Trước khi tiêm vaccine cần kiêng gì

Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho việc ăn uống để giảm cân, đẹp da hay các tình hình bệnh lý nhưng lại có số ít nhắc đến chế độ ăn khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19.

Trong bài viết này, 25 FIT sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động tốt và theo lý thuyết, có thể tăng cường phản ứng của cơ thể chúng ta đối với đợt tiêm nhắc lại.

Nguồn tham khảo tại trang trung tâm y tế quận 5

1. Tại sao bạn nên tiêm nhắc lại vaccine COVID-19?

Tiêm vaccine COVID-19 có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do virus. Nhưng tác dụng bảo vệ của vaccine có thể mất dần theo thời gian, đặc biệt là ở người lớn trên 65 tuổi. (Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.)

Do đó chúng ta cần tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 nhằm cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bệnh nặng và tử vong và “chiến đấu” với các biến thể COVID-19 mới, chẳng hạn như Omicron.

Bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi và uống nước có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng này, bạn cũng nên ăn hoặc tránh một số loại thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến cảm giác hoặc hiệu quả của vaccine.

2. Bạn nên ăn, uống những gì?

   Giữ cho cơ thể đủ nước

Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bạn. Thường xuyên uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào, mà còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.

Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của vaccine và mất nước có thể làm trầm trọng thêm cơn đau đó. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước, nước ép trái cây nguyên chất, các loại trà hoặc đồ uống khác không quá nhiều đường.

Xem thêm: F0 điều trị tại nhà nên uống gì để tốt cho sức khỏe?

   Ăn một bữa ăn bổ dưỡng

Trước khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19, bạn nên chuẩn bị trước một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính giàu dinh dưỡng, tùy thuộc vào thời gian tiêm vaccine. Lưu ý tránh để bụng đói khi đi tiêm vaccine nhất là khi bạn sợ kim tiêm hay có tiền sử cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi tiêm.

Một số người sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể xảy ra phản ứng buồn nôn. Để đề phòng tình huống này, cần chuẩn bị sẵn một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: sốt táo, súp rau, gạo lứt, dưa, khoai tây…

   Ăn thực phẩm nguyên hạt

 Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch trước và sau khi tiêm chủng, nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt vì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất như bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, bắp,… rất tốt cho sức khỏe. 

 Bạn có thể bổ sung rau vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày.

3. Những điều bạn cần tránh khi tiêm nhắc lại vaccine COVID-19

   Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống rượu thực sự có thể ức chế hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, rượu được biết đến là nguyên nhân gây mất nước, khiến tình trạng sốt và mệt mỏi có thể xuất hiện sau khi tiêm nhắc lại. Vì vậy, bạn nên tránh uống rượu ít nhất 24 giờ trước và sau khi tiêm.

Bạn nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin. 

   Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, khó tiêu

Thực phẩm đã qua chế biến có thể thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể, đặc biệt là đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói… Những thực phẩm này thường chứa nhiều đường, muối và chất béo… Chúng không giúp ích gì mà còn có thể làm cho quá trình tạo kháng thể tự nhiên của cơ thể khó khăn hơn. 

Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm dễ gây viêm nhiễm như thịt nguội, đồ chiên rán hoặc đồ ăn nhiều đường.

Qua bài viết này 25 FIT hy vọng có thể giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để nâng cao sức khỏe của bản thân. Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp tập luyện giúp nâng cao sức khỏe, đề kháng hay phục hồi hậu Covid-19, bạn có thể chọn tập luyện với công nghệ EMS Training tại 25 FIT nhé.

Đăng ký tập thử miễn phí công nghệ EMS Training tại đây

Xem thêm: Nên tập luyện thế nào để hồi phục sức khỏe hậu COVID-19?

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Vaccine Covid-19 là gì?

Vắc xin Covid-19 là vắc xin nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do Covid-19; bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus Sars-Cov-2.

Trước khi tiêm vaccine cần kiêng gì

Trước khi được tiêm cho người dân, các loại vắc xin phòng Covid-19 phải trải qua những đợt thử nghiệm lâm sàng gắt gao, được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp, được các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc khuyến nghị sử dụng. Vì vậy, tất cả các loại vắc xin phòng Covid-19 đều đã được kiểm chứng hiệu quả và tính an toàn.

1. 5 nhóm thực phẩm nên ăn trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Không có một loại thực phẩm, chất dinh dưỡng, chất bổ sung riêng lẻ nào có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của virus Sars-Cov-2 gây viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên, chúng ta có thể hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, củng cố tường thành chống lại mầm bệnh bằng chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng.

5 nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn trước và sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, gồm:

1.1/ Rau có lá màu xanh đậm:

những loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả. Một số loại rau được khuyến nghị nên dùng như: bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau bina, rau ngót, rau muống…

Trước khi tiêm vaccine cần kiêng gì

1.2/ Canh hầm hoặc súp:

đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, trong đó đã bao gồm duy trì phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, một trong những lưu ý quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh là nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Canh hoặc súp được phối hợp từ các loại rau củ giàu chất xơ và các gia vị kháng viêm là nhóm thực phẩm đặc biệt có lợi cho đường ruột.

Trước khi tiêm vaccine cần kiêng gì

1.3/ Hành, tỏi:

Hành tỏi là nhóm thực phẩm có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường ruột, tăng khả năng miễn dịch. 

1.4/ Nghệ:

Nghệ là gia vị chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe gồm: các curcuminoid, tinh dầu nghệ, protein, các chất vô cơ, hợp chất vi lượng, chất xơ và tinh bột nghệ, nghệ có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng tinh thần.

1.5/ Việt quất:

Việt quất là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin như C, B2, B6, E và K, chất xơ… giúp tăng cường nồng độ serotonin, chất dẫn truyền thần kinh, liên quan nhiều quá trình sinh học của cơ thể.

2. Tiêm vaccine Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì?

Tất cả các loại vắc xin phòng Covid-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này có nghĩa là, vắc xin đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Tuy nhiên, một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vắc xin.

2.1. Trước khi đi tiêm vắc xin Covid xong nên ăn gì cho tốt?

Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Thường xuyên uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào, mà còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.

Theo Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine), phụ nữ cần uống đủ 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới cần 3,7 lít. Khoảng 20% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối.

Nhiều cuộc khảo sát về chế độ dinh dưỡng của người dân trong mùa dịch cho thấy, lượng tiêu thụ các thực phẩm chế biến giàu đường, chất béo tăng cao trong mùa dịch. Các nhà dinh dưỡng cho rằng, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến chứa chất phụ gia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Trước khi tiêm vaccine cần kiêng gì

Cụ thể, người ăn nhiều thực phẩm chế biến có nguy cơ cao gây béo phì, viêm miễn dịch và kháng insulin, dẫn đến xơ gan, suy gan, rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch.

Thói quen ăn uống lành mạnh giữ vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa Covid-19. Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, bắp,… bổ sung rau vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày.

  • Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn sau khi tiêm vắc xin

Một số người sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể xảy ra phản ứng buồn nôn. Để đề phòng tình huống này, cần chuẩn bị sẵn một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: sốt táo, súp rau, gạo lứt, dưa, khoai tây… Tránh mang những thức ăn khó tiêu như phô mai, nước sốt kem, thịt và thức ăn chiên, thức ăn có đường như kẹo hay bánh nướng. Lưu ý uống đủ nước, đến khi cơn buồn nôn giảm bớt hãy tiếp tục ăn thực phẩm tươi, nguyên chất.

2.2/ Tiêm vắc xin Covid-19 xong nên kiêng ăn gì cho tốt?

  • Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vắc xin

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ (4), cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vắc xin Covid-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

Trước khi tiêm vaccine cần kiêng gì

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

3. Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vacxin Covid 19, bạn cần phải chuẩn bị sẵn

3.1/ Trước khi tiêm chủng

Bạn cần lưu ý chuẩn bị 5 điều sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Trong ngày đến tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.
  • Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.
  • Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như:
    • Tình trạng sức khỏe hiện tại;
    • Các bệnh mạn tính đang được điều trị;
    • Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.
    • Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.
    • Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước.
    • Tình trạng nhiễm vi rút hoặc mắc Covid-19 (nếu có)
    • Các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua.
    • Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)?
  • Nên chủ động tìm hiểu và đưa ra câu hỏi với cán bộ y tế:
  • Thông tin liên quan đến vắc xin phòng Covid-19 sắp được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo;
  • Các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí;
  • Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết.

3.2/ Sau khi tiêm chủng

Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng. Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.

Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà bạn có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.

Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…

Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.

Trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19 nên ăn gì, kiêng gì và những điều cần lưu ý trước, trong, sau khi tiêm Covid-19 đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết trên. Phòng khám đa khoa Biển Việt sẽ tiếp tục mang đến cho bạn những thông tin bổ ích liên quan đến bệnh học và chăm sóc sức khỏe của bạn thân tại website https://phongkhambienviet.com/ 

(nguồn https://vnvc.vn)