Từ đồng âm trong bài Bánh trôi nước

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4

Phần I

Video hướng dẫn giải

THỂ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM?

Trả lời câu 1 (trang 135 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:

- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

Trả lời:

Giải thích nghĩa của từ lồng:

- Câu 1: lồng => hăng lên chạy càn, nhảy càn

- Câu 2: lồng => đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.

Trả lời câu 2 (trang 135 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Nghĩa của các từ lồng có liên quan gì đến nhau không?

Trả lời:

Các từ lồng trên nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau.

Ghi nhớ:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Phần II

Video hướng dẫn giải

SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM

Trả lời câu 1 (trang 135 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên?

Trả lời:

Nhờ ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên.

Trả lời câu 2 (trang 135 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Câu "Đem cá về kho" nếu tách ra khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.

Trả lời:

Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa:

a) Kho với nghĩa hoạt động, một cách chế biến thức ăn.

b) Kho với nghĩa là cái kho chứa đồ (chứa cá).

Để câu trở thành đơn nghĩa, người viết có thể thêm vào một vài từ

Ví dụ:

a) Đem cá về mà kho. (Kho chỉ có thể hiểu là hoạt động).

b) Đem cá về để nhập kho. (Kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa).

Trả lời câu 3 (trang 135 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Để tránh những hiều lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?

Trả lời:

Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh khi giao tiếp.

Ghi nhớ:

Trong giao tiếp, phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 136 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

Lời giải chi tiết:

- Thu:

+ Thu 1: danh từ, mùa thu ⟶ chỉ một mùa trong năm.

+ Thu 2: động từ, thu tiền ⟶ chỉ hành động.

- Cao :

+ Cao 1: tính từ, trái nghĩa với thấp.

+ Cao 2: danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).

- Ba :

+ Ba 1: số từ, ba lớp tranh.

+ Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ).

- Tranh:

+ Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh).

+ Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi).

- Sang:

+ Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương).

+ Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng).

- Nam:

+ Nam 1: chỉ phương hướng (miền Nam)

+ Nam 2: giới tính của con người (nam nhi)

- Sức:

+ Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực)

+ Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).

- Nhè:

+ Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác

+ Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra

- Tuốt:

+ Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa

+ Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa)

- Môi:

+ Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)

+ Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 136 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

a. Tìm các nghĩa khác với danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.

b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.

Lời giải chi tiết:

a.

Danh từ cổ trong tiếng Việt có nhiều nghĩa khác nhau như:

- Chỉ bộ phận của cơ thể nối đầu với thân.

- Chỉ bộ phận của áo bao quanh cổ

- Chỉ bộ phận của một vật giống hình cái cổ nối liền thân với miệng (cổ chai, cổ lọ).

=> Tất cả các nghĩa trên của từ cổ có nét chung về nghĩa: đều là bộ phận nối liền đầu với thân.

b.

- Từ đồng âm với danh từ cổ: cổ đại

Cổ đại: chỉ một thời đại xa xưa trong lịch sử.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 136 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:

bàn (danh từ) – bàn (động từ)

sâu (danh từ) – sâu (động từ)

năm (danh từ) – năm (động từ)

Lời giải chi tiết:

- Hai anh em ngồi vào bàn, bàn bạc mãi mới ra vấn đề.

- Con sâu lẩn sâu vào bụi rậm.

- Năm nay, năm anh em đều làm ăn khá giả cả.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 136 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân biệt rõ phải trái?

Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.” Anh chàng nói: “Bẩm quan, con đã đến cho anh ta cò.”

- Nhưng vạc của con là vạc thật.

- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? – Anh chàng trả lời.

- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.

- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?

Lời giải chi tiết:

- Anh chàng trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp dùng từ đồng âm để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. (vạc, đồng).

- Nếu là viên quan xử kiện, em đặt lại hoàn cảnh giao tiếp ban đầu của anh chàng và người hàng xóm: mượn vạc để làm gì?

Loigiaihay.com

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tiết:

Tiếng Việt:TỪ ĐỒNG ÂMI. MỤC TIÊU BÀI HỌCSau bài học, HS có khả năng:1. Kiến thức- Nắm được khái niệm từ đồng âm.- Hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm trong văn bản. 2. Kĩ năng- Nhận biết được từ đồng âm trong văn bản.- Vận được cách sử dụng từ đồng âm phù hợp với ngữ cảnh. 3. Định hướng phát triển năng lực- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.4. Thái độHọc sinh có ý thức tìm hiểu, sử dụng từ đồng âm trong nói, viết một cách có hiệu quả.Tích hợp kĩ năng sống- Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ đồng âm phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm.Tích hợp giáo dục đạo đức:- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH- Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt.- Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động...- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định tổ chức (1’)2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: GV chiếu đoạn thơ của Đỗ Phủ: Tranh bay sang sông trải khắp bờ.Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa, Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.Tìm cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ trên ? Vì sao em biết đó là cặp từ trái nghĩa ?HS trả lời: cao - thấp. Vì 2 từ này có nghĩa trái ngược nhau.GV: Đánh giá câu trả lời của HS cho điểm.3. Bài mới (35’)HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập- Phương pháp: ®éng n·o- Thời gian: 3 phút - Sử dụng ví dụ của phần kiểm tra bài cũ, GV gợi ý dẫn dắt vào bài mới. ? Từ cao trong câu: “Mua cao về dán nhọt” giống và khác từ cao trong đoạn thơ của Đỗ Phủ ở chỗ nào?Giống về âm nhưng khác về nghĩa.- Dẫn dắt: Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau gọi là từ gì? (Đồng âm). Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm. Không vì nghĩa của hai từ này không giống nhau mà nghĩa trái ngược nhau.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC- Mục tiêu: học sinh nắm được thế nào là từ đồng âm,cách sử dụng từ đồng âm- Phương pháp : Vấn đáp thyết trình làm việc nhóm-Thời gian 15 p- Kỹ thuật: Động não, giao việc, .Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm khái niệm từ đồng âm. I. Thế nào là từ đồng âm1. Phân tích ngữ liệu- GV : Giải thích nghĩa của các từ lồng ?+ Lồng 1: Chỉ hđ chạy cất cao vó lên với sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.+ Lồng 2: Chỉ đồ vật thường đan thưa bằng tre nứa để nhốt chim.- GV : Hai từ lồng thuộc từ loại nào ?- GV : Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan tới nhau không? Khác xa nhau.- GV : Như vậy, hai từ lồng này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào ?Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.- Khái quát: Từ lồng ở 2 ví dụ trên là từ đồng âm.- GV : Vậy, em hiểu thế nào là từ đồng âm ?- HS: Đọc ghi nhớ.Bài tập nhanh (bảng phụ)- GV : Xác định và giải nghĩa từ đồng âm trong hai câu sau (bảng phụ):+ Cái bàn1 này đã hỏng.+ Chúng ta cùng bàn2 về việc ấy !- HS: Xác định - Giải nghĩa:+ Bàn 1: Một đồ vật có 4 chân, làm bằng gỗ, tre, kim loại-> dùng để học, làm việc => danh từ.+ Bàn 2: hoạt động trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về 1 vấn đề nào đó => động từ.=> 2 từ bàn là đồng âm.- GV : Lấy ví dụ về từ đồng âm?- HS: Lấy ví dụ và giải thích.- GV : Bài tập 1 (SGK-136):? Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: thu, cao, ba, sang, nam, sức...?- HS: Làm việc nhóm bàn (2’)Gợi ý:Ví dụ:- Thu: mùa thu, gió thu (chỉ thời tiết - nghĩa trong bài thơ )+ thu hoạch, thu hái (gặt hái, thu nhận)+ thu ngân, thu quĩ (thu tiền )+ thu nhận (tiếp thu và dung nạp) - Nghĩa của các từ lồng:+ Lồng 1: chỉ hoạt động của sự vật-> động từ+ Lồng 2: gọi tên sự vật

-> danh từ

-> Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau
=> Từ đồng âm.

2. Ghi nhớ (SGK -135)

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng từ đồng âm. II. Sử dụng từ đồng âm- GV: Yêu cầu HS quan sát lại 2 câu văn ở mục I1.- GV: Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 ví dụ trên?Dựa vào mối quan hệ giữa từ lồng với các từ khác ở trong câu. Tức là dựa vào ngữ cảnh.- Chốt:+ Phân biệt từ đồng âm phải dựa vào ngữ cảnh.- Tách khỏi ngữ cảnh: “khó hiểu theo hai nghĩa”.- GV: Câu: Đem cá về kho. Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ?Trong câu đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành hai nghĩa:+ Kho là nơi chứa hàng hóa.+ Kho là 1 cách chế biến thức ăn.- GV: Hãy thêm vào câu văn này một vài từ để câu trở thành câu đơn nghĩa ?- Kho 1: Đem cá về kho của xí nghiệp / Đem cá cất vào kho.- Kho 2: Đem cá về kho tương / Mẹ tôi kho cá bằng nồi đất rất ngon.- Chốt : Như vậy là từ “kho” được hiểu với 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau.- GV: Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do từ đồng âm gây ra, khi sdụng từ đồng âm chúng ta cần chú ý gì ?- HS: Trình bày.- HS: Đọc ghi nhớ.Bài tập nhanh- GV: Đưa ra bài tập số 4 (sgk -136).- HS: Đọc bài tập 4.- GV: Từ vạc trong câu chuyện, nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể được hiểu theo mấy nghĩa. Đó là những nghĩa nào?Hai nghĩa:+ (1) Cái vạc (chảo to) bằng kim loại để nấu thức ăn.+ (2) 1 loại động vật: chân, mỏ dài, cao giống cò (con vạc).- GV: Tại sao anh chàng mượn vạc lại không trả lại cái vạc đã mượn mà trả lại con cò?. Do người hàng xóm nói không rõ ràng, cụ thể, gẫy gọn (anh chàng mượn vạc) câu nói được hiểu theo kiểu nước đôi anh chàng mượn vạc đã dựa vào điều đó, dùng hiện tượng đồng âm -> không trả cái vạc.- GV: Nếu em là viên quan sử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?Giải thích rõ nghĩa của từ vạc (theo một nghĩa): cái vạc làm bằng đồng.+ yêu cầu anh hàng xóm phải trả đúng đồ vật  nếu không sẽ phạt.Trong bài tập 4 người viết đã dùng hiện tượng đồng âm để chơi chữ với mục đích tu từ tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu: phép tu từ chơi chữ. giao tiếp cần cẩn trọng khi sử dụng từ đồng âm.- GV: Từ đồng âm khác từ nhiều nghĩa như thế nào? - HS: Trình bày:+ Đồng âm: viết, đọc giống nhau  nghĩa khác xa, không liên quan đến nhau.+ Từ nhiều nghĩa: hiện tượng chuyển nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc (giữa nghĩa gốc với nghĩa chuyển có một nét nghĩa làm cơ sở chung). VD: Chân bàn, chân người, chân núi Nét nghĩa chung: đều là bộ phận bên dưới của sự vật, gián tiếp với mặt đất. 1. Khảo sát ngữ liệu a. Ví dụ 1

- Phân biệt nghĩa của từ lồng: dựa vào ngữ cảnh.

b. Ví dụ 2: Đem cá về kho !- Kho 1: cái kho chứa tài sản

- Kho 2: cách chế biến thức ăn.

-> chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, hoặc không dùng từ với nghĩa nước đôi.
2. Ghi nhớ: (SGK -136)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.- Phương pháp: ThuyÕt tr×nh, vÊn ®¸p, th¶o luËn- Thời gian: 15 pHoạt động 3 : Hướng dẫn Luyện tập III. Luyện tập- Bài tập 1, 4 các em đã được thực hành làm một số ý, phần còn lại các em sẽ hoàn thành ở nhà.- Định hướng : chúng ta tập trung vào bài tập 2, 3.- GV: Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó ?+ Cổ chai: Phần giữa miệng thân chai.+ Cao cổ: cất tiếng lên.- GV: Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó ?Bài tập 2a - Cái cổ: phần giữa đầu và thân.- Cổ tay: Phần nối bàn tay với cánh tay.b. Các từ đồng âm với danh từ cổ:- Cổ kính : xưa cũ- Cổ động : cổ vũ, động viên- Cổ lỗ: cũ kĩ quá- HS: Thảo luận nhóm (3’)Yêu cầu: Lớp chia thành 3 tổ tương đương 3 nhóm, mỗi nhóm đặt câu theo yêu cầu vào khổ A0.- GV: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm) ?Thảo luận, cử đại diện trình bày, nhận xét, cho điểm nhóm khác.- GV: Nhận xét, chỉnh sửa.Bài tập 3- Bàn (danh từ ) – bàn (động từ ):Chúng tôi bàn với nhau chuyển cái bàn đi chỗ khác.- Sâu (danh từ ) – sâu (động từ ): Những con sâu làm cho vỏ cây bị nứt sâu hơn.- Năm (danh từ ) – năm (số từ ): Có một năm anh Ba về quê năm lần.Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng .Câu 1.Dòng nào nói đúng khái niệm về từ đồng âm?A. Những từ giống nhau về âm thanh.B. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.C. Những từ giống nhau về ý nghĩa.D. Những từ có nghĩa trái ngược nhau.Câu 2.Cơ sở để phân biệt phân biệt từ đồng âm là gì ?A. Hình thức âm thanh của từB. Ý nghĩa của từC. Quan hệ giữa các từ trong câuD. Vai trò ngữ pháp của từCâu 3.Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?A. Chú ý đầy đủ ngữ cảnh, dùng từ chính xác, để tránh sai nghĩa của từ trong câu.(1)B. Chú ý phát âm thật chính xác. (2)C. Chú ý thông báo rằng mình sắp sửa dùng từ đồng âm. (3)D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.Câu 4.Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm ?A. Bàn bạc, luận bàn, bàn cãiB. Mai một, hoa mai, mai tángC. Bình yên, bình an, bình tĩnhCâu 5.Tìm từ đồng âm với từ chân trong câu sau "Mỗi khi trái gió trở trời , cái chân tôi lại dở chứng đau nhức."?A. Chân thậtB. Chân lýC. Chân giảD. Chân thành6.Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?A. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn bông.B. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống.C. Đảng phái, đảng phí, đảng viên.D. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi.Câu 7.Các từ sau là đồng âm hay đồng nghĩa ?Tiền tài - Tiền lươngNăng lực - Năng khiếuTiền tuyến - Tiền vệCâu trả lời của bạn:A. Đồng âmB. Đồng nghĩaCâu 8.Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm ?A. Thân mật, Ong mật, mật mãB. Mẫu mực, gương mẫuC. Giáo viên, giáo sư, giáo sinhCâu 9.Dòng nào sau đây không phải đều là các từ đồng âm ?A. Thu mua, thu hoạchB. Chiến tranh, tranh chấpC. Tiền bạc, tiền phương, tiền lươngCâu 10.Các từ sau là đồng âm hay đồng nghĩa ?Bàn bạc - Bàn họcThu hoạch - Mùa thuCâu trả lời của bạn:A. Đồng nghĩa

B. Đồng âm

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG* Mục tiêu:- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.* Thời gian: 5 phút .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

- GV: Tìm từ đồng âm và nêu tác dụng của từ đồng âm trong bài ca dao sau:Bà già đi chợ Cầu ĐôngBói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thày bói gieo quẻ nói rằngLợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.Gợi ý:- Lợi 1: danh từ, chỉ một bộ phận đi liền với răng.- Lợi 2: tính từ, chỉ lợi ích.=> Phê phán thói mê tín dị đoan và thói hám lợi của bà lão.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.- Phương pháp: thực hành có hướng dẫnTrò chơi: Nhanh tay nhanh mắt:Luật chơi: Có 12 hình ảnh trên màn hình, các nhóm nhanh chóng nhận biết các từđồng âm ứng với các hình ảnh đó. Sau 3 phút, đội nào tìm được nhiều từ hơn, đội đó

sẽ chiến thắng.

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới- Đối với bài cũ: Hoàn thành SBT.

- Đối với bài mới: Chuẩn bị: Trả bài viết tập làm văn số 2