Trưởng lão thích thông lạc là ai

Buổi sáng, khi chưa kịp đọc trang Phattuvietnam.net, mở mail thì đã thấy ngay câu hỏi đề nghị tôi bình luận về hòa thượng Thích Thông Lạc. Đến chừng mở trang Phattuvietnam.net, thì mới biết là có bài về hòa thượng và đang rất thu hút bạn đọc quan tâm bình luận.

Kể lại việc trên, tôi chỉ muốn nói lên một điều, rằng quả thật hòa thượng Thích Thông Lạc đã là một “hiện tượng”, mà sau những ý kiến nhiều chiều trên các web, blog, giờ thì đến Phattuvietnam.net.

Tôi không nghĩ rằng nhận xét về cá nhân một vị hòa thượng nào đó là một điều dễ dàng và nên làm, nhất là khi chỉ tiếp xúc qua dư luận và tác phẩm.

Càng không nên nếu chỉ căn cứ vào một số tác phẩm (tức bộ phận tác phẩm).

Có lẽ khi đó, chỉ nên bàn luận theo cách giới hạn trong nội dung một hoặc một số tác phẩm cụ thể mà thôi.

Thực ra, từ Phật giáo, những quan điểm dạng như của Hòa thượng Thông Lạc, không phải là điều gì mới.

Có điều, bây giờ, phương tiện truyền thông hoàn thiện và phát triển hơn xưa rất nhiều, nên những ý kiến như vậy đến với nhiều người hơn.

Từ những năm 1980, tôi cũng được cho mượn một tập sách chép tay, nêu lên nhiều nghi vấn về Phật A Di Đà, cho đó là một tín ngưỡng ngoại lai xuất phát từ đạo thờ lửa…

Nhiều vị sư Nam tông, trong những buổi nói chuyện (không phải trên pháp tòa), cũng đều có những bình luận tương tự như Hòa thượng Thông Lạc. Những ý kiến trao đổi riêng như vậy có không ít, nhưng không lan truyền mạnh bằng văn bản trên mạng, hoặc băng dĩa ghi âm, ghi hình như bây giờ, và vì cũng không có phương tiện phản hồi thuận tiện, nên không thành một hiện tượng gắn liền với ai đó.

Sau này, rải rác trên một số băng giảng, cũng có những ý kiến, quan điểm tương tự như trên, nhưng chưa tập trung với cường độ như ở Hòa thượng Thông Lạc, nên cũng chưa thành “hiện tượng”.

Có thể lấy ví dụ ở hòa thượng Từ Thông, một giảng sư có tiếng, một vị hiệu trưởng có công khai sáng Trường Cao cấp Phật học TPHCM, là thầy trên bục giảng của nhiều thế hệ tăng ni trong Nam ngoài Bắc (hòa thượng không nhận đệ tử riêng).

Khi còn giảng ở chùa Vĩnh Nghiêm, thầy ít nói về những vấn đề tương tự như Hòa thượng Thông Lạc đã nói. Nhưng trong những chương trình Phật học từ xa thu ở am cốc, thì thầy nói nhiều hơn, quyết liệt hơn về những vấn đề nhạy cảm.

Thực ra ở Hòa Thượng Từ Thông, một hiện tượng đã bước đầu hình thành, đã nóng đến mức, như thầy kể, tại giảng đường chùa Vĩnh Nghiêm đã có tăng và cư sĩ xông tới đòi hành hung thầy.

Đến Hòa thượng Thông Lạc, thì kịch tính đã dâng cao, mà chúng ta thấy trên mạng, nhất là mới đây ở trang Phattuviennam.net.

Như vậy, những quan điểm như của Hòa thượng Thông Lạc chỉ là bước phát triển của một quá trình, không phải là một hiện tượng đột xuất, cá biệt, đơn lẻ, mới, nhất thời.

Nó phản ánh não trạng của một bộ phận tăng ni Phật tử.

Nói gồm cả Phật tử, vì dù dường như, chưa có Phật tử nào đứng ra phát biểu tập trung, có hệ thống những quan điểm như thế, nhưng thái độ, tư duy của họ cũng bộc lộ qua việc đến nghe, chia sẻ, góp phần phổ biến những quan điểm như vậy.

Ghi nhận một quá trình như vậy, chúng tôi nhằm mục tiêu định hướng tìm hiểu và lý giải “hiện tượng” ở tầm rộng lớn hơn, thay vì chỉ coi là một vấn đề cá nhân, mà ở đây gắn với tên Hòa thượng Thông Lạc.

Vì tầm vóc rộng lớn của vấn đề, nên ở đây, không thể có chuyện lý giải ngay được, mà chỉ có thể nêu ra một số suy nghĩ có tính chất gợi ý.

Tôi nghĩ rằng xu hướng, có thể tạm gọi là cực đoan, như dạng Hòa thượng Từ Thông, Hòa thượng Thông Lạc, là xu thế tự nhiên, tất yếu, đương nhiên phải có trước hiện trạng Phật giáo Việt Nam hiện tại, bị nhuốm nặng màu sắc vái van, cầu khẩn…

Các quan điểm như vậy khi ở mức độ chừng mực, thì đưa tới những hoạt động chấn hưng Phật giáo, bộc lộ ở nhiều vị tôn đức, với nhiều mức độ, trong hơn 50 năm qua.

Buổi đầu, mới chỉ phủ nhận trời, là chuyện gây sốc trong giới gọi là Phật giáo.

Rồi tới chuyện loại trừ dần việc thờ cúng nhiều vị thần, kể cả một số bồ tát, trong chánh điện duy nhất chỉ thờ Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

Nhưng như thế cũng không phải được sự chia sẻ của tất cả. Dù vậy, tiến trình vẫn tương đối thuận lợi, vì có chừng mực.

Nhưng trên chừng mực đó, là mức mà Hòa thượng Từ Thông đã làm, rồi đẩy lên một mức cao nữa, là Hòa thượng Thông Lạc.

Đến đây, thì sự va chạm cũng tăng cao, đầy kịch tính.

Nhìn nhận vấn đề như thế, thiết tưởng, không nên quá khắt khe đối với Hòa thượng Thông Lạc.

Và nếu gọi là “hiện tượng” Hòa thượng Thông Lạc, thì chỉ nên hiểu tên Hòa thượng chỉ là đại diện cho một xu thế, một phản ứng tự nhiên, có cả một quá trình, mà hòa thượng Thông Lạc chỉ là vị mới nhất, phát biểu quan điểm vào loại như thế nhiều nhất, mạnh nhất, tập trung nhất, căng thẳng nhất.

Dù chỉ nghe qua một số file giảng của Hòa thượng, trực giác nói với tôi rằng, Hòa thượng Thông Lạc không phải là người muốn “đốt đền” để nổi tiếng.

Để hiểu, có khái niệm, khái niệm thôi chứ không phải kết luận, cần phải đọc nhiều hơn sách hòa thượng viết, nghe nhiều hơn lời hòa thượng nói, trực tiếp tiếp xúc với hòa thượng, và đối với một vị tu hành, còn cần phải sống gần để thân giáo.

Những lời bàn luận xung quanh việc tu chứng của hòa thượng cũng nhiều. Tất nhiên, khi tự mình nói ra về một kết quả tu chứng nào đó thì sẽ chắc chắn tạo nên sự nghi ngờ, hơn thế, phản ứng tiêu cực, dù rằng trước phép lạ, thần thông.

Rất nhiều người muốn tự nhận mình (tức bịp) đã chứng đắc, và khi họ đã có một vị trí nào đó trong Phật giáo có một số tín đồ, thì chuyện đó không khó.

Nhưng theo tôi, điều quan trọng là tìm hiểu động cơ việc đó. Tiền? Danh? Thêm đệ tử, tín đồ? Làm chính trị?… Có thể là tổng hợp những thứ đó.

Tự nhận thì dễ, nhưng mà để người tin, nhất là đông người, thì khó!

Tôi không dám bình luận gì về trường hợp Hòa thượng Thông Lạc trong việc chứng đắc.

Nếu tự cho mình là chứng đắc, mà không có cái gì để làm cơ sở xác định, thì chắc chắn sẽ phản tác dụng ngay trong việc làm đó.

Nhưng vẫn có một số không phải là nhỏ Phật tử vẫn tu học theo Hòa Thượng.

Trong khi tâm lý phản ứng bình thường của số đông tín đồ, chắc chắn sẽ là hoài nghi, thậm chí cười cợt, trước việc ai đó tự nhận mình chứng đắc.

Một ông thánh sống, thì phải có phép lạ, hoặc những chuyện phi thường, nếu không, chỉ là một anh hề.

Vì vậy, tuyệt đại đa số chỉ thành thánh sau khi chết.

Gạt được số đông không phải là việc đơn giản.

Cho nên, đề nghị tôi bình luận, thì tôi cũng có thể ghi nhận đây chỉ là một trường hợp trong chuỗi hiện tượng đã có, giới hạn ở những quan điểm của hòa thượng.

Còn những việc khác, thì cần một thời gian tìm hiểu thật thấu đáo. Vài cuốn sách, mấy bộ băng giảng, mấy chục, mấy trăm lời đồn đại, cũng chưa nói điều gì, huống chi là còn những ý kiến trái ngược.

Bước đầu, tôi chưa thấy ở Hòa thượng Thông Lạc một kỹ thuật tự lăng xê cho phép đi ngay vào kết luận nghi ngờ, như chẳng hạn, bà Thanh Hải, tự nhận Vô thượng sư, cũng một tự nhận kiểu chứng đắc.

Một cảm nhận sơ khởi, là trường hợp Hòa thượng Thông Lạc có vẻ gần với dạng, như Phật Thầy Tây An, Đức Huỳnh Giáo chủ, Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương…

Những nhà hoạt động tâm linh này, không phải là không có vấn đề, nhưng chắc chắn, không phải là người tầm thường, không phải ai cũng làm như họ được.

Hiện tượng Hòa thượng Thông Lạc chỉ mới bắt đầu, đừng vội, hãy đợi, và chờ xem.

Có điều đáng ghi nhận là chính tôi được nghe từ băng giảng của Hòa thượng, đại ý rằng nên căn cứ theo các bộ kinh mà Hòa thượng Thích Minh Châu dịch để tu tập. Điều này xuyên suốt những nội dung chủ yếu mà Hòa thượng truyền dạy đệ tử.

Quan điểm như trên của Hòa thượng chắc chắn không sai.

MT


TRAO ĐỔI VỀ HIỆN TƯỢNG
 "HÒA THƯỢNG THÍCH THÔNG LẠC"
KỲ 1
Giới Minh


Hòa thượng Thích Thích Thông Lạc có nhiều “nhận định” mang tính đảo lộn, phủ định kinh sách, phủ định những pháp môn đã có từ hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, HT còn nhận định con người sau khi chết “không có linh hồn”, tất cả các hiện tượng tâm linh, ngoại cảm đều do tưởng uẩn của con người tưởng tượng ra…

Thời gian gần đây, có phật tử khi truy cập trang Chơn Lạc, xem một số đoạn video trên youtube.com, đọc sách, xem băng đĩa CD, VCD…của Hòa thượng (HT) Thích Thông Lạc đã bày tỏ băn khoăn về một số bài giảng, nhận định của HT.

Trong đó có nhiều “nhận định” mang tính đảo lộn, phủ định kinh sách, phủ định những pháp môn đã có từ hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, HT còn nhận định con người sau khi chết “không có linh hồn”, tất cả các hiện tượng tâm linh, ngoại cảm đều do tưởng uẩn của con người tưởng tượng ra…

Sau khi đọc, xem các đoạn video, bài giảng và sách của HT Thích Thông Lạc. Chúng tôi nhận thấy, HT đã có cách viết ngắn gọn, rõ ràng, nêu luận cứ cụ thể. Đọc, xem, nghe…các nhận định đó, chúng tôi cũng đồng nhận thức về một số nhận định, luận điểm và lập luận của HT về một số vấn đề.

Ví dụ: Khi nói về loài hoa Vô Ưu, có người đã thần thánh hóa, cho đó là loài hoa hàng ngàn năm mới nở một lần, và lần nào nở, ai thấy được hoa nở thì đó là cơ duyên đặc biệt, hàng ngàn năm mới có.

Bao đời nay, người ta tin như vậy, và gần đâyViệt Nam cũng đã có nhiều báo dẫn câu chuyện trên và tả cây hoa vô ưu nở ở gia đình một nông dân Trung Quốc như là sự kiện 3000 năm, mới có một lần.

HT Thích Thông Lạc, không tin như vậy, trong quyển sách “Không có linh hồn”, HT có đoạn viết:

Người ta nói đến hoa VÔ ƯU là nói đến sự không buồn phiền, đó là người ta khéo tưởng tượng một đức Phật sinh ra nơi gốc cây VÔ ƯU có nghĩa là một bậc Thánh không còn phiền não.

Bao đời con người cũng hay tưởng tượng một đấng GIÁO CHỦ rồi bịa ra hoa VÔ ƯU để ca ngợi đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một bậc Thánh từ cung Trời Đâu Suất sinh về thế gian nên mới có những hiện tượng hoa VÔ ƯU nở.

Hiện giờViệt Nam người ta trồng cây VÔ ƯU rất nhiều hoa nở liên tục mùa nào cũng có hoa nở. Do đó chứng tỏ người ta khéo ca ngợi đức Phật mà thành dối trá lừa đảo mọi người. Cho nên trên cuộc đời này đừng bao giờ nghe người ta nói mà hãy nhìn rõ mọi việc người ta làm rồi mới có tin.

Khi thấy hoa VÔ ƯU tại đền thờ Phật và đền thờ đức Trần Nhân Tông tại TP Hồ Chí MinhViệt Nam mùa nào cũng nở thì người ta lại lý luận Phật Giáo Việt Nam hưng thịnh.

Theo chúng tôi cách đặt vấn đề đó, nhận định riêng về câu chuyện kể trên của HT Thích Thông Lạc hoàn toàn chính xác, không riêng gì HT mà với nhiều nhà nghiên cứu Phật học, các yếu tố mang tính huyền thoại, do người đời vì lòng tôn kínhtruyền tụng cũng cần được làm rõ, tránh cái hiểu màu nhiệm, nặng tính nhân cách hóa, phi thực tế.

Ngoài ra, chúng tôi cùng đồng suy nghĩ với một số nhận định khi HT viết và nhận định về xây dựng nền đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội, mô tả các hiện tượng mê tín, dĩ đoan như cúng, bái, đốt vàng mã, sự lừa lọc của một số “nhà ngoại cảm” về thế giới tâm linh là như thế này, thế kia…sự mê muội, hoang đường của không ít tín ngưỡng, tôn giáo.

Song ở một số nhận định khác, chúng tôi với tri thức nhỏ bé, trình độ Phật học sơ cơ lại có cách hiểu khác với nhận định của HT Thích Thông Lạc. Rất tiếc, các nhận định cơ bản, xuyên suốt tạo nên “hiện tượng” Thích Thông Lạc khi đem đối diện với cách hiểu của chúng tôi lại khác nhau căn bản.

Chúng tôi mạnh dạn trao đổi một số vấn đề mà HT đã nhận định, mà quí đạo hữu đã tin cậy hỏi, “chất vấn”, “tham vấn” chúng tôi xung quanh “hiện tượng” HT Thích Thông Lạc.

Thiết nghĩ, tất cả chỉ trên tinh thần khiêm hạ của những người con Phật. Những điều trao đổi và cách hiểu của chúng tôi, chưa hẳn đã tường minh, là người con Phật, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe những chỉ giáo của các bậc cao minh, quí đạo hữu và bạn đọc.

Hỏi: HT. Thích Thông Lạc tự xưng đã chứng Tứ Thiền, Tam Minh, đắc quả vị A La Hán? Như vậy, có đúng không?

Trả lời: Để chứng cho người nào đắc đạo, đắc quả vị nào, Bồ Tát, A La Hán thì phải có Người chứng đắc quả vị cao hơn, chứng (biết) cho người đắc quả vị thấp hơn, trừ trường hợp đặc biệt, Phật chứng quả vị Phật cho tên hiệu của vị Phật khác.

Do vậy, để chứng cho vị nào đắc quả vị A La Hán hay Bồ Tát thì chỉ có những Người đắc quả vị Phật mới chứng được.

Hỏi: HT Thích Thông Lạc cho rằng chỉ có Phật Thích ca là vị Phật duy nhất, có phải đúng tinh thần câu kệ nổi tiếng được Phật sơ sinh tuyên bố khi Ngài đản sinh “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, có nghĩa là chỉ có đức Phật Thích Caduy nhấtđộc tôn.

Vậy tại sao, đức Phật Thích Ca lại nói: Ta là chúng sinh đã thành, và các con là chúng sinh sẽ thành”. Có gì mâu thuẫn không?

Với chúng sinh ở trái đất, sau đức Phật Thích ca có ai đắc quả vị Phật không?

Trả lời: Chúng tôi hiểu, bất cứ ai tu theo đúng chính pháp của đức Phật Thích Ca đã chỉ dạy đều có thể trở thành Phật.

Câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, có nghĩa là, Phật PhápPháp tính chân như của vũ trụ, không do bất cứ ai, một “thượng đế nào” sáng tạo ra. Nó vốn vẫn vậy, không sinh, không diệt. Đức Phật Thích Ca trước khi đắc đạo cũng là chúng sinh như chúng ta muôn một, trải qua vô số kiếp tu hành đã đầu thai xuống trái đất, và tu hành đắc đạo, đắc quả vị Phật.

Thái tử Tất Đạt Đa đã tự mình tu hành đắc đạo, không có thầy chỉ dạy, sau khi giác ngộ nhận thức ra con đường giải thoát, đức Phật đã thành lập tăng đoàn, khai sinh một tôn giáo mới, tôn giáo đó mang tên là đạo Phật.

Sự độc Tôn ở đây là mang ý nghĩa tự nhận biết, ý nghĩa “phát minh”, tự tìm ra quy luật bản thểtìm ra con đường “giải thoát”. Đức Phật Thích Ca đã tự tu, tự chứng quả nên không bị ảnh hưởng giáo pháp của ngoại đạo, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một giáo pháp nào có từ trước đó. Giáo Phápđức Phật Thích Ca giác ngộ ra là do Ngài tự “ngộ”.

Các chúng sinh sau thời đức Phật Thích Ca, căn cứ vào những chỉ dạy của đức Phật Thích Ca, tu hành viên mật đều có thể thành Phật, tức là dựa theo giáo pháp mà Ngài đã thấu triệt và chỉ rõ.

Hiểu một cách nôm na, Thái tử Tất Đạt Đa là Người đã “tự” giác ngộ và tự soạn giáo án để chỉ dạy cho chúng sinh con đường tu giải thoát. Còn các đệ tử sau Phật một cơ số X thời gian nhất định, có thể tu thành Phật bởi “giáo án” đã có sẵn ở thế gian do đức Phật Thích Ca soạn. Nên hiểu sự “độc nhất” là như vậy, không phải độc nhất là duy nhất Ngài thành Phật, mà không thể ai khác.

Như vậy, là với chúng sinh sau thời đức Phật hoàn toàn có thể tu thành Phật, nhưng con đường tu không phải do chúng sinh đó tự nhận thức ra bản thể của con đường giải thoát, mà chúng sinh đó tự tu thân – tâm – khẩu theo những lời chỉ dạy của đức Phật Thích Ca để giải thoát khỏi sinh - tử, hòa vào bản thể chân như (vốn không sinh, không diệt, và không có bản quyền riêng của bất cứ ai, Thái tử Tất Đạt Đa sau khi giác ngộ với tên hiệu đức Phật Thích Ca chỉ là một trong hằng hà sa số Phật, Thái tửgiác ngộ nhận biết được Phật tính của vũ trụthành Phật, chứ không phải Phật tính của vũ trụ là do Phật Thích Ca sáng tạo ra) của vũ trụ.

Hỏi: Trong một số bài giảng, HT Thích Thông Lạc nhận định không có Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, chỉ có Phật Thích Ca. Cũng theo HT Thích Thông Lạc, hình ảnh các vị Phật khác là do tà ma, ngoại đạo dựng lên, không có thật, điều đó có đúng không?



Trả lời:
Chúng tôi có cách hiểu, ngay sau khi đức Phật Thích Ca viên tịch, nhập niết bàn, đạo Phật đã có sự phân hóa và các đệ tử, những người con Phật, và cả những thành phần ngoại đạo đã có những thảo luận, biện giải theo những hướng khác nhau.

Theo chúng tôi, đó là điều bình thường, vì nó thể hiện trình độ nhận thức, giác ngộ và các căn cơ khác nhau của chúng sinh. Không phải đến bây giờ mới tạo nên “hiện tượng” Thích Thông Lạc.

Bản thân phật Pháp vốn không lời, không sinh – không diệt, không đúng – không sai, không bớt cũng chẳng thêm. Nó là một thuộc tính bản thể chân như không thuộc bản quyền của ai theo tư cách sở hữu “gốc”, chỉ có chúng sinh nào có cơ duyên để nhận thức, giác ngộ thấu triệt được mà thôi.

Kể cả khi trước khi đạo Phật ra đời với tư cách một tôn giáo thì Phật – Pháp vốn vẫn vậy, không phải sau khi đức Phật Thích Ca đắc đạo thì mới có Phật Pháp.

Thái tử Tất Đạt Đa sau khi giác ngộ với tên hiệu đức Phật Thích Ca chỉ là một trong hằng hà sa số Phật, Thái tửgiác ngộ nhận biết được Phật tính của vũ trụthành Phật, chứ không phải Phật tính của vũ trụ là do Phật Thích Ca sáng tạo ra. Phật pháp hiểu theo nghĩa tính từ thì không sinh, không diệt, không có thời gian, không gian…

Sau khi giác ngộ, thấu triệt về Phật Pháp, đức Phật Thích Ca đã hướng dẫn chúng sinh tu tập để cùng nhận biết, giác ngộthấu triệt được như Người. Nên tôn giáo mang tên gọi Phật giáo ra đời, Ngài là người sáng lập tôn giáođạo Phật, không phải là Người sáng lập Phật Pháp, chính nhờ công đức đó của Ngài mà Phật Pháp có mặt ở thế gian, trong nhận thức của thế gian.

Như vậy, xét riêng ở thế giới Ta bà, nhỏ hơn là cõi Nhân ở trái đất, đức Phật Thích Cagiáo chủ sáng lập đạo Phật mang tên Phật giáo. Trước đó, một cơ số X thời gian nhất định, về lý thuyết hoàn toàn có thể có một vị Phật khác, và sau này khi Phật Pháp đã “mạt vận” (1) ở thế gian, về mặt lý thuyết có thể lại xuất hiện một vị Phật khác, có sự giác ngộ, thấu triệt để nhận biết được tính bản thể chân như của Phật Pháp để khai sáng cho chúng sinh trong giai đoạn niên đại X + N đó tu tập…

Do vậy, ngoài đức Phật Thích Ca, trong vô thủy vô chung của vũ trụ cả hữu hình lẫn vô hình, cả ở thế giới Ta bàhằng hà sa số thế giới khác, có vô số vị Phật, không thể và cũng không nên đếm, đo được bằng các con số toán học. 

Còn nữa….mời bạn đọc, đón đọc kỳ II

Chú thích:

(1) Mạt vận ở thế gian, tức là chúng sinh, con người đã hiểu sai về chính phápđức Phật Thích Ca đã truyền dạy theo sự giác ngộ, thấy – biết của Ngài. Phật Pháp chỉ mạt vận ở thế gian hoặc trong nhận thức của chúng sinh ở các thế giới khác trong một giai đoạn, một cơ số thời gian nhất định nào đó, bản thân Phật Pháp không sinh, không diệt thì không có mạt vận mà cũng chẵng có hưng thịnh) 

Giới Minh (Phật Tử Việt Nam)

PHẢN HỒI:

hue nghiem vào lúc 17/12/2010 14:00

Tôi xin trích một đoạn khai thị của hòa thượng Tuyên Hóa trong quyển khai thị 5 ( và đây là link: http://www.dharmasite.net/BDH57/khaithiv.html):
Người chân chánh khai ngộ thì không bao giờ nói mình đã khai ngộ. Bậc thánh nhân xuất thế tuyệt đối không tiết lộ chân tướng. Phàm những kẻ tự xưng là Phật là Bồ-tát, đều là tà ma.
Người có đức hạnh không phải do nơi địa vị hay tuổi tác, mà trong những hành vi kín đáo im lặng, tự nhiên hiển lộ phẩm cách đặc thù của họ, khiến người khác đều kính nể. Phẩm cách đặc thù này không khiến cho kẻ khác sợ hãi, vì nếu sợ hãi thì họ sẽ lánh xa.
Mọi người đều có ba thằng giặc phiền não; đó là tham lam, sân hận, si mê. Chúng ta không cần phải diệt trừ chúng mà hãy chuyển hóa chúng thành những hạt giống Bồ-đề.

Andrew vào lúc 17/12/2010 15:45

Cảm ơn bạn Hue Nghiêm đã gửi cho đoạn khai thị thật hay của HT Tuyên Hóa.

Le vào lúc 17/12/2010 16:36

Đối với một A La Hán thì: "Sinh tử đã tận phạm hạnh đã thành. Những việc cần làm đã làm xong, không còn phải làm gì nữa."
Nếu trưởng lảo Thông Lạc đã thành A La Hán rồi thì đừng nên cho làm gì nữa.

Bạch Tầm Xuân vào lúc 17/12/2010 17:36

Trích đoạn bài thuyết giảng "Đức Phật của chúng ta" của HT Thích Minh Châu:
Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I, trang 37 ghi chép: "Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ kheo, không có được trong một thế giới có hai vị A la hán Chánh đẳng giác, không trước không sau, xuất hiện một lần. Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo. Trong một thế giới, chỉ có một vị A la hán Chánh đẳng giác, xuất hiện, sự kiện này có xảy ra".

Như vậy, chúng ta có thể nói, trong hiền kiếp hiện tại, tại thế giới này, chỉ có một Đức Phật, không có hai Đức Phật, có thể có 6 Đức Phật quá khứ như Đức Phật Tỳ Bà Thi, Đức Phật Thi Khi v.v... nhưng thuộc vào kiếp quá khứ, không thuộc kiếp hiện tại; và có đức Phật Di Lặc (Maitriya), nhưng thuộc vào kiếp tương lai, không thuộc kiếp hiện tại. Như vậy vị trí của Đức Phật, Thích Ca Mâu Ni thật là độc nhất vô nhị, ngay trong tiền kiếp của thời hiện đại của chúng ta, và ở trong thế giới mà hiện chúng ta đang sống. Từ nơi vị trí Phật độc nhất vô nhị này, Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I trang 29 nói rõ thêm:

"Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có đặt ngang hàng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A la hán, Chánh Đẳng giác; một người này khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tự, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng bậc Tối thắng giữa các loài hai chân".


Nguồn: http://www.phattuvietnam.net/nghiencuu/41.html

andraw vào lúc 17/12/2010 19:11

Ranh giới giữa ngoại đạochánh đạo rất mong manh. Rất mong quý bạn hữu hãy có những lời cầu nguyện để đc gia hộ

hue minh vào lúc 17/12/2010 19:17

Hòa thượng Thích Thích Thông Lạc có nhiều “nhận định” mang tính đảo lộn, phủ định kinh sách, phủ định những pháp môn đã có từ hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, HT còn nhận định con người sau khi chết “không có linh hồn”, tất cả các hiện tượng tâm linh, ngoại cảm đều do tưởng uẩn của con người tưởng tượng ra…
Như vậy ý nói trung tâm tiền năng con người đang bị những nhà ngoại cảm lừa gạt sao? thật là khó hiểu với những lời phát ngôn của HT TTL này quá

Hoang Tri vào lúc 17/12/2010 23:21

Đức Lão Tử nói rằng: "Ngôn giả bất tri, tri giả bất ngôn" nghĩa là người nói không biết, người biết không nói. Chuyện những người tự xưng chứng đắc này nọ cũng thường xảy ra như Vô Thượng Sư Thanh Hải hay các ông đạo ở vùng sông nước Cửu Long...
Nếu quả thực chứng đắc thì hãy hiển lộ thần thông cho đại chúng tâm phục. Khi ngài A Nan vì sự khích tướng của ngài Ca Diếp đã đắc quả trong thời gian ngắn, thế nhưng ngài Ca Diếp vẫn bắt ngài A Nan chứng minh bằng thấn thông trước khi cho tham dự vào cuộc kết tập kinh điển của chư thánh tăng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma được nhân dân Tây Tạng tôn kínhhóa thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát, nhưng Ngài lúc nào cũng khiêm hạ chỉ nhận mình là ông thầy tu quê mùa. Có một điều đặc biệt là những ai được gần Ngài đều cảm nhận được sự an lạc vô biên tỏa ra từ năng lượng từ bi nơi Ngài. Sự hành xử của Ngài đã khiến cho mọi người tôn kính không chỉ riêng Tây Tạng nhưng mọi người trên thế giới bất phân tôn giáo. Thế còn thầy Thông Lạc thì sao? Những ai đọc bài của thầy, nghe thầy giảng đều cảm nhận sự hoang mang, phiền não!

Thầy tuy xuất thân từ thiền tông, đệ tử bị khai trừ của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, nhưng không hiểu thế nào là "ý tại ngôn ngoại" và "Bồ Đề bổn vô thọ"; lại đem những chuyên "cây Vô Ưu" ra thắc mắc.


Những việc phủ nhận kinh điển, pháp tu của thầy có được từ khi đi Ấn Độ đọc những sách của những người nặng tinh thần cố chấp Tiểu Thừa viết ra. Thầy không chịu nghiên cứu, tìm hiểu vội vàng ôm lấy, tưởng đó là chân lý, đem phổ biến ra để thể hiện tính cách lập dị và mạo nhận đó là khám phá của mình.
Chuyện phàm phu tự xưng chứng thánh quả và phê phán vô căn cứ là sự vi phạm trầm trọng giới "VỌNG NGỮ". Trong Luật Phật, người nào vi phạm giới này phải bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn.
Lâu nay quý thầy biết chuyện của HT Thông Lạc, nhưng mọi người dùng phương pháp "mặc tẩn" (im lặng tẩy chay). Thế nhưng HT Thông Lạc vẫn làm rối loạn tín tâm của Phật tử.

Đạo Quang vào lúc 18/12/2010 11:00

"Nhược phàm phu tự ngôn chứng thánh,... giai đại vọng ngữ, kỳ tội cực trọng": Tự nói mình chứng này, nọ, kia chính là phàm nên tội rất nặng. Còn bài kệ: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn, vô lượng sinh tử ư kim tận hỷ" là khi chứng đạo quả, đức Phật chỉ cho chúng ta biết động cơ trôi lăn trong 3 cõi, sáu đường (địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, a tu la, người, trời=thiên thượng thiên hạ) là do mầm chấp ngã ở trong tâm thức (duy ngã độc tôn. Cũng từ nơi cái tình thức ấy mà Ngài trôi lăn trong vô lượng sinh tử. Nay Ngài đã giác ngộ, nên cái tình thức ấy chấm dứt(giác hữu tình) nên Ngài nói: sinh đã tận, lậu đã tận, gánh nặng của vọng tâm sinh diệt đã để xuống, từ nay không còn trở lại sinh tử nữa(vô lượng sinh tử ư kim tận hỷ). Chứ không phải: "Trên trời dưới trời, ta là hơn hết, hay ta là độc tôn, không có Phật thứ hai, thứ ba.Đừng hiểu vậy mà hàm oan cho đức Phật. Chỉ có một điều là trong hiện kiếp, do nương nơi pháp mà đức Phật Thích Ca đã tìm ra và chỉ cho mà tu chứng, nên chứng sau đức Phật thì gọi là Tổ, vậy thôi.

Tuệ Hãi vào lúc 18/12/2010 11:12

Theo tôi được biết thì cây Vô-ưu tiếng anh gọi là fig tree (cây sung) , điểm đặc biệt của cây sung là nhân quả đồng thời, không có bông mà trực tiếp có quả, trong chùa Ấn Quang khi xưa cây sung trong chùa tự nhiên có hoa, là điều chưa từng có, rất nhiều người tới xem, sau đó cạnh chùa sanh Thầy Minh Phát, một Nhân vật kỳ lạ như huyền thoại, nay thầy đã tịch rồi, nếu ai muốn hỏi thêm chi tiết thì hỏi cụ Trí Quang thì rõ...

Hoa Đức vào lúc 18/12/2010 12:26

Đối với các vị hòa thượng tu chứng đắc quả vị không bao giờ nói ra, hay Bồ Tát, Phật tái sinh thì con người không ai biết được ngay cả các vị hòa thượng đạo hạnh cao thâm. Bởi thế mới nói "thấy mà không biết, biết thì không thấy".

Olcott Pham Tue, January 4, 2011 7:10:12 PM

Thua Qui Ngai, Neu ai da tung nghien cuu ve lich su phat trien cua dao Phat deu biet ro la sau khi thanh dao, Duc Phat chi day co thien dinh, do la thien TU NIEM XU duoc ghi ro trong kinh tang Pali. Mai cho den nhieu the ky sau do moi thay xuat hien cac bo kinh dai thua .Trong thoi Duc Phat con tai the,Ngai khong day ai doc chu, cau Phat de duoc vang sinh Cuc Lac ca.Chung ta cung khong thay ten cac vi Bo Tat. Duc Phat chi day cac de tu dat toi TU THANH QUA ma thoi. Dat toi La Han la dat toi qua vi Phat roi. Phat la nguoi dau tien tim ra con duong diet kho.Sau nay khong biet vi ly do gi cac kinh sachPhat trien cho rang cac vi La Han nay van con phai tu tap them nua, phai qua con duong BO Tat Dao de dat qua vi Phat.Thay THICH THONG LAC, vi Ngai khong thay cac kinh sach Nguyen thuy ghi chep dieu nay nen Ngai moi manh mieng phat bieu la cac kinh sach bac truyen deu do cac to nhu Long Tho, The Than, Ma Minh van van sang tac ra dua tren yeu ly cua kinh dien Pali. Vi tinh noi thang, noi that nen Ngai da lam ta giay dong ,buc boi va manh me len an, cho rang Thay Thich Thong Lac noi ba lap,tam bay tam ba.Thuc su phai noi rang Phat giao cua ta duoc Han hoa rat sau dam! "No" rat khac voi Phat giao thuo ban dau!! Chung ta hay binh tinh xuy xet that can than truoc khi phat bieu dieu gi.

De tu xin de dau sam hoi.