Truyền thải độc có tốt không

“30 năm sử dụng thải độc cà phê”, “ung thư di căn giai đoạn cuối thải độc cà phê”, “đánh sạch mỡ bụng nhờ thải độc đại tràng”… là những nội dung được các TikToker, Facebooker có hàng ngàn người theo dõi chia sẻ. Không chỉ hướng dẫn cách thực hiện, họ còn trực tiếp tư vấn và bán sản phẩm cà phê hữu cơ thải độc cho khách hàng.

Truyền thải độc có tốt không

Một loại cà phê thải độc

C.L

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội đang rao bán cà phê và dụng cụ thải độc đại tràng với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 160.000 - 1.300.000 đồng.

Chị Linh (25 tuổi, ở Gia Lai) từng làm việc tại một xưởng sản xuất cà phê, cho biết: “Bột cà phê thải độc khác bột cà phê pha uống. Giá bán trung bình là 70.000 đồng/kg. Mình bỏ sỉ cho khách, còn sau đó khách phân chia ra bán theo liệu trình”.

Y khoa không có phương pháp thải độc đại tràng

Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Công Khánh, Phó Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khẳng định trong y khoa không có phương pháp thải độc cho đại tràng, cũng như là dùng thuốc xổ để thải độc đại tràng.

“Về chuyên môn, tôi không nghĩ thải độc đại tràng bằng cà phê là phương pháp tốt vì đại tràng không phải là cơ quan chứa và hấp thu chất độc trong cơ thể mà là nơi hấp thu nước và thải chất cặn bã từ thức ăn ra ngoài. Phương pháp thải độc bằng cà phê này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh vì nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải, tổn thương niêm mạc đại tràng”, bác sĩ Công Khánh chia sẻ.

Truyền thải độc có tốt không

Thải độc đại tràng trở thành trào lưu trên Facebook

Chụp màn hình

Bác sĩ Công Khánh đề cập thêm: “Nếu người bệnh không được đánh giá đầy đủ (không đánh giá được bệnh lý tim mạch, thận tiềm ẩn) và không được theo dõi hay xử lý kịp thời khi có biến chứng của mất nước, rối loạn điện giải thì nguy cơ tử vong vẫn có thể xảy ra hoặc ít nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh”.

Thực tế, trong y khoa có phương pháp làm sạch đại tràng bằng thuốc xổ để phục vụ cho quá trình nội soi và phẫu thuật đại trực tràng hay đường tiêu hóa có liên quan đến đại tràng. Tuy nhiên, trước khi dùng phương pháp này, bác sĩ phải đánh giá tình trạng bệnh nhân, nhất là các bệnh lý suy tim, suy thận… để tránh các tác động nguy hiểm.

Thay vì áp dụng các phương pháp không chính thống, mỗi người nên tự bảo vệ hệ tiêu hóa bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ… Đồng thời hạn chế bia rượu, thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thường xuyên vận động cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Thụt rửa đại tràng chỉ áp dụng trong y tế

Tiến sĩ Ranit Mishori, bác sĩ, Giám đốc Y tế Công cộng của Đại học Georgetown (Mỹ), nói: Có một số trường hợp bác sĩ có thể cho xổ ruột, đó là trước khi nội soi đại tràng hoặc phẫu thuật đường tiêu hóa.

Cà phê có nhiều chất chống oxy hóa và nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê thường xuyên có thể mang lại lợi ích thực sự cho sức khỏe. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc thải độc đại tràng bằng cà phê mang lại bất kỳ lợi ích nào, theo tạp chí sức khỏe Health (Mỹ).

Tiến sĩ Jen Gunter, bác sĩ viết cho tờ New York Times, cũng cho biết không có dữ liệu nào cho thấy xổ ruột bằng cà phê có lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, có rất nhiều báo cáo về bỏng trực tràng do xổ ruột bằng cà phê, theo Health.

Môi trường ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, việc sử dụng thuốc bừa bãi, không có chỉ định của bác sĩ …. khiến con người vô tình hay hữu ý gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây ngộ độc cho cơ thể. PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, tùy mỗi người và trường hợp ngộ độc nào có cách xử trí phù hợp, k­hoa học.

Thải độc không đúng cách gánh hậu quả khôn lường

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cho biết, con người có thể bị nhiễm độc bởi rất nhiều tác nhân từ môi trường, không khí, thực phẩm, hay việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cũng gây độc cho cơ thể. Bên cạnh đó còn có  một nguyên nhân nữa là nguyên nhân nội sinh, khi chất độc vào cơ thể quá nhiều tích tụ ở gan, khiến gan không thải độc được và cũng tiết ra những chất gây độc cho cơ thể.

Có nhiều loại ngộ độc như ngộ độc thuốc, rượu, nấm độc  hoặc hóa chất thường là ngộ độc cấp tính, nặng sẽ  gây suy đa phủ tạng. Để cứu sống bệnh nhân, bác sĩ thường phải tiến hành nhiều biện pháp cấp cứu như rửa ruột, lọc máu. .. So với ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính khó phát hiện hơn do triệu chứng bệnh rất âm thầm như bệnh nhân chỉ mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, mất ngủ....

Truyền thải độc có tốt không

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc

Hiện nay trên mạng và các diễn đàn mạng xã hội, có rất nhiều thông tin quảng cáo tuyên truyền về việc giải độc cơ thể như nhịn ăn, uống nước hoa quả …  là vô cùng nguy hiểm và phản  khoa học. Ths Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng quốc gia lý giải vì khi nhịn ăn có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, cơ chế bù trừ của cơ thể khiến cơ thể cạn kiệt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến nhiều chức năng hoạt động của cơ thể. Hay khi chúng ta chỉ uống nước chanh, nước hoa quả để thanh lọc cơ thể, giải độc, nếu uống lúc đói và thời gian  dài có nguy cơ bị viêm loét dạ dày…  Do đó, những phương pháp thải độc không đúng, phản  khoa học không những không thải được độc tố mà còn mang tới những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Gần đây, nhiều trang mạng còn tuyên truyền về cách thải độc phòng ngừa ung thư. PGS Ngọc cho biết, không có một cách tuyệt đối nào thải độc để phòng được tất cả các loại ung thư, vì ung thư có nhiều nguyên nhân, mà có nhiều  bộ phận khác nhau có nguy cơ mắc ung thư. Chỉ riêng về gan, viêm gan virus B và C là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư gan.  Để ngăn ngừa ung thư phải dựa vào nguyên nhân gây ung thư. Hiện nay có thể một số thuốc thải độc để ngăn chặn quá trình ung thư diễn biến nhanh hơn, đối với các bệnh về gan có các thuốc giải độc gan, nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Xử trí thế nào khi bị ngộ độc

PGS  Trịnh Thị Ngọc cho rằng có nhiều cách để giải độc cho bệnh nhân, tùy trường hợp ngộ độc cấp tính hay ngộ độc mạn tính để có hướng xử trí phù hợp.  Với ngộ độc cấp tính như đã nói ở trên, người bệnh bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm nhiễm độc, hoặc do uống rượu, có thể gây nôn cho bệnh nhân.  Nếu nặng phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở các cơ sở y tế.   Tại các cơ sở y tế, bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp cấp cứu như rửa ruột, truyền dịch, lọc máu….

Truyền thải độc có tốt không

Tại gia đình, khi có người bị ngộ độc, các biện pháp đơn giản nhất có thể làm để sơ cứu cho bệnh nhân như gây nôn, uống nước lọc hoặc nước chanh gừng với những người say  rượu, có khả năng dẫn tới ngộ độc rượu. Uống nước lọc hay nước hoa quả cũng là cách giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, bảo vệ gan khỏi bị tác động của rượu.  Trong cơ thể có nhiều cơ quan có chức năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể như da, thận, phổi, gan…. trong đó gan  là bộ phận quan trọng hàng đầu, nó được ví như “nhà máy hóa chất” thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy bảo vệ gan là bảo vệ  cơ quan xử lý các chất độc hại đi vào cơ thể.

Bên  cạnh việc bảo vệ gan, hiện nay các nhà  khoa học còn phát hiện ra một chất là  glutathione - chống ôxy hóa tế bào rất tốt. Glutathione được mệnh danh là chất chống ôxy hóa mạnh nhất của cơ thể, tuy nhiên từ tuổi 25 trở lên, glutathione trong cơ thể chúng ta bị giảm đi, khiến con người dễ mắc  bệnh, lúc đó chúng ta cần bổ sung thêm glutathione cho cơ thể.

PGS Ngọc cho rằng, có nhiều phương pháp thải độc tùy vào tình trạng bệnh, cơ thể của mỗi người, quan trọng là phải loại trừ các nguyên nhân gây ngộ độc, hoặc nếu không may bị nhiễm độc thì cần xác định do nguyên nhân nào mà có hướng xử trí thích hợp, nhẹ có thể tự sơ cứu tại nhà, nặng thì người bệnh cần phải đi gặp bác sĩ để được cấp cứu kịp thời. Cách tốt nhất, đơn giản và hiệu quả nhất để thải độc là ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, tập thể dục, có thể tập yoga, và áp dụng biện pháp thải độc kép ở gan  và thải độc tế bào, PGS Ngọc khuyên.

Truyện thải độc có tác dụng gì?

Thúc đẩy đào thải các chất có hại như các kim loại nặng tích tụ trong cơ thể. Ức chế hoạt động của các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hoá, thúc đẩy làm sạch mạch máu và hoạt hoá tế bào.

Truyện gì để thải độc cơ thể?

10 cách giải độc cơ thể.
Cách thải độc cơ thể: Bắt đầu ngày mới bằng ly nước chanh. ... .
Cách giải độc cơ thể: Uống nước ép rau quả tươi mỗi ngày. ... .
Sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe. ... .
Thức uống giải độc cơ thể: Các loại trà thảo dược. ... .
Ăn nhiều trái cây và rau củ để thải độc cơ thể ... .
Hạn chế đường trong khẩu phần ăn..

Thuốc Hydrocephen có tác dụng gì?

Thuốc Hydrocephen có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan trước tình trạng viêm gan, gan ảnh hưởng do tác hại của bia rượu và gan nhiễm độc. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi bị viêm gan, giải độc gan, người thường xuyên sử dụng rượu bia.

Làm thế nào để giải độc cơ thể?

Về bản, giải độc có nghĩa là làm sạch máu. Điều này được thực hiện bằng cách loại bỏ các tạp chất từ máu trong gan, nơi các chất độc được xử lý để loại bỏ. Cơ thể cũng đào thải chất độc qua thận, ruột, phổi, hệ bạch huyết và da trong quá trình giải độc cơ thể.