Truyền nước bị phù tay phải làm sao

Truyền nước bị phù tay phải làm sao
- Hỏi: Tôi bị ung thư vú, phải truyền hóa chất. Hôm qua, sau khi truyền về tự nhiên chỗ truyền nóng rát sau đó tê bì và sưng. Bác sĩ nói tôi bị thoát mạch. Xin hỏi, có phải do truyền thanh không? Có nguy hiểm gì không? Có cách gì để nhận biết? Nguyễn Thu Lan (Đống Đa, Hà Nội).

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam trả lời: Thoát mạch là sự thoát thuốc hóa chất vào khoang cạnh mạch máu, kể cả thuốc bị rỉ hoặc thấm ra ngoài mạch máu.
Truyền nước bị phù tay phải làm sao
Mặc dù các triệu chứng tại chỗ thường là đau, ban đỏ và sưng phồng nhưng sự thay đổi trong tốc độ truyền thuốc hoặc không thấy máu trở về kim tiêm truyền có thể là dấu hiệu ban đầu của sự thoát mạch.
Tỷ lệ biến chứng thoát mạch trong hóa trị được thông báo chỉ khoảng từ 1 - 7%, tuy nhiên, nâng cao nhận thức về biến chứng thoát mạch và cải tiến kỹ thuật tiêm truyền có thể làm tỷ lệ này thấp hơn nhiều.
Triệu chứng và dấu hiệu đầu tiên của thoát mạch do chất gây phỏng da thường tinh tế. Chúng thường xuất hiện ngay sau khi thoát mạch, nhưng có thể xuất hiện muộn trong ngày đến vài tuần. Ban đầu thường biểu hiện tại chỗ là nóng rát hoặc tê bì, ban đỏ nhẹ, ngứa và sưng phồng.
Trong vòng 2 - 3 ngày, ban đỏ và đau tăng lên, da đổi màu và chai cứng lại, bong vẩy khô hoặc rộp lên. Nếu khối lượng thuốc thoát mạch ít, các triệu chứng có thể biến mất trong vài tuần tiếp theo. Nếu thuốc thoát ra lan rộng, sâu thì đỏ da, đau, hoại tử, bong vẩy và loét sẽ tăng lên và hoại tử vàng có thể xuất hiện trong vài tuần tới.
PV (ghi)