Tủ đè nghĩa là gì

Dịch bệnh kéo dài hơn nửa năm học, ngay sau khi được quay trở lại trường Vũ Linh Phương, học sinh Trường THCS Phan Chu Trinh, Hà Nội đã bắt tay ngay vào việc ôn luyện các kiến thức cơ bản để an tâm hơn khi bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới.

“Vì dịch bệnh kéo dài buộc phải học online trong suốt học kỳ 1 nên em cũng gặp khá nhiều khó khăn trong thời gian đó. Do đó, để không bị hổng kiến thức, em cũng cố gắng tự học thêm cũng như hỏi thêm cô giáo sau giờ lên lớp ở mỗi buổi học trực tuyến”, Linh Phương cho biết.

Bạn Vũ Linh Phương đã sẵn sàng cho kỳ thi vào 10.

Ngay sau khi được quay trở lại học trực tiếp, Phương cũng như các bạn trong lớp được thầy cô hệ thống lại các kiến thức cũ cũng như làm thêm nhiều đề nâng cao vừa là để ôn luyện vừa là để làm quen với cách thức của một bài thi vào 10.

Nói về phương pháp ôn luyện cho kì thi vào 10, Linh Phương cho biết: “Đối với môn Toán, em học kỹ để nắm chắc lý thuyết rồi vận dụng vào các bài tập cụ thể. Còn với Văn, em học theo sơ đồ tư duy và luyện đề để nâng cao kỹ năng viết. Với Tiếng Anh, em cũng làm như vậy, đồng thời, em có ghi chép các lỗi sai ở môn này vào một quyển vở để tránh lặp lại lỗi sai tương tự”.

Mặc dù đã ôn luyện rất kỹ kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cùng với một số dạng nâng cao, nhưng Linh Phương cũng không quên “bỏ tủ” một số bài. Với môn Ngữ Văn, Phương tập trung vào một số bài như “Nói với con” và “Mùa xuân nho nhỏ”.

“Thực ra em nghiêng về tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” nhiều hơn. Em đã làm các dạng đề và nhận thấy bài thơ này lâu rồi chưa có trong đề thi nên khả năng xuất hiện trong năm nay khá cao”, Linh Phương cho biết.

Năm nay, Trần Vinh Hiển, học sinh lớp 9A2 Trường THCS Phan Chu Trinh đăng ký 2 nguyện vọng, trong đó nguyện vọng 1 là Trường THPT Chu Văn An, nguyện vọng 2 là THPT Lê Quý Đôn.

Cũng giống như các bạn sắp sửa thi vào 10, Hiển rất mong bản thân em sẽ đạt kết quả như ý khi nguyện vọng 1 trở thành hiện thực.

“Em mong sao những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong kỳ thi vào 10 sắp tới. Và bản thân em hy vọng sẽ trúng tuyển và được trở thành học sinh của trường THPT Chu Văn An”, Hiển cho biết.

Bạn Trần Vinh Hiển hy vọng sẽ trúng tuyển và được trở thành học sinh của trường THPT Chu Văn An.

Đến thời điểm này, Hiển đã nắm chắc phần lớn toàn bộ tác phẩm Văn Học trong chương trình thi. Về môn Toán và Anh, em rất tự tin.

“Đối với môn Văn, em luyện tập các đề mà cô giáo cho và cùng với đó là học thuộc những kiến thức mà cô dạy. Đối với môn Toán, em đã thuần thục các dạng cơ bản. Ngoài ra, em cũng luyện tập thêm các dạng đề khó để đạt điểm cao nhất. Còn đối với Tiếng Anh, em luyện các từ mới, các cấu trúc để hoàn thành xuất sắc bài thi của mình”, Hiển nói.

Khác với Linh Phương, Vinh Hiển không dám “học tủ” vì sợ “tủ đè”. “Em không dám học tủ môn Văn. Thế nhưng em cũng mong sao đề thi Ngữ Văn năm nay sẽ thi vào thơ thay vì truyện ngắn. Bởi truyện không phải là sở trường của em”, Hiển chia sẻ.

Cùng quan điểm với Vinh Hiển, Lê Khánh Ngọc, học sinh lớp 9A2 trường THCS Ngô Sĩ Liên cũng không dám tự học theo kiểu chọn lọc kiến thức.

“Em không ôn tủ môn Văn, bởi thầy cô đã dặn dò nên ôn tập đầy đủ các bài trong chương trình học để đề phòng trường hợp xấu nhất là lệch tủ. Với Toán, bản thân em được làm đề từ sớm để quen với cấu trúc đề thi. Với môn tiếng Anh, em chú trọng vào phần trọng âm, phát âm và ngữ pháp”, Ngọc cho biết.

Khánh Ngọc cùng chị gái tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám cầu may trước kì thi vào 10.

 Chia sẻ về kế hoạch ôn luyện cho kỳ thi cuối cấp quan trọng, Ngọc cho biết, mặc dù dịch bệnh kéo dài gần 1 năm học, nhưng nhờ sự giúp đỡ của nhà trường, cùng thầy cô giáo nên em đã ôn tập kỹ càng và sẵn sàng một tâm thế tự tin để bước vào kỳ thi năm nay.

 “Lần đầu tiên tham gia vào kỳ thi lớn như vậy, em cảm thấy khá hồi hộp. Tuy nhiên, em tin rằng bản thân sẽ tự tin vượt qua kỳ thi với sự may mắn và tâm lý bình tĩnh khi vào phòng thi”, Ngọc chia sẻ.

Kỳ thi vào 10 năm nay, thành phố Hà Nội có 106.609 thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi này sẽ diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/6 với ba môn Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán. Cho đến thời điểm hiện tại, các thí sinh đã hoàn tất quá trình ôn luyện và sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới./.

 

Thế nào là từ ngữ địa phương?

Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?

Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội hay từ ngữ địa phương?

Từ ngữ “trẻ trâu” xuất hiện trong giới trẻ gần đây thường chỉ điều gì?

Tủ đè nghĩa là gì

Tủ đè là gì? Trúng tủ, học tủ nghĩa là gì, tại sao lại nói học tủ, tủ đè, trúng tủ, trainghiemhay.com chia sẻ đáp án đúng nhất!

Tủ đè nghĩa là gì

Tủ đè là gì?

Tủ đè là đề thi không cho ngay phần mình đã ôn, đã học trước khi đi thi.

Học tủ là gì?

Học tủ là dự đoán và chỉ học một phần, một số câu nào đó trong tài liệu, đề cương ôn thi mà bỏ qua những câu khác.

Trúng tủ là gì?

THAM KHẢO THÊM TẠI: https://reviewgames.top/

Không hoàn toàn là lỗi của teen

Với lượng kiến thức ngày càng lớn qua từng cấp học, teen thường phải “gồng mình” lên để “chống đỡ”, chính vì thế mà khi thi cử, bớt được phần kiến thức nào, teen “sướng” phần đó.

M.T (THPT Đ - HN) kể: “Trước khi thi Văn, lớp mình chẳng cần phải “ra sức” năn nỉ thì cô giáo cũng nói: các em chỉ học hai bài đầu thôi, bỏ bài 3 đi nhé. “Được lời như cởi tấm lòng”, lớp mình “sướng âm ỉ” và “vô tư” bỏ bài 3, chẳng lẽ cô nói mình lại không tin”.

Không chỉ ở những môn xã hội như Văn, Sử, Địa… đòi hỏi teen phải học thuộc nhiều, với những môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa đôi khi teen cũng được các giáo viên “phím” trước.

S.T (THPT P.) kể: “Trước khi thi, cô giáo Toán “gợi ý” với lớp mình rằng: chắc chắn trong kì thi không có phần phương trình tiếp tuyến đạo hàm, vì cô chưa hề thấy một giáo viên nào trong trường mình ra đề có dạng đó cả, vậy là lớp mình thở phào vì bớt được một phần dài và khó”.

Sự “gợi ý” của các giáo viên như vậy không chỉ nằm ở 1, 2 lớp mà có khi là cả khối, thế nên khi teen trao đổi với nhau, lớp này giống lớp nọ, teen tha hồ tin “sái cổ”.

Sức mạnh của “tin đồn”

Học tủ một cách “bị động” như trên là một chuyện nhưng đôi khi chính teen nhà mình lại “vô tình” gây ra việc “học tủ”.

Tủ đè nghĩa là gì


Đề cương Anh ở nhiều trường lúc nào cũng dày cộp, 500 – 600 câu là chuyện bình thường, ai cũng biết là những câu đó sẽ tương tự với đề thi, nhưng để học hết thì “gian nan” vô cùng. Chính thế mà chỉ cần một tin đồn rằng: phần này không phải học đâu, cái này khó như vậy chắc chắn không vào đâu... cũng sẽ làm teen “nao núng” và “liều mình” gạt phần đó qua một bên.

“Chẳng hiểu sao tối trước hôm thi, cả friend-list của tớ đồng loạt trưng status “Mai Văn chắc chắn vào bài 2 mọi người nhé”, cùng với đó là một loạt những lý luận mà người nghe dù không muốn tin nhưng cũng phải “siêu lòng”. Vậy là tớ quyết định chỉ ôn bài giống như mọi người để có thể đi ngủ sớm cho buổi thi ngày mai”V.A (THPT Đ.) chia sẻ.

“Học tủ” rồi có ngày bị “tủ đè”.

Dù có là lý do nào đi chăng nữa thì teen “học tủ” rồi sẽ có lúc bị “tủ đè”.

Vào ngày thi Văn, V.AM.T (THPT Đ.) tự tin bước vào phòng thi với bài Văn trong đầu mà hai bạn chắc chắn là trúng, nào ngờ đề lại rơi vào bài 3… Thế là không chỉ V.A, M.T mà cả khối 11 trường Đ. lệch tủ. V.A kể lại: “Vừa đau khổ lại vừa buồn cười, lúc đề thi được phát ra cũng là lúc mình nghe được một tiếng ồ… kéo dài và xôn xao cả dãy hàng lang. Phòng mình “gục” gần hết, chẳng ai làm được sang tờ thứ hai vì đơn giản không học thì hết một tờ cũng khó”.

Đích đến nào cho teen, khi bạn không muốn nỗ lực học tập mà chỉ chăm chăm giảm bớt cái này, làm nhẹ cái kia. Sẽ chẳng có sự thành công nếu không có nỗ lực, vì vậy hãy luôn học tập hết mình teen nhé!