Từ hiện tại trong Tiếng Anh là gì

muốn sống cho hiện tại

nên sống cho hiện tại

chỉ sống cho hiện tại

thích sống cho hiện tại

phải sống cho hiện tại

sống cho hiện tại

Thì quá khứ không phải lúc nào cũng mang nghĩa quá khứ. Trong một số loại câu, chúng ta có thể dùng các động từ như I had, you went hay I was wondering để nói về hiện tại hoặc tương lai. 

1. Sau liên từ, thay vì would

Trong hầu hết các mệnh đề phụ (như sau if, supposing, wherever, what), chúng ta dùng các thì quá khứ (không dùng would) để diễn tả ý điều điều kiện hoặc ý không có thật. Ví dụ:

If I had the money now, I'd buy a car.

(Nếu bây giờ tôi có tiền, tôi sẽ mua một chiếc ô tô.)

You look as if you were just about to scream.

(Trông cậu như thể cậu chuẩn bị hét lên ấy.)

Would you follow me wherever I went?

(Cậu sẽ đi theo tớ tới bất cứ đâu tớ đến chứ?)

Don't come and see me today - I'd rather that you came tomorrow.

(Đừng đến gặp tôi hôm nay - tôi muốn anh đến ngày mai hơn.)

I wish (that) I had a better memory.


(Tôi ước gì mình có một trí nhớ tốt hơn.)

2. Làm cho câu hỏi hay lời yêu cầu nhẹ nhàng hơn

Chúng ta có thể làm cho câu hỏi, yêu cầu và đề nghị mang tính chất nhẹ nhàng hơn (và lịch sự hơn) bằng việc dùng các thì quá khứ. Cụm thông dụng thường được dùng như I wondered, I thought, I hoped, did you want. Ví dụ:

I wondered if you were free this evening.

(Tôi tự hỏi không biết anh có rảnh tối nay không.)

I thought you might like some flowers.

(Tớ nghĩ có thể cậu thích hoa.)

Did you want cream with your coffee, sir?


(Ngài có muốn thêm kem vào cà phê không?)

Các hình thức quá khứ tiếp diễn (I was thinking/wondering/hoping...) tạo nên những câu mang tính chất ít trực tiếp hơn. Ví dụ:

I was thinking about that idea of yours. (Tôi đang nghĩ về ý tưởng của anh.)


I was hoping we could have dinner together. (Tôi hy vọng chúng ta có thể ăn tối cùng nhau.)

3. Động từ khuyết thiếu quá khứ

Các dạng quá khứ của động từ khuyết thiếu could, might, would, should thường dùng để nói về hiện tại hoặc tương lai. Chúng mang tính chất ít trực tiếp hơn,  'nhẹ hơn' can, may, will và shall. Ví dụ:

Could you help me for a moment? (Anh có thể giúp tôi một chút được không?)


Would you come this way, please? (Ngài làm ơn theo lối này được không?)
I think it might rain soon. (Tôi nghĩ trời sẽ sớm mưa thôi.)

4. Thì quá khứ để nói về sự việc vẫn đang tiếp diễn

Khi chúng ta nói về quá khứ, chúng ta luôn dùng các thì quá khứ ngay khi chúng vẫn còn đúng hoặc tồn tại đến hiện tại. Ví dụ:

Are you deaf? I asked how old you were.

(Anh điếc à? Tôi hỏi anh bao tuổi.)

I'm sorry we left Liverpool. It was such a nice place.

(Tôi rất tiếc chúng ta phải rời Liverpool. Đó quả là một nơi đẹp.)

I got this job because I was a good dirver. (Tôi nhận được công việc này vì tôi là một tài xế giỏi.)

THÌ HIỆN TẠI ĐƠN TRONG TIẾNG ANH

-----

Lời Khuyên:
- Để học Ngữ Pháp hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh  của VOCA Grammar và học nhiều hơn tại website: //www.grammar.vn
- Chúc bạn học tốt!^^

I. ĐỊNH NGHĨA VỀ HIỆN TẠI ĐƠN

Thì hiện tại đơn (Simple present) là một thì trong tiếng Anh hiện đại. Hiện tại đơn dùng để diễn tả một hành động chung chung, tổng quát lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc một sự thật hiển nhiên hoặc một hành động diễn ra trong thời gian hiện tại.

II. CẤU TRÚC VỀ THÌ HIỆN TẠI ĐƠN

1. Cấu Trúc Thì Hiện Tại Đơn Với Động Từ "TO BE"

Đối với cấu trúc của các THÌ, chúng ta chỉ cần quan tâm đến chủ ngữ và động từ chính, còn các thành phần khác như tân ngữ, trạng từ, … thì tùy từng câu mà có cấu trúc khác nhau.

Ở đây: “to be” ở hiện tại có 3 dạng: am/ is/ are

A. Khẳng định:

- Cấu trúc:      

S + am / is / are

 - Trong đó:  

 - Lưu ý:

  •  Khi S = I + am
  •  Khi S = He/ She/ It + is
  •  Khi S = We, You, They + are

- Eg:

  •  I am a doctor. (Tôi là bác sĩ.)
  •  She is very beautiful. (Cô ấy rất xinh đẹp.)
  •  We are friends. (Chúng tôi là bạn bè.)

 => Ta thấy với chủ ngữ khác nhau động từ “to be” chia khác nhau. 

B. Phủ định:

- Cấu trúc:      

S + am/ is/ are + not

- Lưu ý:

  • Am not: không có dạng viết tắt
  • Is not = isn’t
  • Are not = aren’t

Eg:

  • I am not a good student. (Tôi không phải là học sinh giỏi.)
  • He isn’t my bother. (Anh ấy không phải là anh trai của tôi.)
  • They aren’t Korean. (Họ không phải là người người Hàn Quốc.)

C. Câu hỏi:

Am/ Is/ Are +  S?

- Trả lời:      

Yes,  I + am. Yes, he/ she/ it + is. Yes, we/ you/ they + are.
No, I + am not. No, he/ she/ it + isn’t. No, we/ you/ they + aren’t.

- Eg:

  • Are you a student? - Yes, I am/ No, I am not.
  • Am I a bad person? - Yes, you are./ No, you aren’t.
  • Is he 19 years old? - Yes, he is./ No, he isn’t.


VOCA EPT: Kiểm tra và đánh giá trình độ tiếng Anh

2. Cấu Trúc Thì Hiện Tại Đơn Với Động Từ THƯỜNG

A. Khẳng định:

- Cấu Trúc:

S + V(s/es)

- Trong đó:     

  •   S (subject): Chủ ngữ 
  •   V (verb): Động từ 

- Lưu ý:

  • S = I, We, You, They, danh từ số nhiều thì ĐỘNG TỪ ở dạng NGUYÊN MẪU 
  • S = He, She, It, danh từ số ít thì ĐỘNG TỪ thêm “S” hoặc ES” 

- Eg:

  • They go to work by bus every day. (Họ đi làm bằng xe buýt hàng ngày.) 

Ở ví dụ này, chủ ngữ là “They” nên động từ chính “go” ta để ở dạng NGUYÊN MẪU không chia. 

  • He goes to work by bus every day. (Anh ấy đi làm bằng xe buýt hàng ngày.) 

=> Trong câu này, chủ ngữ là “He” nên động từ chính “go” phải thêm “es”. 

 (Ta sẽ tìm hiểu về quy tắc thêm “S” hoặc “ES” sau động từ ở phần sau.) 

B. Phủ định:

- Cấu Trúc

S + don’t/ doesn’t  + V(nguyên mẫu)

- Ta có: 

  •  don’t = do not
  •  doesn’t = does not

- Lưu ý:

  • S = I, We, You, They, danh từ số nhiều  - Ta mượn trợ động từ “do” + not
  • S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ “does” + not
  • Động từ (V) theo sau ở dạng NGUYÊN MẪU không chia.

- Eg:

  • We don’t go to school on Sunday. (Chúng tôi không đến trường vào ngày Chủ Nhật.)

Trong câu này, chủ ngữ là “We” nên ta mượn trợ động từ “do” + not (don’t), và động từ “go” theo sau ở dạng NGUYÊN MẪU.

  • She doesn’t visit his grandparents regularly. (Cô ấy không đến thăm ông bà thường xuyên)

=> Tại câu này, chủ ngữ là “She” nên ta mượn trợ động từ “does” + not (doesn’t), và động từ “visit” theo sau ở dạng NGUYÊN MẪU.

C. Câu hỏi:

- Cấu Trúc

Do/ Does   +   S   + V(nguyên mẫu)?

- Trả lời:          

Yes, I/we/you/they + do. Yes, he/she/it + does.
No, I/ we/you/they + don't No, he/ she/ it + doesn’t.


- Lưu ý: 

  • S = I, We, You, They, danh từ số nhiều  - Ta mượn trợ động từ “Do” đứng trước chủ ngữ.
  • S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ “Does” đứng trước chủ ngữ.
  • Động từ chính trong câu ở dạng NGUYÊN MẪU.

- Eg:

  • Do you stay with your family? (Bạn có ở cùng với gia đình không?)
  • Yes, I do./ No, I don’t. (Có, mình ở cùng với gia đình./ Không, mình không ở cùng.)

=> Ở ví dụ này, chủ ngữ là “you” nên ta mượn trợ động từ “Do” đứng trước chủ ngữ, động từ chính “stay” ở dạng nguyên mẫu.

  • Does your sister like reading books? (Chị của bạn có thích đọc sách không?)
  • Yes, she does./ No, she doesn’t. (Có, chị ấy thích đọc sách./ Không, chị ấy không thích.)

=> Trong câu này, chủ ngữ là “your sister” (tương ứng với ngôi “she”) nên ta mượn trợ động từ “Does” đứng trước chủ ngữ, động từ chính “like” ở dạng nguyên thể.

III CÁCH SỬ DỤNG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN

1. Dùng để diễn tả một hành động, sự việc diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại hay một thói quen.

- Eg:

  • I brush my teeth every day. (Tôi đánh răng mỗi ngày.)

=> Ta thấy việc đánh răng được lặp đi lặp lại hàng ngày nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Vì chủ ngữ là “I” nên động từ “brush” ở dạng nguyên thể.

  • My father usually goes to work by motorbike. (ba tôi thường đi làm bằng xe máy)

=> Việc đi làm bằng xe máy cũng xảy ra thường xuyên nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “my father” (tương ứng với “he”) nên động từ “go” thêm “es”.

2. Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý.

- Eg:

  • The sun rises in the East and sets in the West. (Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây)

=> Đây là một sự thật hiển nhiên nên ta sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Chủ ngữ là “the sun” (số ít, tương ứng với “it”) nên động từ “rise” và “set” ta phải thêm “s”.

3. Diễn tả sự việc sẽ xảy xa theo lịch trình, thời gian biểu rõ ràng như giờ tàu, máy bay chạy.

- Eg:

  • The train leaves at 6 pm today. (Tàu sẽ rời đi vào lúc 6h chiều ngày hôm nay.)
  • The flight starts at 10 am tomorrow. (Chuyến bay sẽ bắt đầu vào lúc 10h sáng ngày mai.)

=> Mặc dù việc “tàu rời đi” hay “Chuyến bay bắt đầu” chưa xảy ra nhưng vì nó là một lịch trình nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Chủ ngữ là “the train” và “the flight” (số ít, tương ứng với “it”) nên động từ “leave” và “starts” ta phải thêm “s”.

4. Diễn tả suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác.

- Eg:

  • I think that your brother is a good person. (Tôi nghĩ rằng anh trai bạn là một người tốt.)

=> Động từ chính trong câu này là “think” diễn tả “suy nghĩ” nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “I” nên động từ “think” không chia và ở dạng nguyên mẫu.

  • He feels very tired now. (Bây giờ anh ấy cảm thấy rất mệt.)

=> Động từ “feel” có nghĩa là “cảm thấy” chỉ cảm giác nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “he” nên động từ “feel” phải thêm “s”.

IV. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI ĐƠN TRONG TIẾNG ANH

- Khi trong các câu xuất hiện các trạng từ chỉ tần suất:

  • Always (luôn luôn), usually (thường xuyên), often (thường xuyên), frequently (thường xuyên) , sometimes (thỉnh thoảng), seldom (hiếm khi), rarely (hiếm khi), hardly (hiếm khi) , never (không bao giờ), generally (nhìn chung), regularly (thường xuyên).
  • Every day, every week, every month, every year,……. (Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm)
  • Once/ twice/ three times/ four times….. a day/ week/ month/ year,……. (một lần / hai lần/ ba lần/ bốn lần ……..một ngày/ tuần/ tháng/ năm) 

- Vị trí của trạng từ chỉ tuần suất trong câu:

Các trạng từ: Always, usually, often, sometimes, rarely, seldom - đứng trước động từ thường, đứng sau động từ “to be” và trợ động từ .

- Eg:

  • She rarely goes to school by bus. (Cô ấy hiếm khi đi học bằng xe bus)
  • He is usually at home in the evening. (Anh ta thường ở nhà vào buổi tối.)
  • I don’t often go out with my friends. (Tôi không thường đi ra ngoài với bạn bè)

V. QUY TẮC THÊM “S” HOẶC “ES” SAU ĐỘNG TỪ

1. Thông thường ta thêm “s” vào sau các động từ.

- Eg:

work - works read - reads speak - speaks
love - loves see - sees drink - drinks

2. Những động từ tận cùng bằng: -s; -sh; -ch; -z; -x; -o ta thêm “es”.

- Eg:

miss - misses watch - watches mix - mixes
wash - washes buzz - buzzes go - goes

3. Những động từ tận cùng là “y”:

- Nếu trước “y” là một nguyên âm (a, e, i, o, u) - ta giữ nguyên “y” + “s”

+ Eg: 

play - plays buy - buys    pay - pays

- Nếu trước “y” là một phụ âm - ta đổi “y” thành “i” + “es”

+ Eg:       

  fly - flies   cry - cries   fry - fries

4. Trường hợp đặc biêt:

- Ta có: have - has

Động từ “have” khi đi với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít sẽ không thêm “s” mà biến đổi thành “has”.

+ Eg:

  • They have three children. (Họ có 3 người con.)
  • She has two children. (Cô ấy có 2 người con.)

-----

​Để học Ngữ pháp tiếng Anh một cách hiệu quả. Các bạn hãy tìm hiểu và học theo phương pháp của VOCA Grammar.

VOCA Grammar áp dụng quy trình 3 bước học bài bản, bao gồm: Học lý thuyết, thực hành và kiểm tra cung cấp cho người học đầy đủ về kiến thức ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao. Phương pháp học thú vị, kết hợp hình ảnh, âm thanh, vận động kích thích tư duy não bộ giúp người học chủ động ghi nhớ, hiểu và nắm vững kiến thức của chủ điểm ngữ pháp.

Cuối mỗi bài học, người học có thể tự đánh giá kiến thức đã được học thông qua một game trò chơi thú vị, lôi cuốn, tạo cảm giác thoải mái cho người học khi tham gia. Bạn có thể tìm hiểu phương pháp này tại: grammar.vn, sau đó hãy tạo cho mình một tài khoản Miễn Phí để trải nghiệm phương pháp học tuyệt vời này của VOCA Grammar nhé.

VOCA hi vọng những kiến thức ngữ pháp này sẽ hệ thống, bổ sung thêm những kiến thức về tiếng Anh cho bạn! Chúc các bạn học tốt!^^

Video liên quan

Chủ đề