Trực ban trong trường học là gì

Phân công giáo viên trực hè

Nội Dung:

Câu hỏi: Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương Tôi là giáo viên đang công tác tại tỉnh Bình Dương, tôi xin hỏi về việc trực hè của giáo viên. Hàng năm các trường ở Bình Dương vào hè đều lập quyết định trực hè, trong đó có đối tượng là giáo viên như chúng tôi. Tùy trường ít giáo viên hay nhiều giáo viên mà có thể trực 1 - 3 ngày hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi thấy đây là thời điểm nghỉ hè theo quy định của giáo viên sao lại bặt chúng tôi trực hè? Mục đích trực hè của chúng tôi là gì? Nghe điện thoại thì hầu hết đã sử dụng điện thoại di động, bảo vệ cơ quan thì đã có lực lượng bảo vệ, tiếp khách tới liên hệ thì đã có Ban Giám hiệu... Không biết phân công chúng tôi trực hè để làm gì? Các trường làm như vậy có đúng không? Theo quy định nào? Thứ hai: Ngày hè thì các cá nhân như Ban Giám hiệu, kế toán, văn thư, y tế, phụ trách công nghệ thông tin, thư viện, thiết bị... những đối tượng này không phải là giáo viên thì phải đi làm hành chính chứ không được nghỉ hè như giáo viên. Tại sao các đối tượng này không trực mà bắt chúng tôi trực? Rất mong Sở Giáo dục và Đào tạo có phản hồi. Xin chân thành cảm ơn! Trả lời:

Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau: Trong thời gian nghỉ hè, các trường học đều phải bố trí người trực trường nhằm giải quyết một số công việc có liên quan của nhà trường và bảo vệ tài sản của đơn vị. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn thực tế (về biên chế bảo vệ, khuôn viên trường rộng, trang thiết bị nhiều…) nên lãnh đạo đơn vị đã bố trí giáo viên tham gia trực hè để cùng chia sẻ khó khăn của nhà trường trong thời gian nghỉ hè. Theo quy định, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 8 tuần (Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc với giáo viên mầm non), giáo viên phổ thông là 02 tháng, thay cho nghỉ phép năm (Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT). Theo Khung kế hoạch thời gian năm học của tỉnh Bình Dương, thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của tỉnh. Nếu nhà trường bố trí giáo viên trực trường vào thời gian nghỉ hè để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định thì cần phải có kế hoạch bố trí cho giáo viên nghỉ bù hoặc thực hiện chi trả tiền làm thêm giờ theo quy định hiện hành. Trong thời gian nghỉ hè, các vị trí việc làm thuộc khung hành chính, phục vụ của nhà trường vẫn phải làm việc bình thường, trừ giáo viên. Vì vậy, các trường cần hạn chế tối đa việc bố trí giáo viên trực trường trong thời gian nghỉ hè để đảm bảo quyền lợi của giáo viên cũng như tiết kiệm kinh phí chi trả tiền làm thêm giờ. Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi của công hỏi về việc trực hè của giáo viên.

Điều 72 Luật Giáo dục 2005 quy định Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, Khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì:

1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Bổ sung khoản 2a, Điều 5 như sau:

“2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;

b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên không có nhiệm vụ trực cuối tuần và ban đêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nhà trường có thể điều động giáo viên làm thêm giờ
và khi đó, giáo viên sẽ được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật Viên chức 2010.

Trân trọng!

Tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

“Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.

Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“ 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).”

Theo các quy định trên, thời gian hè, các ngày Tết Dương lịch, Âm lịch là thời gian nghỉ ngơi của giáo viên. Trong đó, giáo viên được nghỉ nhưng vẫn hưởng nguyên lương.

Ngoài ra, Nhà nước không có bất cứ quy định nào khác yêu cầu giáo viên phải đến trường trực hè, trực Tết trong thời gian được nghỉ. Vì vậy, giáo viên không bắt buộc phải trực hè, trực Tết.

Trực ban trong trường học là gì
4 quy định về trực hè trực Tết của giáo viên (Ảnh minh họa)

2. Giáo viên trực hè, trực Tết được trả tiền làm thêm giờ

Như đã phân tích, giáo viên không bắt buộc phải trực hè, trực Tết. Tuy nhiên, nếu đồng ý trực hè, trực Tết thì thời gian giáo viên đến trực sẽ được tính vào thời gian làm thêm giờ.

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức 2010, giáo viên là viên chức khi làm thêm giờ được hưởng chế độ như sau:

“Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Như vậy, giáo viên đi trực hè, trực Tết có thể được hưởng tiền làm thêm giờ. Trong đó, theo khoản 1 Điều 98 Bộ Luật lao động, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, giáo viên trực hè vào ngày thường được trả tiền làm thêm giờ ít nhất bằng 150% giá tiền lương bình thường, trực Tết được trả ít nhất bằng 300% giá tiền lương bình thường.
 

3. Ép giáo viên trực hè, trực Tết bị phạt đến 25 triệu đồng

Nghỉ hè, nghỉ Tết là quyền lợi cơ bản của giáo viên. Do đó, nhà trường yêu cầu giáo viên phải trực hè, trực Tết mà không được giáo viên đồng ý thì có thể bị xử phạt hành chính.

Việc yêu cầu giáo viên đến trường trực hè, trực Tết nhưng không được đồng ý là vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động.

Trong đó, tại Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt các vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động như sau:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.”

Trong đó, Điều 107 quy định về làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt như: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa….

Như vậy, việc yêu cầu trực hè, trực tết mà không được giáo viên đồng ý có thể bị phạt tới 25 triệu đồng.

4. Ai phải đến trường trong thời gian nghỉ hè?

Trong thời gian nghỉ hè, mặc dù không thực hiện các hoạt động giảng dạy nhưng nhà trường vẫn hoạt động và giải quyết các vấn đề khác như: tiếp nhận học sinh mới, giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn, thông báo kế hoạch học tập,… trong giờ hành chính.

Bên cạnh đó, Nhà nước chỉ quy định chế độ nghỉ hè dành cho giáo viên, còn đối với hiệu trưởng, hiệu phó và các nhân viên khác trong trường như: kế toán, văn thư, bảo vệ,… thì đến trường làm việc như bình thường chứ không phải trực.

Trên đây là 4 quy định về trực hè, trực Tết của giáo viên. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Quy định mới nhất về sổ sách của giáo viên các cấp.