Tự triết lý sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề bài: Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý chi tiết
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2

Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên

1. Quan niệm "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngắn 1

“Nhàn” là một quan niệm nhân sinh vô cùng sâu sắc. Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lối sống này cốt để giữ cho tâm hồn được thanh cao, không vẩn đục, không tranh giành quyền lực. Sống “nhàn” là cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên đối lập hẳn với cuộc sống quan quyền trong xã hội phong kiến.
 

2. Quan niệm "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngắn 2

Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chốn quan trường triều Mạc về quê dạy học và sống nhàn tản, sống hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi. Quan niệm sống nhàn của vị Trạng Trình ấy được thể hiện qua bài thơ " Nhàn" viết bằng chữ Nôm, rút trong tập "Bạch Vân quốc ngữ thi". " Nhàn" là quan niệm sống, là lời tâm sự về cuộc sống, sở thích cá nhân.

Sau khi dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần nhưng vua không chấp nhận, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê dạy học, sống nhàn như một "lão nông tri điền thực sự". Cuộc sống thuần hậu, nhàn tản diễn ra hàng ngày với:

" Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào".

Nhịp điệu thơ thong thả như chính nhịp sống giữa thôn quê yên bình với "mai", "cuốc", "cần câu". Điệp từ "một" chỉ số đếm cụ thể lần lượt liệt kê ra các danh từ chỉ công cụ lao động bình dị kết hợp với nhịp thơ 2/2/2 đã tạo ra tâm thế sẵn sàng, chu đáo trong lao động. Từ láy "thơ thẩn" phác họa cho ta thấy tư thế an nhiên, tự tại và cuộc sống thuần hậu, chất phác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đại từ phiếm chỉ "ai" nói về mọi người mải lo "vui thú nào" trái ngược với ông chỉ thích quanh đi quẩn lại với những thú vui thiên nhiên, cây cỏ không chút bận lòng với công danh, phú quý ở đời. Tâm trạng thanh thản, an nhàn và thú vui tao nhã, thanh cao với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông- mùa nào thức ấy.

" Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao".

Cuộc sống đạm bạc từng ngày trôi qua vô cùng thư thái với những món ăn quê mùa, dân dã "măng trúc", "giá" do sức lao động của mình làm ra, cùng với nếp sinh hoạt bình thường, giản dị "tắm hồ sen", " tắm ao". Nghệ thuật liệt kê ở hai câu thơ đã khắc họa bức tranh tứ bình về cuộc sống đạm bạc mà thanh cao với bốn mùa có những đặc trưng riêng. Từ ngữ bình dị, dân dã như lời khẩu ngữ tự nhiên, hệt như cách nói của một lão nông thực sự chứ không phải là của một vị từng làm quan. Thú vui thanh nhàn nhưng không làm mất đi vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ sáng ngời.

" Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao".

Dại- khôn ở đời là cách nhìn của mỗi người, bởi nước luôn chảy xuống thấp còn con người luôn muốn hướng lên cao mà đi. Ở hai câu thơ này, ta thấy được hai cách sống trái ngược giữa "ta" và "người". So sánh tương phản và biện pháp đối: dại- khôn, vắng vẻ- lao xao đã chỉ ra sự đối lập giữa nhân cách - danh lợi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn giữ lại cốt cách thanh cao, theo đuổi quan niệm sống nhàn, nhàn thân và nhàn tâm mặc người chốn quan trường bon chen, tranh giành. Đi ngược với thói đời thông thường, ông lánh đục tìm trong, tìm về "nơi vắng vẻ", nơi không người cầu cạnh và cũng không cần đi cầu cạnh người. Quê nhà thanh tịnh và an nhiên giúp ông tìm được sự thư thái, thảnh thơi của tâm hồn và giữ được sự thanh cao của nhân cách. Mặc người chọn "chốn lao xao" nơi quan trường bon chen, sát phạt, nơi xô bồ chỉ có quyền lực và bạc tiền, không có tình người. Cái "dại" của "ta" là cái "dại" của một bậc đại trí, thấu triệt lẽ thịnh suy, vong tồn của thời cuộc, sống trọn vẹn từng ngày thanh thản, nhàn nhã theo tự nhiên. Cái "khôn" của "người" là chấp nhận dấn thân vào "chốn lao xao" để tìm lợi ích cho bản thân, u mê giữa thời thế nhưng người cứ bon chen, bị cuốn theo vòng danh lợi. "Người' nhìn cho "ta" là "dại" nhưng chắc gì "ta dại" và "người khôn"? Vị Trạng Trình của một thời làm quan dưới triều Mạc tự nhận mình là "dại" nhưng rất tỉnh táo trong lựa chọn cách sống. Cách nói đùa vui, ngược nghĩa làm giọng thơ trở nên hóm hỉnh, sâu cay nhưng chứa đựng một tầm nhìn sáng suốt, nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ là cách ông nhận ra cái khôn-dại thực sự ở đời.

Sống thanh cao và chan hòa với tự nhiên là quan niệm sống nhàn xuyên suốt bài thơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cách sống ngược lại với người đời, ông đứng bên ngoài nhìn thói đời bon chen, ngươi lừa, ta gạt để tranh giành phú quý. Bài thơ " Nhàn"làm nổi bật nhân cách, trí tuệ sáng ngời, một quan niệm sống phù hợp với hoàn cảnh xã hội có nhiều biểu hiện suy vong thời bấy giờ. Mỗi thời mỗi khác, nhưng quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong hoàn cảnh ấy rất đáng quý, đáng được trân trọng, ngợi ca.

---------------------HẾT-------------------

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em nội dung 2 bài Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên, để có thêm những hiểu biết về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy bài thơ Nhàn, Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn, Bình giảng bài thơ Nhàn, Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

Trong bài thơ Nhàn, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ tái hiện lại cuộc sống bình dị nơi thôn dã mà còn thể hiện quan niệm sống Nhàn. Trong bài học hôm nay, các em hãy cùng chúng tôi Phân tích quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên để thấy được cái độc đáo trong quan niệm sống của nhà thơ, qua đó cảm nhận được nhân cách cao đẹp của người cư sĩ.

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn Bình giảng bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn Dàn ý bình giảng bài thơ Nhàn

Tự triết lý sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Triết lí sống nhàn qua bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) và “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi)

“Nhàn” có nghĩa là sự nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận sự đời. “Nhàn”  được nâng lên thành lối sống, thậm chí triết lí sống, đặc biệt phổ biến ở tầng lớp trí thức ngày xưa. Lối sống nhàn thường nảy sinh từ tâm lí bất mãn với thời cuộc. “Nhàn” cũng là một chủ đề phổ biến trong văn thơ trung đại. Triết lí sống nhàn qua bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi gợi cho ta biết bao suy nghĩ về lối sống của con người ngày nay.

1. Triết lí sống nhàn trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ làm quan tám năm sau đó trở về ở ẩn. Bởi vậy, thơ ca của ông thấm đượm triết lí sống nhàn. Sự nghiệp sáng tác của ông cho thấy quan niệm sống nhàn hết sức phong phú, phức tạp. Và trong bài thơ “Nhàn” đã phần nào thể hiện được sự phong phú về quan điểm sống ấy. Trước hết, quan điểm sống nhàn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện ở lối sống hòa hợp, thuận theo tự nhiên:

“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Hai câu thơ thể hiện phong thái sống bình dị, vui vẻ với thú điền viên. Ông đã sử dụng từ láy “thơ thẩn” hết sức tài tình, cho thấy sự an nhàn, thư thái trong tâm hồn, hé mở lối sống, quan niệm sống nhàn của Trạng Trình, nó được thể hiện ở lối sống giản dị, ung dung, thảnh thơi, lánh xa cuộc sống đua chen vật chất, chức tước tầm thường. Lối sống nhàn đó tiếp tục thể hiện trong cung cách sống của ông:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy các sự vật hết sức giản dị, gần gũi để làm nổi bật lên nét đặc trưng riêng của từng mùa. Thức ăn là những sản vật có sẵn xung quanh tác giả, mang đậm bản chất thôn dã. Đó là những sản vật do con người làm ra hoặc thiên nhiên ban tặng. Sinh hoạt của ông cũng hết sức nhịp nhàng, tuần hoàn theo dòng chảy của thời gian: tắm hồ sen, tắm ao. Cung cách sống thật khiêm nhường, bình dị của một bậc trí thức đại tài. Mọi nhu cầu của cuộc sống luôn được đáp ứng đủ không thừa cũng không thiếu. Cuộc sống tuy có phần đạm bạc nhưng hết sức thanh nhàn, giải phóng con người khỏi phường danh lợi, đem con người đến gần hơn với tự nhiên, hòa hợp với vạn vật.

Xưa nay, cuộc sống tự do, thảnh thơi, ung dung, tự tại mà biết bao bậc Nho sĩ mơ ước hướng đến. Nhàn đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm đâu chỉ là một cách sống mà còn là ý chí xa rời phương danh lợi, quyền quý để giữ cốt cách thanh cao:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao

Nơi vắng vẻ và chốn lao xao là hai hình ảnh biểu tượng cho hai không gian sống khác nhau. Nơi vắng vẻ là nơi thiên nhiên tĩnh lặng, xa lánh cuộc đời đầy bon chen, đố kị, khiến cho tâm hồn con người trở nên thanh thản. Ngược lại chốn lao xao là nơi cửa quyền “ra luồn vào cúi” bon chen, con người luôn tìm mọi cách để chèn ép, hãm hại nhau hòng đạt được danh lợi. Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật đối tài tình, Ta dại tìm nơi vắng vẻ đối với người khôn đến chốn lao xao. Hai vế hướng đến hai cách sống khác nhau: dại tìm về cuộc sống sơn cước, ung dung tự tại, nhàn thân, dại ấy mà lại hóa là dại khôn; khôn tìm đến chốn lao xao đua chen tranh dành, khôn ấy lại thành dại. Nói về dại, khôn cũng được ông thể hiện ở nhiều bài thơ khác:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn

Cách nói ngược đã khẳng định phương châm sống xa lánh nơi quyền quý, tìm nơi sống an nhàn để giữ gìn cốt cách thanh cao vốn có của mình, đồng thời cũng là thái độ không chạy theo lối sống bon chen danh lợi, quyền quý. Nhưng bản chất chữ Nhàn của Nguyễn Bỉnh khiêm lại có điểm rất khác với nho sĩ ẩn dật khác. Ông nhàn thân mà không hề nhàn tâm. Dù thân nhàn nhưng ông vẫn canh cánh nỗi lòng:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Mượn điển tích để răn mình, điều đó cho thấy thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: ông tìm đến rượu không phải để uống xong để mơ giấc mộng công danh mà để tỉnh tảo, để nhận ra chân lí: phú quý cũng chỉ như một giấc chiêm bao. Nhận thức đó cho thấy phú quý danh lợi không phải là cái đích cuối cùng trong cuộc đời mỗi người, cái tồn tại với con người mãi mãi chính là nhân cách, phẩm chất cao đẹp. Hai câu kết như một lời khẳng định chắc chắn về ý nghĩa của triết lí sống nhàn. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn là cách để giữ gìn nhân cách, tu tâm dưỡng tính, có được sự thảnh thơi, thư thái trong tâm hồn. Đồng thời ta cũng cần phân biệt “nhàn” ở đây là một triết lí, phương châm sống, nhàn là sự thư thái trong tâm hồn.

Bài thơ với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngắn gọn, hàm súc, ngôn ngữ thơ giản dị đã thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là lối sống thanh cao, khí tiết, hòa hợp, thuận theo tự nhiên, đồng thời tránh xa phường danh lợi. Lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh lúc bấy giờ là lối sống tích cực để giữ gìn nhân cách trong sáng.

2. Sự thanh nhàn trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi:

Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng lớn, một chính trị gia kiệt xuất và là một bậc kì tài hiếm có trong lịch sử dân tộc. Khi đất nước lâm nguy, ông đem hết tài năng và sức lực cùng nhân dân đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Khi đất nước hòa bình, ông lại tận tâm xây dựng triều chính, chỉnh đốn kỉ cương, giúp vua trị nước, không màng đến danh lợi. Khi triều đình trở nên nhiễu nhương, ông lui về ở ẩn, chọn cho mình một cuộc sống thanh cao. Tại Côn Sơn, ông lấy thiên nhiên làm nhà, để tâm hồn mình rộng mở mà đón nhận thiên nhiên.

Trong suốt cuộc đời nhà thơ, tấm lòng yêu nước luôn toả rạng, làm nên nhân cách cao đẹp và vĩ đại. Nhân cách cao đẹp và vĩ đại của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ngay ở lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân. Qua bài thơ “Cảnh ngày hè”, ta càng hiểu rõ hơn tâm hồn cao đẹp của Nguyễn Trãi.

Bài thơ mở ra với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ sắc màu. Thiên nhiên và cuộc sống con người được cảm nhận trong tâm thế nhàn rỗi, thư thái, thảnh thơi:

 hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun  đỏ,
Hồng liên trì đã  mùi hương.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh quen thuộc như hòe lục, thạch lựu, hồng liên…., qua các trạng thái: đùn đùn, giương, phun, tiễn…, màu sắc sự vật: xanh (lục), hồng, đỏ…  Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, hình ảnh và cách dùng các động từ mạnh làm cho bức tranh thiên nhiên không chỉ sinh động mà còn căng tràn sức sống. Sự vật như đang cựa quậy, phát triển mạnh mẽ. Thiên nhiên không chỉ được cảm nhận qua ánh mắt tinh tế mà còn bằng cả tâm hồn rộng mở. Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân.

Tiếp đến là bức tranh cuộc sống con người: Hình ảnh cuộc sống bình dị hiện lên sinh động, tràn đầy sức sống:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
  .

Cuộc sống con người được cảm nhận qua âm thanh “lao xao” của phiên chợ cá chiều vọng lại từ làng xa ; âm thanh “dắng dỏi” của tiếng ve gọi hè trên “lầu tịch dương” khiến cho bức tranh ngày hè càng trở nên sôi động, náo nhiệt. Tác giả sử dụng hệ thống từ láy gợi thanh, phép đảo ngữ, phép đối rắn rỏi, cân chỉnh thể hiện tấm lòng yêu cuộc sống, gắn bó tha thiết với cuộc sống con người, khao khát hòa mình với cuộc sống của muôn dân.

Bài thơ khép lại bằng tâm nguyện của thi nhân: “Dân giàu….” thể hiện tấm lòng ưu ái với dân, với nước. Ông mong ước dân no đủ, yên bình là mong ước trọn đời của Nguyễn Trãi. Với ông dân và nước luôn là mối quan tâm lớn nhất.

Cách dùng điển tích, sáng tạo câu thơ lục ngôn ngắn gọn, cô đúc. Câu thơ kết tinh tấm lòng, ước nguyện của thi nhân. Qua đó ta thấy nhân cách cao đẹp của Ức Trai: dù trong cảnh ngộ nào cũng luôn canh cánh nỗi niềm ưu dân, ái quốc. Qua bài thơ hiện lên hình ảnh của một con người Nhân – Trí – Dũng , là hiện thân cho vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Trãi.

3. So sánh cái nhàn trong hai bài thơ:

Nhàn là sự thảnh thơi, không vướng bận nhưng không đồng nghĩa với lười hay trốn tránh công việc và trách nhiệm, Nhàn là tìm thấy sự thoải mái, ung dung tự tại trong tâm hồn. Nguyễn Trãi trong lúc Nhàn vẫn quay trở về với “tấm lòng ưu ái cũ”: dân giàu đủ khắp đòi phương. Chỉ có điều đó mới làm ông thoải mái nhất. Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy Nhàn để phủ nhận con đường công danh, thực chất là hư danh trong chốn lao xao. Thế nên, ông quay lưng lại với hư danh để tìm thấy sự thanh thản chứ chưa hẳn đã quay lưng lại với trách nhiệm.

Giữa cái nhàn của một nhà Nho chính thống (đó là giây phút tự thưởng hiếm hoi trong cuộc đời) và cái nhàn của một ẩn sĩ (đó là cuộc sống thường nhật, ung dung tự tại không lệ thuộc vào vật chất, sống ngoài thời gian, không gian xã hội, chỉ thuận theo thời gian tự nhiên, thời gian của mùa) rõ ràng có một khoảng cách nhất định, tuy biểu hiện giống nhau nhưng bản chất lại khác nhau.

Nguyễn Trãi chưa bao giờ bứt mình ra khỏi cuộc đời để tìm kiếm sự thoát tục. Dù lui về ở ẩn nhưng trong trái tim ông vẫn canh cánh việc nước. Ông chỉ thấy nhà trong giây phút nhàn rỗi với tâm thế của một người nghệ sĩ, tinh tế, trẻ trung và đầy sức sống, tạm thời gạt bỏ công việc để thưởng thức cuộc sống yên bình, ung dung, tự tại. Trái lại, Nguyễn Bỉnh Khiêm với hoàn cảnh hoàn toàn khác đã có cơ hội thực hiện lối sống nhàn. Trong cuộc sống Nhàn thường nhật ấy, ông hiện lên là một con người triết lý, trí tuệ, thâm trầm và sâu sắc.

Trong cái nhìn về thế giới xung quanh, ở Nguyễn Trãi, ta luôn nhận thấy, thiên nhiên được nhìn ở thời kì sinh sôi nảy nở với vẻ đẹp hoang sơ, hồn nhiên nhất. Rất nhiều cảm giác, cảm nhận về thiên nhiên được thể hiện trực tiếp trong bài. Thơ Nguyễn Trãi rất say, đậm chất nghệ sĩ. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thiên nhiên và cảm nhận về nó xuất hiện ít. Thiên nhiên chủ yếu mang tính triết lí, là phương tiện để nhà thơ thể hiện suy ngẫm, quan niệm về nhân sinh. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tỉnh táo một màu sắc triết gia.

Trong tâm thế trữ tình, Nguyễn Bỉnh Khiêm hoàn toàn nhàn dật với cái cười ngạo nghễ của một nhà Nho ẩn sĩ, nắm chắc trong tay chân giá trị của cuộc sống nên luôn nhận rõ đâu là thực đâu là hư. Tự nhận mình dại mà kì thực là bộc lộ sự khôn ngoan coi thương mọi vinh hoa hư ảo, vượt thoát cái trần tục hằng thường. Còn Nguyễn Trãi: nhàn mà hóa ra không nhàn. Hai câu cuối bộc lộ tấm lòng ưu tư, luôn hướng đến dân, đến nước.

Chính sự khác biệt trong tâm thế giữa hai nhà nho đều đang ở ẩn này đã khắc sâu thêm vẻ đẹp riêng của mỗi người. Nếu Nguyễn Bỉnh Khiêm hay ở tài trí, khí chất, bản lĩnh hơn đời, hơn người thì Nguyễn Trãi lại mang tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, tấm lòng cận nhân tình bình dị mà cũng thật vĩ đại.

Trong lựa chọn hình thức nghệ thuật, ở mỗi nhà thơ cũng khác. Nguyễn Bỉnh Khiêm vận dụng thất ngôn bát cú Đường luật lời lẽ giản dị, tự nhiên mà ý vị, bộc lộ sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm. Nguyễn Trãi với thất ngôn bát cú Đường luật có chen lục ngôn thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo, sự phóng túng ở một nghệ sĩ tài hoa, không bị câu thúc vào niêm luật có sẵn.

Trong lựa chọn và khắc họa thi ảnh, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đa phần là hình ảnh ước lệ, tượng trưng, dùng điển cố, điển tích để bộc lộ quan niệm sống nhàn cổ điển của các triết gia xưa. Thơ Nguyễn Trãi, hình ảnh giàu tính tạo hình, cảm giác nhờ dùng nhiều động từ, tính từ gợi tả, thể hiện cái nhìn cận nhân tình, gắn bó với cuộc sống và một tâm hồn nghệ sĩ đa cẩm, tinh nhạy, luôn mở hồn đón lấy vang động cuộc đời.

Mục cuối cùng của sự nỗ lực làm việc là để đực sống nhàn. Thế nhưng, những khó khăn chưa bao giờ dừng lại. Đừng chờ đợi mà hãy biết tạo ra tâm thế “nhàn” ngay khi có thể. Biết từ bỏ tham vọng, nuôi dưỡng sự bình yên trong tâm hồn để có thể “nhàn” ngay khi cuộc sống còn bề bộn. Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi đã minh chứng điều đó rất rõ, là bài học quý để chúng ta làm theo.