển tình hình của từng lĩnh vực, song sẽ thiếu đi một cơ quan giám sát chung. Đối với Việt Nam, việc ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành có vai trò bổ sung chi tiết cho việc bảo vệ sự riêng tư trong những lĩnh vực đặc thù như viễn thông, điều tra hình sự hay thương mại tiêu dùng …

Thứ ba là mô hình bảo vệ quyền riêng tư thông qua nội quy, quy chế nội bộ cơ quan, tổ chức. Về mặt lý thuyết, bảo vệ dữ liệu cũng có thể đạt được thông qua việc các công ty, cơ quan trong các ngành công nghiệp, kinh tế tự ban hành các quy định, xây dựng hệ thống ký hiệu riêng và tham gia vào quá trình giám sát với các hình thức khác nhau. Với đặc thù của các ngành công nghệ trong thời đại số, mô hình bảo vệ này cho phép những quy định về quyền riêng tư được xây dựng và đảm bảo thực hiện bởi những người am hiểu nhất về ngành công nghệ đó. Tuy nhiên, theo TS. Thái Thị Tuyết Dung (Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) ở nhiều nước, nhất là Hoa Kỳ, những nỗ lực này đã không thành công, vì có rất ít bằng chứng để chứng minh rằng các ký hiệu riêng này thường xuyên thực hiện. Ký hiệu riêng của ngành công nghiệp ở nhiều nước có xu hướng chỉ cung cấp sự bảo vệ yếu kém và thiếu khả thi[21]. Có quá nhiều cách “lách luật” và thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện, nên việc bảo vệ quyền riêng tư theo mô hình này chủ yếu dựa trên ý thức tự giác.

Thứ tư là mô hình bảo vệ quyền riêng tư thông qua hợp đồng, thỏa thuận quyền riêng tư khi sử dụng dịch vụ trên không gian số. Đây là thỏa thuận song phương giữa người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ trên mạng internet, dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện đang thiếu đi sự quản lý của nhà nước đối với những thỏa thuận như vậy, khiến cho những thỏa thuận này có nguy cơ tạo ra thiệt thòi cho người sử dụng dịch vụ.

Thứ năm là mô hình tự bảo vệ quyền riêng tư. Cùng với sự phát triển của công nghệ, mỗi cá nhân đều có thể sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để tự bảo vệ quyền riêng tư của mình. Công nghệ mã hóa đầu cuối E2E ở trên là ví dụ điển hình. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp tự bảo vệ này không phải là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tất cả các dữ liệu riêng tư của cá nhân. Mặt khác, cũng cần có sự quản lý các công cụ, ứng dụng công nghệ bảo vệ sự riêng tư, để đảm bảo rằng những công cụ như vậy không bị lạm dụng cho các mục đích xấu.

2.3. Một số kiến nghị

Việc quy định về bảo vệ quyền riêng tư trong Bộ luật Dân sự 2015 thể hiện điểm mới mang tính đột phá, thể hiện quyết tâm bảo vệ các quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013 trong thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, trong bối cảnh thời đại công nghệ số, cần gấp rút có những biện pháp cụ thể để đưa quy định của pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư vào thực tế một cách hiệu quả nhất:

Về xây dựng pháp luật, điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ đưa ra quy định sơ lược về quyền riêng tư, và dẫn chiếu đến các văn bản luật chuyên ngành trong những ngoại lệ về thu thập, lưu trữ, sử dụng và công khai thông tin về đời sống riêng tư của cá nhân và gia đình. Do vậy, nhất thiết phải xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu riêng tư, cùng với đó phải tiến tới hoàn thiện các quy định pháp luật chuyên ngành như Luật Công nghệ thông tin, Luật Báo chí, Luật An ninh quốc gia, Bộ luật Tố tụng Hình sự … về bảo vệ quyền riêng tư trên không gian số.

Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, song song với hoạt động xây dựng pháp luật, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về quyền riêng tư và pháp luật về quyền riêng tư cho đông đảo nhân dân, nhằm làm cho người dân nhận thức được về quyền và có ý thức tự bảo vệ quyền riêng tư của mình.

Về nguồn lực, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế với thế giới, một điều kiện không thể thiếu trong các thỏa thuận FTA thế hệ mới là các vấn đề về xây dựng và sửa đổi pháp luật, trong đó có pháp luật về quyền riêng tư. Chỉ khi có các chính sách tương đồng về quyền riêng tư, đặc biệt là quyền riêng tư trong không gian số, thì mới có thể thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới. Do đó, việc xây dựng hành lang pháp lý và đảm bảo thực hiện quyền riêng tư của cá nhân ở Việt Nam không chỉ dựa trên những nguồn lực sẵn có trong nước, mà hoàn toàn có thể kêu gọi sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài. Đây là nguồn lực quan trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam còn hạn chế về tài chính và công nghệ.

3. Kết luận chuyên đề

Trong phạm vi chuyên đề, đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0, cùng những thách thức đặt ra cho bảo vệ quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số. Trên cơ sở đó, chuyên đề đã đề ra định hướng và những giải pháp cụ thể cho Việt Nam trong bối cảnh Bộ luật Dân sự 2015 với các quy định về bảo vệ quyền riêng tư vừa có hiệu lực đầu năm 2017, với mục tiêu bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ trong bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân.

[1] Simon Davies, Big Brother: Britain’s Web of Surveillance and the New Technological Order 23 (Pan 1996)

[2] Cụ thể: lời thề thứ sáu trong bảy lời thề Hypocrates của các thầy thuốc, ra đời từ thế kỷ V TCN - cách ngày nay hơn 2.500 năm - cũng đã đề cập đến nghĩa vụ giữ gìn sự riêng tư cho bệnh nhân của người thầy thuốc: “Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.”

[3] Ví dụ: Ngay từ năm 1361 ở Anh, nghị sĩ William Pitt đã viết: “Những người nghèo nhất có thể thách thức để buộc tất cả các quan chức phải tôn trọng. Mặc dù, căn nhà của họ có thể là xập xệ, mái của nó có thể lắc, gió có thể thổi, các cơn bão có thể vào, mưa có thể xâm nhập - nhưng vua nước Anh không thể vào nhà được”.

Xem thêm: Thái Thị Tuyết Dung, Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 09/2012

[4] Điều 12 UDHR quy định: “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”. (Nguyên văn tiếng Anh: No one shall be subjected to arbitrary interference with his privacy, family, home or correspondence, nor to attacks upon his honour and reputation. Everyone has the right to the protection of the law against such interference or attacks).

[5] Điều 17 ICCPR quy định: “Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”. (Nguyên văn tiếng Anh: No one shall be subjected to arbitrary or unlawful interference with his privacy, family, home or correspondence, nor to unlawful attacks on his honour and reputation).

[6] Thái Thị Tuyết Dung, tlđd

[7] Nguyên văn tiếng Anh: “The gathering and holding of personal information on computers, data banks and other devices, whether by public authorities or private individuals or bodies, must be regulated by law. Effective measures have to be taken by States to ensure that information concerning a person’s private life does not reach the hands of persons who are not authorized by law to receive, process and use it, and is never used for purposes incompatible with the Covenant. In order to have the most effectiveprotection of his private life, every individual should have the right to ascertain in an intelligible form, whether, and if so, what personal data is stored in automatic data files, and for what purposes. Every individual should also be able to ascertain which public authorities or private individuals or bodies control or may control their files. If such files contain incorrect personal data or have been collected or processed contrary to the provisions of the law, every individual should have the right to request rectification or elimination.”

[8] Phạm Thế Quang Huy, Máy tính cá nhân sinh nhật 30 năm tuổi, báo điện tử Dân Trí. http://dantri.com.vn/suc-manh-so/may-tinh-ca-nhan-sinh-nhat-30-nam-tuoi-1313516416.htm, cập nhật lúc 04h22 ngày 13/08/2011

[9] Như vậy, công nghệ số có phần chung với công nghệ thông tin, đó là phần quản trị và xử lý dữ liệu đã được số hóa

[10] Hồ Tú Bảo, Hiểu và đi trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Tia Sáng. http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Hieu-va-di-trong-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-10652, cập nhật lúc 14h20 ngày 10/05/2017

[11] Các tùy chỉnh này bao gồm việc để thông tin (hình ảnh, trạng thái, bình luận … trên Facebook) ở trạng thái công khai cho tất cả mọi người, hoặc chỉ cho một số người chọn lọc, hoặc chỉ cho chính bản thân người sử dụng tài khoản Facebook đã đăng tải thông tin

[12] Thỏa thuận người sử dụng khi đăng ký tài khoản mạng xã hội Facebook. Nội dung được trích dẫn được hiển thị bằng kích cỡ chữ nhỏ hơn và mờ hơn các nội dung khác khi đăng ký, khiến cho người sử dụng dễ bỏ qua

[13] Người sử dụng chỉ có một tài khoản cá nhân và chỉ cần nhớ một mật khẩu, nhưng có thể sử dụng tiện ích từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ trên internet

[14] T.Thủy, Chính phủ Mỹ chính thức ngừng chương trình nghe lén điện thoại, báo điện tử Dân Trí. http://dantri.com.vn/suc-manh-so/chinh-phu-my-chinh-thuc-ngung-chuong-trinh-nghe-len-dien-thoai-20151130064400376.htm, cập nhật lúc 02h46 ngày 30/11/2015

[15] Phạm Thế Quang Huy, Tại sao Apple từ chối “bẻ khóa Iphone của khủng bố”?, báo điệ tử Dân Trí. http://dantri.com.vn/suc-manh-so/tai-sao-apple-tu-choi-be-khoa-iphone-cua-khung-bo-20160224073337452.htm, cập nhật lúc 07h38 ngày 24/02/2016

[16] Vấn đề hôm nay: Độ bảo mật của tin nhắn mã hóa đầu cuối khiến giới chức Anh đau đầu, báo điện tử VTV. http://vtv.vn/van-de-hom-nay/do-bao-mat-cua-tin-nhan-ma-hoa-dau-cuoi-khien-gioi-chuc-anh-dau-dau-20170328235358019.htm, cập nhật lúc 06h56 ngày 29/03/2017

[17] Tuấn Anh, Anh đòi Whatsapp cấp quyền đọc tin nhắn mã hóa của người dùng, báo điện tử Vietnamnet. http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tin-cong-nghe/anh-doi-whatsapp-cap-quyen-doc-tin-nhan-ma-hoa-cua-nguoi-dung-363542.html, cập nhật lúc 15h34 ngày 27/03/2017

[18] Đặng Hoàng Giang, Thiện, ác và smartphone, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017, tr.209

[19] Đặng Hoàng Giang, sđd, tr.208

[20] Thái Thị Tuyết Dung, tlđd

[21] Thái Thị Tuyết Dung, Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012





To view or add a comment, sign in To view or add a comment, sign in